Hormone ADH có vai trò gì?

Hormone ADH là một hormon polypeptid của thùy sau tuyến yên, có tác dụng trực tiếp chống lợi tiểu, nên được gọi là hormon chống bài niệu (ADH). Hormon ADH cũng làm co các mạch máu ngoại vi và gây co cơ trơn của ruột, túi mật và bàng quang. Do đó thuốc có tác dụng cầm máu và kích thích nhu động ruột.

1. Chức năng của hormone ADH

Hormon ADH hay hormone chống bài niệu được sản xuất ở vùng dưới đồi và được dự trữ ở thuỳ sau tuyến yên. Hormone ADH điều khiển lượng nước được tái hấp thu ở gan.

Khi tiêm một lượng rất nhỏ (2 millimicrogram ) hormone ADH đã có tác dụng chống bài tiết nước tiểu ở thận. Nếu không có mặt hormone ADH các ống thận hầu như mất tính thấm đối với nước dẫn đến giảm đột ngột khả năng tái hấp thu nước của các ống thận làm cho lượng nước tiểu tăng đột ngột. Khi có mặt hormone ADH, tính thấm của các ống thận tăng làm cho nước được tái hấp thu trở lại và lượng nước trong cơ thể tăng.

Cơ chế tác dụng của hormon chống bài niệu có thể được hiểu như sau: Hormon ADH kết hợp với các receptor tại các tế bào biểu mô ống thận kích thích các tế bào tổng hợp một lượng lớn cAMP. Các cAMP tác động lên lớp màng tế bào phía lòng ống thận làm mở các khe tạo điều kiện cho nước có thể đi vào tế bào từ trong lòng ống. Tuy nhiên cơ chế tác dụng của cAMP làm mở các khe trên màng tế bào vẫn chưa được biết rõ.

Vai trò sinh lý chủ yếu của hormone ADH là duy trì độ thẩm thấu của huyết thanh trong phạm vi bình thường. Hormon ADH làm cho nước tiểu cô đặc tương đối bằng cách tăng tái hấp thu nước ở ống thận. Tại ống thận, hormone ADH kích thích hoạt tính của adenylcyclase, dẫn đến tăng adenosin monophosphat (AMP) vòng. AMP vòng làm tăng tính thấm nước ở bề mặt lòng ống lượn xa và ống góp, kết quả là tăng độ thẩm thấu của nước tiểu và giảm lưu lượng nước tiểu. Tác dụng chống bài niệu của vasopressin có thể giữ lại tới 90% lượng nước lẽ ra được bài xuất qua nước tiểu.


Nếu có quá ít hormone ADH hoặc thận không đáp ứng với ADH thì quá nhiều nước sẽ bị mất qua thận, nước tiểu sẽ loãng hơn bình thường và máu trở nên bị cô đặc hơn
Nếu có quá ít hormone ADH hoặc thận không đáp ứng với ADH thì quá nhiều nước sẽ bị mất qua thận, nước tiểu sẽ loãng hơn bình thường và máu trở nên bị cô đặc hơn

Hormon ADH cũng làm co các mạch máu ngoại vi và gây co cơ trơn của ruột, túi mật và bàng quang. Do đó thuốc có tác dụng cầm máu và kích thích nhu động ruột.

Hormon ADH làm tăng sản xuất ACTH ở tuyến yên, ACTH lại kích thích tuyến thượng thận tăng sản xuất cortisol, nên hormone chống bài niệu còn được dùng trong thử nghiệm gây sản xuất cortisol ở thượng thận.

Nhiều tình trạng, rối loạn và một số thuốc có thể ảnh hưởng đến cả số lượng hormone ADH được bài tiết hoặc đến cả đáp ứng của thận với ADH. Sự thiếu và dư thừa hormone ADH có thể gây ra các triệu chứng cấp tính và mãn tính, đôi khi có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Nếu có quá ít hormone ADH hoặc thận không đáp ứng với ADH thì quá nhiều nước sẽ bị mất qua thận, nước tiểu sẽ loãng hơn bình thường và máu trở nên bị cô đặc hơn. Điều này có thể gây nên sự khát quá nhiều, đi tiểu thường xuyên, mất nước và - nếu không được bù đủ nước thì natri trong máu sẽ tăng.

Nếu có quá nhiều hormone ADH thì nước sẽ được giữ lại, khối lượng máu tăng lên và bệnh nhân có thể sẽ buồn nôn, đau đầu, mất phương hướng, thờ ơ và natri trong máu sẽ bị giảm.

Trắc nghiệm: Tìm hiểu về “bí mật” của các Hormone

Hormone hầu như quyết định tới toàn bộ các chức năng quan trọng của cơ thể. Nó “làm việc” miệt mài để phát tín hiệu và điều hòa sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, mô cũng như tế bào nhất định. Để hiểu hơn về vai trò cũng như cách thức các hormone tác động lên cơ thể, bạn có thể làm bài trắc nghiệm sau đây.

Nguồn tham khảo: webmd.com

2. Xét nghiệm hormon chống bài niệu

Xét nghiệm hormon chống bài niệu (ADH) được dùng để chẩn đoán và xác định nguyên nhân gây ra sự thiếu hụt hay dư thừa hormon chống bài niệu. Tuy nhiên xét nghiệm này thường không phổ biến. Để chẩn đoán những tình trạng này bác sĩ thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm khác như độ thẩm thấu máu và thẩm thấu nước tiểu, xét nghiệm điện giải đồ.

Áp suất thẩm thấu của huyết thanh tăng hay giảm lượng máu trong lòng mạch sẽ kích thích giải phóng hormone chống bài niệu. Stress, phẫu thuật hay lo lắng quá mức cũng có thể kích thích giải phóng hormone ADH. Càng nhiều hormone ADH được giải phóng, nước tái hấp thụ ở thận càng nhiều. Nước sẽ tái hấp thụ quá nhiều vào dòng máu và khiến nước tiểu đặc lại. Khi hormone ADH giảm, cơ thể sẽ thải nước ra, gây ra cô đặc máu và làm loãng nước tiểu.

Bác sĩ dùng nghiệm pháp chặn ADH để phân biệt hội chứng tiết ADH không thích hợp với các nguyên nhân khác gây ra hạ natri máu hay các bệnh lý phù nề. Nghiệm pháp này thường được dùng với đo độ thẩm thấu niệu và thẩm thấu nước tiểu. Bệnh nhân mắc hội chứng tiết ADH không thích hợp sẽ không thải hoặc thải rất ít lượng nước được uống vào. Hơn nữa, độ thẩm thấu niệu sẽ không bao giờ thấp hơn 100, và tỉ lệ thẩm thấu niệu/máu sẽ cao hơn 100. Bệnh nhân với các nguyên nhân khác gây hạ natri máu, gây phù nề và các bệnh thận mãn tính sẽ thải 80% lượng nước uống vào và sẽ có độ thẩm thấu niệu trung bình.


Xét nghiệm độ thẩm thấu máu và thẩm thấu nước tiểu, xét nghiệm điện giải đồ là những kỹ thuật có thể được dùng trong Xét nghiệm hormon chống bài niệu (ADH)
Xét nghiệm độ thẩm thấu máu và thẩm thấu nước tiểu, xét nghiệm điện giải đồ là những kỹ thuật có thể được dùng trong Xét nghiệm hormon chống bài niệu (ADH)

Kết quả xét nghiệm ADH một mình không phải là một chẩn đoán của một tình trạng bệnh cụ thể. Lượng hormone ADH thường được đánh giá cùng với bệnh sử của một người bệnh, khám lâm sàng và kết quả của các xét nghiệm khác. Sự dư thừa và thiếu hụt của hormone ADH có thể là tạm thời hay kéo dài, cấp tính hoặc mãn tính và có thể là do một bệnh tiềm ẩn, một nhiễm khuẩn, một bệnh di truyền, hoặc do phẫu thuật hoặc chấn thương não.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe