Hội chứng Serotonin: Cơ chế và biến chứng

Biến chứng nguy hiểm của hội chứng serotonin đó chính là co thắt cơ nghiêm trọng, từ đó tổn thương và thoái hóa các mô cơ. Co thắt cơ cũng có thể dẫn đến tổn thương thận nặng, vì vậy phải sử dụng các thuốc làm liệt cơ tạm thời để ngăn ngừa tổn thương và hỗ trợ thở máy cho bệnh nhân.

1. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng Serotonin là gì?

Serotonin chính là một chất trung gian hóa học quan trọng đối với hệ thần kinh trung ương, đây được xem là một chất dẫn truyền thần kinh. Serotonin có tác dụng trên các cơ quan đích như máu, tiêu hóa, thần kinh, tim mạch, tiết niệu... Nếu có một lượng serotonin thấp trong máu thì nó sẽ không gây ra các dấu hiệu nào nguy hiểm, tuy nhiên, khi serotonin cao trong máu sẽ dẫn đến hội chứng Serotonin, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Về nguyên nhân dẫn đến hội chứng serotonin đó chính là hậu quả của việc phản ứng tương tác thuốc nghiêm trọng. Khi sử dụng chung Serotonin với các thuốc khác làm gia tăng hoặc làm bền serotonin thì sẽ khiến lượng serotonin cao quá mức, từ đó dẫn đến các hành vi như bứt rứt, tay chân run, khó phối hợp vận động, đi không vững, co giật, sốt kèm ớn lạnh và tiêu chảy. Những triệu chứng này khiến cho người bệnh khó chịu, trường hợp nặng sẽ gây rối loạn hệ tự động và dẫn đến tử vong.

Các loại thuốc có thể dẫn tới hội chứng serotonin nếu không sử dụng đúng cách đó là:

  • Các thuốc chống trầm cảm như: Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin; thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrine và serotonin; thuốc chống trầm cảm ba vòng; thuốc ức chế monoamine oxidase; các thuốc chống trầm cảm khác như Wellbutrin.
  • Thuốc dùng để điều trị đau nửa đầu như Axert, Amerge, Imitrex.
  • Các thuốc gây nghiện bất hợp pháp như thuốc LSD, Ecstasy, Cocaine hay thuốc Amphetamine
  • Các loại thực phẩm chức năng được bào chế từ thảo mộc như St. John’s wort (cao chiết cây ban), thuốc trị ho và cảm lạnh, nhân sâm.

2. Cơ chế dẫn đến hội chứng Serotonin

Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh có nguồn gốc từ L-tryptophan. Serotonin được tìm thấy trên cơ trơn ngoại vi và hệ thống tiêu hóa cũng như trong hạt nhân Raphe ở cuống não. Sự hoạt hóa của serotonin trung ương sẽ giúp cơ thể điều hòa sự tỉnh táo, điều nhiệt cũng như các hành vi tình cảm, nôn và các hành vi tình dục.

Còn sự hoạt hóa serotonin ngoại vi sẽ có cơ chế điều hòa nhu động ruột và trương lực mạch máu. 7 thụ thể của serotonin sẽ được chia thành các phân nhóm và các nghiên cứu cho thấy các thụ thể [5-HT] 2A có liên quan chặt chẽ nhất đối với hội chứng serotonin, và [5HT]1A ở mức độ thấp hơn.

Bên cạnh đó, nhiều cơ chế do điều trị cũng có thể gây nên tình trạng kích thích quá mức các thụ thể serotonin, từ đó dẫn đến sự tăng kích thích trực tiếp các thụ thể serotonin hoặc các cơ chế, tăng nồng độ serotonin ở trong synap.

Ngoài ra, CYP3A4 và CYP2D6 cũng có mối liên quan đến sự điều hòa chuyển hóa của serotonin. Cụ thể nếu như người bệnh có sự đột biến gen tại các enzym này hoặc người bệnh đang dùng các thuốc như fluoxetin, các chất ức chế protease, paroxetin và các thuốc chống nấm nhóm azol ức chế enzyme thì có thể dẫn đến việc giảm chuyển hóa serotonin. Từ đó khiến cho serotonin tăng cao trong khe synap dẫn đến một loạt dấu hiệu cũng như triệu chứng của hội chứng serotonin.


Serotonin chính là một chất trung gian hóa học quan trọng đối với hệ thần kinh trung ương
Serotonin chính là một chất trung gian hóa học quan trọng đối với hệ thần kinh trung ương

3. Biến chứng của hội chứng serotonin

Hầu hết các trường hợp bị hội chứng serotonin sẽ xuất hiện các biểu hiện trong 24 giờ khi thay đổi liều hoặc khởi đầu cho một loại thuốc mới. Biểu hiện của bệnh còn tùy thuộc vào lượng serotonin thấp hay serotonin cao trong máu. Các triệu chứng có thể được phân thành các loại sau:

  • Thay đổi trạng thái tâm thần: Người bệnh có biểu hiện lo lắng, kích động và bồn chồn, mê sảng cũng như dễ giật mình;
  • Chứng động kinh tự trị: Ở dấu hiệu này, người bệnh xuất hiện nhịp tim nhanh, huyết áp tăng, tăng thân nhiệt, run, nôn và tiêu chảy;
  • Người bệnh cũng xuất hiện các dấu hiệu nhồi máu cơ, tăng trương lực cơ, nhuyễn thể, tăng phản ứng, clonus,...

Các triệu chứng của bệnh thường biến mất trong vòng 24 giờ, tuy nhiên các triệu chứng có thể kéo dài hơn sau khi sử dụng các thuốc có thời gian bán hủy dài hoặc hoạt chất. Nhưng nếu việc điều trị các triệu chứng chậm trễ hoặc không đúng phác đồ thì có thể xảy ra biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Biến chứng nguy hiểm của hội chứng serotonin đó chính là co thắt cơ nghiêm trọng từ đó tổn thương và thoái hóa các mô cơ. Co thắt cơ cũng có thể dẫn đến tổn thương thận nặng, vì vậy phải sử dụng các thuốc làm liệt cơ tạm thời để ngăn ngừa tổn thương và hỗ trợ thở máy cho bệnh nhân.

4. Điều trị phòng ngừa biến chứng của hội chứng serotonin

Việc điều trị chủ yếu nhất trong hội chứng serotonin là thải trừ các thuốc gây ra hội chứng này và chăm sóc tích cực. Tuy nhiên xử trí hội chứng serotonin còn phải phụ thuộc vào mức độ của bệnh. Cụ thể:

  • Nếu lượng serotonin thấp và các triệu chứng biểu hiện nhẹ thì việc điều trị chủ yếu là ngừng các thuốc nghi là nguyên nhân và theo dõi tình trạng của người bệnh. Các triệu chứng sẽ biến mất sau 24 giờ.
  • Trong trường hợp ngộ độc qua đường tiêu hóa sớm trước 6 giờ thì có thể chỉ định rửa dạ dày, cho than hoạt nhằm mục đích loại bỏ các thuốc gây nên hội chứng serotonin.
  • Điều trị hạ sốt bằng phương pháp chườm mát, uống thuốc hạ sốt, bù dịch, và dùng thuốc an thần cũng như các thuốc làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp. Trường hợp người bệnh suy hô hấp nặng thì cần cho thở oxy hoặc đặt ống nội khí quản, thở máy...
  • Để làm giảm sản xuất hoạt chất serotonin có thể sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu là cyproheptadine. Tuy nhiên phương pháp này cần tuân theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.
  • Để điều trị triệu chứng kích động, giảm trương lực cơ, chống co giật thì sử dụng thuốc nhóm Benzodiazepine (Diazepam, Lorazepam). Đồng thời sử dụng thêm các thuốc điều trị tim mạch nếu người bệnh hạ huyết áp, giảm nhịp tim.

Hội chứng serotonin thường xảy ra nhiều và có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, tuy nhiên nó hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu như người bệnh và bác sĩ chú ý đến những tác dụng phụ của các loại thuốc có thể dẫn đến hội chứng này từ đó có phương pháp theo dõi và phòng ngừa trong quá trình điều trị bệnh.

Trong trường hợp nghi ngờ mắc hội chứng serotonin thì cần đến bệnh viện uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện được đông đảo người bệnh tin tưởng thăm khám và điều trị bệnh. Không chỉ có hệ thống cơ vật chất, trang thiết bị hiện đại: 6 phòng siêu âm, 4 phòng chụp X- quang DR (1 máy chụp toàn trục, 1 máy tăng sáng, 1 máy tổng hợp và 1 máy chụp nhũ ảnh), 2 máy chụp Xquang di động DR, 2 phòng chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu (1 máy 128 dãy và 1 máy 16 dãy), 2 phòng chụp Cộng hưởng từ (1 máy 3 Tesla và 1 máy 1.5 Tesla), 1 phòng chụp mạch máu can thiệp 2 bình diện và 1 phòng đo mật độ khoáng xương....Vinmec còn là nơi quy tụ đội ngũ các y, bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ phần nhiều trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe