Hô hấp là hoạt động trao đổi duy trì sự sống. Khi hô hấp có thể tiến hành hít bằng mũi thở bằng miệng. Tuy nhiên thông thường chúng ta sẽ hít thở đều bằng mũi. Vậy nên hít thở bằng mũi hay miệng thì tốt cho sức khỏe?
1. Khi nào nên hít bằng mũi thở bằng miệng?
Hít vào bằng mũi thở ra bằng miệng thường được áp dụng nhiều khi luyện tập thể thao. Người chơi thể thao hay bắt đầu tham gia các trò chơi thể thao nên chú ý cách thở này.
Theo như nghiên cứu, khi hít vào bằng mũi thở ra bằng miệng không khí qua mũi sẽ được lọc sạch hơn là thở bằng miệng. Hoạt động kết hợp hít vào bằng mũi thở ra bằng miệng sẽ giúp cho quá trình luyện tập đạt hiệu quả hơn. Một số bộ môn thể thao có thể là minh chứng điển hình:
1.1 Chạy bộ
Chạy bộ hay đi bộ là những phương pháp rèn luyện sức khỏe và duy trì sức bền cho cơ thể ở nhiều độ tuổi. Khi tham gia môn thể thao này, người chơi sẽ gặp khó khăn về hô hấp vì nhịp tim tăng nhanh khiến cho áp lực tăng lên.
Để duy trì chạy hoặc đi bộ bạn nên hít bằng mũi thở bằng miệng để duy trì hô hấp. Nhịp thở ổn định sẽ giúp huyết áp cân bằng và sức bền cũng được duy trì tránh gây mất sức trong thời gian tập luyện.
1.2 Yoga
Bước đầu tập yoga người tập nên học cách hít thở đúng cách. Nhịp thở hít vào bằng mũi thở ra bằng miệng sẽ giúp cơ thể giải tỏa căng thẳng và cân bằng áp lực. Đặc biệt để luyện tập tốt các bài tập yoga nhịp thở là yếu tố quyết định nên người mới cần học cách thở để nâng cao khả năng hô hấp ở phổi.
1.3 Cử tạ
Hô hấp khi nâng tạ cũng trở nên khó khăn hơn nên người tập cần hít vào khi hạ tạ và thở ra bằng miệng khi nâng. Cách hít thở sẽ giảm áp lực căng thẳng cho cơ giúp bài tập được thực hiện tốt hơn. Đồng thời hít thở điều hòa sẽ giảm tối đa chấn thương cho người tập.
Hô hấp là hoạt động duy trì sự sống trong luyện tập nâng cao sức khỏe hít thở còn hỗ trợ tăng cường sức bền cho cơ thể. Người tập thể thao biết cách hít thở sẽ nâng cao sức khỏe và đạt được hiệu quả tập luyện.
2. Tại sao nên thở bằng mũi?
Tai mũi họng là bộ 3 cơ quan có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đặc biệt là mũi và họng khi một trong hai tổn thương thì cơ quan còn lại sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm. Do đó thở bằng mũi hay thở bằng miệng cũng ảnh hưởng không nhỏ.
Khi lấy ví dụ so sánh giữa thở bằng mũi hay hít thở bằng miệng có tốt không các nhà nghiên cứu đã đưa ra dẫn chứng về một em bé sơ sinh. Khi em bé sơ sinh hô hấp có thể không cân đối được được giữa thở bằng mũi hay miệng nhưng trong trường hợp trẻ bú mẹ thì vấn đề lại thay đổi.
Nếu trẻ sơ sinh thở bằng miệng trong khi bú mẹ, miệng sẽ nhận cùng lúc cả không khí và sữa mẹ. Không khí vào phổi cùng lúc trẻ lại nuốt sữa mẹ đang bú rất dễ đến sặc hoặc ợ hơi. Thêm vào đó, cơ thể con người bẩm sinh đã có khả năng sinh tồn nên sẽ chỉ thở bằng mũi khi ăn để tránh bị ngạt.
Dựa theo những thực tế, người thở bằng miệng có thể sặc ngay cả khi đang nuốt nước bọt. Do vậy hít thở bằng mũi được ưu tiên và có một số nguyên nhân khác được khám phá để thuyết phục con người nên lựa chọn hít thở bằng mũi:
2.1 Kiểm soát lưu lượng không khí đi đến phổi
Lượng không khí khi hít thở bằng mũi sẽ ít hơn là miệng. Do vậy nếu khi ngủ hít thở bằng mũi cơ thể ít nhận CO2 sẽ không bị mệt mỏi uể oải. Ngược lại khi thức dậy hít vào bằng mũi thở ra bằng miệng lại giúp cơ thể nhận O2 và đào thải nhanh CO2 khi thở ra bằng miệng.
Quá trình trao đổi không khí được cân bằng tránh hít vào nhiều CO2 và nhận được đủ O2 sẽ nâng cao sức khỏe. Đồng thời lượng không khi vào từ từ sẽ cho phổi thời gian thích ứng không gây áp lực lên phổi khi hô hấp.
2.2 Cân bằng nhiệt độ không khí từ môi trường vào phổi
Hít vào bằng miệng không khí sẽ nhanh chóng đi xuống phổi. Với người hít vào bằng mũi không khí cần đi qua lông mao sau đó mới xuống phổi. Sự cản trở của lông mau quanh mui giúp làm ấm và cân bằng nhiệt độ không khí với môi trường cơ thể tránh cảm lạnh.
Đó cũng là lý do buổi sáng sớm nên hít thở bằng mũi thay vì bằng miệng để tránh viêm họng do lạnh. Lông mao cũng sẽ tạo cản trở để vi khuẩn trong không khí khó tiếp cận tấn công phổi giúp tránh nhiễm bệnh hơn so với thở bằng miệng.
2.3 Làm sạch bụi bẩn trong không khí trước khi vào phổi
Hệ thống lông mao trong hốc mũi cùng các hốc xoang luôn hoạt động khi cơ thể tiếp nhận không khí. Khác với hô hấp bằng miệng, không khí qua mũi sẽ được lọc bởi lông mau và các hốc bên trong giúp nguồn không khí xuống tới phổi trong lành hơn khi hít vào.
2.4 Cân bằng môi trường trong mũi
Khi sử dụng mũi hít thở hệ thống làm ẩm sẽ hoạt động giúp hô hấp dễ dàng hơn. Trường hợp khô mũi hay khô họng thường gây viêm đau đặc biệt là thói quen thở bằng miệng khi ngủ. Do vậy thở bằng mũi luôn tốt hơn cho sức khỏe và phòng tránh bệnh đường hô hấp.
2.5 Nâng cao khả năng nhận biết mùi
Mũi không chỉ hô hấp mà còn là một giác quan nhận biết mùi. Các mùi vị xung quanh mũi đều có thể nhận biết để phân biệt độ tươi thực phẩm hay mùi hương. Do đó, nếu mũi thường xuyên hoạt động và có sức khỏe tốt thì khứu giác cũng phát triển giúp con người ngửi rõ được mùi xung quanh.
Ngoài những ưu điểm thở bằng mũi được nêu trên thì các nhà nghiên cứu cũng đưa ra phân tích để làm rõ hít thở bằng miệng có tốt không. Trong trường hợp mũi khó hô hấp thở bằng miệng có thể hỗ trợ cơ thể trao đổi không khí. Tuy nhiên vi khuẩn từ không khí có thể gây ra khô nướu và dẫn đến sâu răng hay mắc bệnh về nướu nếu kéo dài thở bằng miệng.
3. Lưu ý để thở đúng cách
Khi thở đúng cách phổi sẽ phát triển làm tăng thể tích và nâng cao tuổi thọ. Tuy nhiên, cần phải trải qua rèn luyện kéo dài, con người mới có thể tập thói quen thở đúng cách bằng mũi. Sau đây là một số mẹo hướng dẫn thở:
- Khi thở các cơ quan cần được duy trì sự thư giãn tránh căng thẳng trong suy nghĩ để giảm căng thẳng cho khối cơ
- Mở rộng lồng ngực khi hít thở để phổi có thể phát triển tối đa thể tích
- Luyện hít thở sâu và duy trì hơi thở đều đặn trong các chu kỳ hít thở.
- Tốc độ thở cần được nhịp nhàng không quá nhanh hoặc quá chậm.
- Giảm tốc độ khi chơi thể thao nếu có cảm giác khó thở.
- Tránh ngừng vận động đột ngột.
- Luyện tập phương pháp thở trong yoga.
Người những mẹo ở trên, mỗi ngày nên thực hành kỹ thuật hít thở sâu để cơ thể làm quen. Thói quen hít vào sâu rồi thở ra sẽ giúp cho phổi được phát triển tối đa thể tích và làm quen với nhịp thở. Đồng thời nhịp tim và huyết áp cũng được kiểm soát.
Hít vào bằng mũi thở ra bằng miệng nên thực hiện khi mũi không thể tự thực hiện được cả hít và thở. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe của phổi nên hít thở bằng mũi và rèn luyện thở đúng cách theo một số mẹo đã nêu. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo hướng dẫn thở từ chuyên gia về hô hấp để biết cách ứng dụng cho bản thân.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.