Hướng dẫn cách tẩy tế bào chết ở môi tại nhà

Da chết tồn tại trên môi là nguyên nhân chính khiến đôi môi trở nên sần sùi, thô ráp và dần xỉn màu. Tẩy tế bào chết ở môi là cách làm đơn giản giúp loại bỏ những lớp da chết, da khô ở môi, kích thích sản sinh ra tế bào mới và “đánh bay” những thành phần có hại ở son môi dùng hàng ngày, từ đó giúp da môi trở nên mềm mịn, căng mọng hơn.

1. Vì sao cần tẩy tế bào chết ở môi?

Tẩy tế bào chết ở môi đem lại những tác dụng sau:

  • Giúp loại bỏ hoàn toàn những lớp tế bào đã chết, bong tróc, đem lại cho đôi môi hồng hào, mềm mọng, tươi trẻ.
  • Tẩy da chết sẽ giúp môi dễ dàng hấp thụ dưỡng chất từ các loại son dưỡng cũng như mặt nạ dành cho môi chuyên sâu.
  • Môi mềm mịn sẽ giúp “ăn son” hơn, môi lên màu chuẩn, mềm và giữ màu son lâu hơn.
  • Giúp đôi môi giữ ẩm tốt, hạn chế tình trạng môi nứt nẻ, khô ráp, đặc biệt vào mùa đông.
  • Tẩy tế bào chết ở môi còn giúp môi khỏe mạnh hơn, hạn chế bị thâm, xỉn màu.

Tẩy tế bào chết ở môi giúp môi giữ ẩm tốt, hạn chế nứt nẻ, khô ráp
Tẩy tế bào chết ở môi giúp môi giữ ẩm tốt, hạn chế nứt nẻ, khô ráp

2. Hướng dẫn cách tẩy tế bào chết cho môi tại nhà

Dưới đây là 1 số cách tẩy tế bào chết cho môi đơn giản có thể thực hiện ngay ở nhà với nguyên liệu dễ tìm, an toàn:

  • Tẩy tế bào chết ở môi bằng cam hoặc chanh

Cắt 1 miếng cam chia hoặc nửa quả chanh, chà xát nhẹ nhàng lên môi trong vài phút, sau đó rửa lại sạch bằng nước ấm. Cách làm đơn giản nhưng sẽ giúp môi loại bỏ sạch da chết và môi hồng hào, mịn màng hơn.

  • Tẩy da chết cho môi bằng sữa chua

Sữa chua không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn được sử dụng trong làm đẹp da rất hiệu quả.

Cách làm rất đơn giản, lấy 1 chút sữa chua thoa lên môi, massage nhẹ nhàng trong vài phút, sau đó rửa sạch lại. Sử dụng sữa chua tẩy tế bào chết ở môi sẽ thấy môi mịn màng lên trông thấy.

  • Tẩy tế bào da chết ở môi bằng kem đánh răng

Trong kem đánh răng có chứa nhiều thành phần như flour, canxi, ancol... có tác dụng loại bỏ vi khuẩn và tế bào đã chết trên môi.

Đầu tiên, hãy sử dụng nước tẩy trang đề loại bỏ hết son còn sót lại trên môi, sau đó bôi kem đánh răng lên môi. Có thể sử dụng bàn chải đánh răng chà xát nhẹ nhàng lên môi để loại bỏ tế bào da chết. Thực hiện trong vòng khoảng 5 phút, sau đó rửa lại sạch bằng nước ấm.

  • Tẩy tế bào da chết ở môi bằng đường trắng, chanh và mật ong

Mật ong có tác dụng làm mềm, dịu da, đồng thời kháng viêm, sát khuẩn tự nhiên. Chanh có tính axit, giúp tẩy da chết. Khi kết hợp với nhau sẽ là công thức tuyệt vời.

Công thức để tạo ra hỗn hợp như sau: 1 thìa cà phê đường, 1 thìa mật ong, 1 thìa nước cốt chanh. Trộn đều 3 nguyên liệu trên cho thật nhuyễn, sau đó thoa hỗn hợp này lên môi, để nguyên hỗn hợp trên môi trong vòng 5 phút.

Dùng tay hoặc bàn chải đánh răng nhẹ nhàng chà xát hỗn hợp quanh môi. Các hạt đường có tác dụng lấy đi mảng bong tróc, da thừa. Sau khoảng 5 phút, rửa lại môi bằng nước ấm. Sau khi thực hiện, môi sẽ trở nên mềm mại thấy rõ.

  • Tẩy tế bào da chết ở môi bằng bột yến mạch và mật ong

Phương pháp kết hợp giữa bột yến mạch và mật ong không chỉ áp dụng do da mà môi cũng có hiệu quả. Chúng giúp cung cấp dưỡng chất cho môi, loại bỏ tế bào chết hiệu quả.

Lấy 1 ít yến mạch, xay nhuyễn thật mịn, sau đó nhỏ thêm vài giọt mật ong là đã tạo ra hỗn hợp để tẩy da chết ở môi.


Bạn có thể sử dụng kem đánh răng để tẩy tế bào chết ở môi
Bạn có thể sử dụng kem đánh răng để tẩy tế bào chết ở môi

3. Nên tẩy tế bào chết ở môi mấy lần 1 tuần?

Theo chuyên gia về da liễu, tùy vào thời tiết để lựa chọn số lần thực hiện tẩy da chết. Với nhiệt độ thông thường, chỉ cần tẩy tế bào chết ở môi 1 lần mỗi tuần là đủ. Với mùa đông lạnh, da môi khô và nứt nẻ, vì vậy nên tẩy nhiều hơn so với các mùa khác là 2-3 lần mỗi tuần.

Tuy nhiên, mỗi lần tẩy da chết ở môi chỉ nên thực hiện từ 3-5 phút là đủ. Không thực hiện tẩy quá nhiều lần trong tuần để tránh da môi bị mỏng, nhạy cảm. Nên thực hiện tẩy tế bào chết ở môi hàng tuần như một thói quen để có đôi môi hồng hào, căng mượt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe