Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lý Thị Thanh Nhã - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Sinh mổ là một thủ tục phẫu thuật được sử dụng để sinh em bé thông qua các vết mổ ở bụng và tử cung. Nhiều người cho rằng việc sinh mổ sẽ đỡ đau hơn và mang tính thẩm mỹ cao hơn, tuy nhiên sinh mổ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ và quá trình hồi phục diễn ra lâu hơn.
1. Các nguy cơ có thể gặp phải sau sinh mổ
- Nhiễm trùng: Sau sinh mổ bạn có thể có nguy cơ bị nhiễm trùng niêm mạc tử cung (viêm nội mạc tử cung).
- Xuất huyết sau sinh: Sau sinh mổ có thể gây chảy máu nặng trong và sau khi sinh.
- Phản ứng với gây mê: Phản ứng bất lợi cho bất kỳ loại gây mê là có thể.
- Các cục máu đông: Sau sinh mổ có thể làm tăng nguy cơ phát triển cục máu đông bên trong tĩnh mạch sâu, đặc biệt là ở chân hoặc các cơ quan vùng chậu (huyết khối tĩnh mạch sâu). Nếu cục máu đông di chuyển đến phổi của bạn và chặn lưu lượng máu (thuyên tắc phổi), thiệt hại có thể đe dọa đến tính mạng.
- Vết thương nhiễm trùng: Tùy thuộc vào các yếu tố rủi ro bạn có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
- Chấn thương phẫu thuật: Mặc dù hiếm gặp, chấn thương phẫu thuật ở bàng quang hoặc ruột có thể xảy ra trong mổ lấy thai. Nếu có một chấn thương phẫu thuật trong mổ lấy thai của bạn, có thể cần phẫu thuật bổ sung.
- Tăng rủi ro trong thời kỳ mang thai trong tương lai: Sau sinh mổ bạn phải đối mặt với nguy cơ biến chứng nghiêm trọng tiềm ẩn trong lần mang thai tiếp theo cao hơn so với khi sinh thường. Bạn càng có nhiều lần sinh mổ, nguy cơ bệnh lý rau cài răng lược , thai làm tổ vết mổ sẽ cao hơn. Nguy cơ tử cung của bạn bị rách mở dọc theo đường sẹo mổ trước đó (vỡ tử cung) khi mang thai trên vết mổ cũ trước đó
2. Những lưu ý đối với mẹ bầu sau sinh mổ để hồi phục nhanh
- Nằm nghiêng, không dùng gối: Nằm nghiêng là tư thế phù hợp nhất với những mẹ sinh mổ. Tuy nhiên, trong vòng 6 giờ đầu sau mổ, chị em đừng nên dùng gối đầu. Lúc này tác dụng của thuốc mê không còn nữa, vết mổ bắt đầu đau. Nếu nằm ngửa, sẽ cảm thấy đau đớn hơn tử cung co thắt. Vì vậy sau khi về đến phòng hậu phẫu, chị em nên nằm nghiêng đầu sang một bên, thẳng người và không dùng gối để tránh đau đầu.
- Không nên ăn: sau khi mổ ruột bị kích thích nên chức năng của đường ruột bị hạn chế, trong khoang ruột có nhiều khí tích tụ, vì thế sau khi mổ thường có cảm giác đầy bụng. Để giảm bớt khí trong ruột, tạm thời chưa nên ăn uống gì để khi ruột đã dần dần khôi phục chức năng mới nên ăn uống.
- Vận động sớm, cho con bú sớm: Vận động sớm để tránh ứ đọng sản dịch dễ dẫn đến nhiễm trùng, tăng cường sự hoạt động của ruột, dạ dày. Nên có bú sớm để kích thích tiết sữa, tăng cường miễn dịch cho con bằng những giọt sữa non ngoài ra còn kích thích co hồi tử cung sớm nhanh chóng hồi phục sau dinh. Sản phụ nên vận động sớm sau mổ để tránh bế sản dịch, tắc ruột và thuyên tắc mạch chi dưới.
Trắc nghiệm: Đau lưng sau sinh mổ và những điều cần biết
Sau sinh mổ, bà mẹ không chỉ đau đớn với vết khâu bụng dưới mà còn đối mặt với những cơn đau lưng. Mức độ đau lưng sau sinh mổ theo thống kê chiếm đến hơn 70% các trường hợp. Trả lời nhanh 5 câu hỏi trắc nghiệm sau sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để hạn chế tình trạng này.Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Tạ Quốc Bản , chuyên khoa Sản phụ khoa , Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc
3. Những ngày sau sinh mổ
- Nghỉ ngơi khi có thể. Trong vài tuần đầu tiên, tránh nâng bất cứ thứ gì nặng. Ngoài ra, tránh nâng từ vị trí ngồi xổm.
- Tìm kiếm giảm đau. Để làm dịu cơn đau nhức, bác sĩ có thể đề nghị một miếng đệm sưởi ấm, ibuprofen (Advil, Motrin, những loại khác), acetaminophen (Tylenol, những loại khác) hoặc các loại thuốc khác để giảm đau. Hầu hết các loại thuốc giảm đau đều an toàn cho phụ nữ đang cho con bú.
- Tránh quan hệ tình dục. Để ngăn ngừa nhiễm trùng, tránh quan hệ tình dục trong sáu tuần sau sinh mổ của bạn.
- Ăn uống: Ăn từ lỏng rồi đặc dần, ăn uống đầy đủ chất bổ dưỡng tăng cường bổ sung chất xơ như rau củ hoa quả để tránh tình trạng táo bón uống nước đủ theo nhu cầu, dùng thuốc theo toa của bác sĩ.
- Ngủ: ngủ đủ giấc 8-10 tiếng/ ngày, tham vấn ngay bác sĩ tâm lý khi mất ngủ, lo âu, cảm giác phiền muộn sau sanh.
- Thư giãn: vận động nhẹ nhàng, vệ sinh thân thể mỗi ngày, vệ sinh và lau khô bộ phận sinh dục bằng khăn sạch sau mỗi lần tiêu tiểu.
- Nên thực hiện một biện pháp ngừa thai phù hợp theo tư vấn của bác sĩ. Lời khuyên cho những người sinh mổ là 2 năm sau mới nên có bầu trở lại vì tử cung nên có thời gian để hồi phục trở lại tránh các nguy cơ như vỡ tử cung,...
- Kiểm tra vết mổ của bạn để tìm dấu hiệu nhiễm trùng. Hãy chú ý đến bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng bạn gặp phải. Liên hệ với bác sĩ nếu: Vết mổ của bạn có màu đỏ, sưng hoặc rò rỉ, bạn bị sốt, chảy máu nhiều, bị đau tăng lên, sản dịch xuất hiện nhiều hơn, có mùi hôi thối hay ra kéo dài trên 1 tháng.
- Đưa bé đến cơ sở y tế khi bé: Vàng da, ngủ li bì, quấy khóc liên tục, rốn rỉ dịch hay có mùi hôi.
- Cho bé tái khám theo lịch hẹn (nếu có) và chích ngừa đầy đủ theo lịch tiêm chủng
Chăm sóc sau sinh là một quá trình liên tục, toàn diện cho cả mẹ và bé đặc biệt cần đặc biệt chú trọng đối với phụ nữ sinh mổ để quá trình hồi phục sau mổ sớm nhất tránh các biến chứng có thể xảy ra. Trong vòng 12 tuần sau khi sinh, hãy gặp bác sĩ của bạn để đánh giá toàn diện sau sinh. Trong lần hẹn tái khám, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ kiểm tra tâm trạng và sức khỏe cảm xúc của bạn, thảo luận về biện pháp tránh thai và khoảng cách sinh, xem lại thông tin về chăm sóc và cho trẻ ăn, nói về thói quen ngủ và các vấn đề liên quan đến mệt mỏi và khám sức khỏe.
Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, với hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, phòng ốc khang trang sạch đẹp, đội ngũ Y Bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ tham gia chẩn đoán, đưa ra phương pháp tối ưu nhất phụ thuộc vào từng sản phụ. Nhờ đó mang lại cho chị em phụ nữ sự an tâm tuyệt đối, thoải mái, không còn những lo lắng cho mẹ và bé.
Ngoài ra, với phương pháp đẻ không đau tiên tiến, hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ gây mê hồi sức chuyên nghiệp trình độ cao, các sản phụ sẽ không còn những cơn đau vật vã nữa, bạn sẽ có một trải nghiệm đẻ không đau ở Vinmec hoàn toàn khác biệt.
Kỹ thuật giảm đau sau sinh giúp sản phụ giảm đau tại vết cắt tầng sinh môn sau đẻ, đảm bảo phục hồi sức khỏe nhanh đối với sản phụ đẻ thường sẽ được gây tê thần kinh bằng máy siêu âm (gây tê thần kinh thẹn). Với các sản phụ đẻ mổ sẽ được gây tê thần kinh bằng máy siêu âm trong điều trị đau sau mổ. Kết quả đánh giá hiệu quả giảm đau gần đây nhất cho thấy: Toàn bộ sản phụ sinh mổ đều không phải sử dụng morphin, tình trạng đau sau sinh khi vận động và sinh hoạt gần như không còn được ghi nhận.
Thêm vào đó, mẹ còn có cơ hội sử dụng dịch vụ sàng lọc cho trẻ trước và sau sinh; lưu trữ máu cuống rốn, màng dây rốn...tại Viện nghiên cứu Tế bào gốc và công nghệ Gen Vinmec – hệ thống xử lý và lưu trữ tự động đồng bộ, tiên tiến nhất thế giới.
Thạc sĩ. Bác sĩ. Lý Thị Thanh Nhã đã có quá trình làm việc tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị trước khi làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng như hiện nay.
Bác sĩ Nhã có thế mạnh và kinh nghiệm trong chẩn đoán theo dõi và điều trị thai nghén, thai bệnh lý. Khám tầm soát thai kỳ. Thực hiện các kỹ thuật mổ lấy thai. Phẫu thuật nội soi điều trị u nang buồng trứng, thai ngoài tử cung.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: Mayoclinic.org