Vàng da ở trẻ sơ sinh hay em bé vàng da là hiện tượng rất thường gặp, xảy ra khi nồng độ Bilirubin máu tăng cao thấm vào da và tổ chức gây nên vàng da, vàng niêm mạc. Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh hầu như xảy ra với tất cả trẻ mới sinh và xuất hiện vào khoảng ngày thứ 2 sau sinh.
Trường hợp vàng da kéo dài ở trẻ sơ sinh không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới một số biến chứng. Chiếu đèn vàng da được xem là một trong những phương pháp điều trị bệnh vàng da sơ sinh hơn 1 tháng hiệu quả, dễ thực hiện và kinh tế nhất hiện nay. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị của phương pháp chiếu đèn vàng da còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Những trường hợp vàng da kéo dài ở trẻ sơ sinh có chỉ định liệu pháp chiếu đèn vàng da phải đủ những tiêu chí sau:
- Vàng da xuất hiện trong 24 giờ sau sinh.
- Vàng da tăng Bilirubin gián tiếp quá mức chưa xuất hiện những dấu hiệu của tiền nhiễm độc hoặc nhiễm độc thần kinh.
- Chiếu đèn nhằm mục đích dự phòng vàng da trong trường hợp trẻ đẻ non, trẻ đẻ ra bị sang chấn trên da và xuất huyết mức độ nặng, trẻ có bướu máu...
Những trường hợp không áp dụng quy trình chiếu đèn vàng da là những trẻ mắc phải bệnh niệu bẩm sinh hoặc trẻ bị vàng da tăng Bilirubin trực tiếp.
Quy trình kỹ thuật chiếu đèn vàng da sơ sinh bao gồm:
- Chuẩn bị, thông báo cho người nhà bé
- Khám - đánh giá tất cả những cơ quan của trẻ sơ sinh
- Đánh giá mức độ vàng da của trẻ
- Đảm bảo vệ sinh vô khuẩn, ấm, thoáng khi tiến hành phương pháp chiếu đèn
- Che mắt trẻ lại bằng mảnh vải tối màu
- Dùng bỉm che bộ phận sinh dục của trẻ lại để hạn chế tình trạng teo tinh hoàn, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này
- Bộc lộ toàn bộ cơ thể trẻ để đảm bảo ánh sáng chiếu vào cơ thể trẻ được nhiều nhất
- Cung cấp đủ nước cho trẻ trước khi chiếu đèn, tốt nhất là bú sữa mẹ
- Đặt trẻ vào lồng ấp ở vị trí trung tâm ánh sáng
- Bật công tắc đèn và điều chỉnh nhiệt độ máy chiếu đèn vàng da phù hợp với nhiệt độ của cơ thể trẻ
- Thay đổi tư thế trẻ mỗi 2-4 giờ
- Kiểm tra nồng độ Bilirubin máu liên tục 12-24 giờ/lần để quyết định thời gian chiếu đèn cho trẻ vàng da
Tác dụng phụ của chiếu đèn vàng da thường là tăng thân nhiệt, mất nước, tiêu phân xanh, rối loạn thân nhiệt, tăng kích thích, mẩn đỏ ngoài da, hiện tượng trẻ da đồng, tổn thương nhãn cầu, bỏng... và không gây tác dụng phụ lên não của trẻ. Hiện nay, có nhiều gia đình lựa chọn chiếu đèn vàng da tại nhà cho trẻ, tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.
Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại đây.