Chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ có thể gặp khó khăn vì các triệu chứng của nó có thể giống với các tình trạng bệnh lý khác hoặc cũng có thể khác nhau giữa các bệnh nhân.
1. Bệnh lupus ban đỏ
Bệnh lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn ảnh hưởng đến khoảng 5 triệu người trên toàn thế giới. Hệ thống miễn dịch có vai trò là chống lại những tác nhân xâm nhập vào cơ thể như là vi khuẩn, virus,.... Ở bệnh nhân lupus ban đỏ, hệ thống miễn dịch của bệnh nhân đã nhầm lẫn, coi các mô của cơ thể như là yếu tố xâm nhập. Chính vì vậy hệ thống miễn dịch bắt đầu tấn công gây viêm các mô của cơ thể gây ra các triệu chứng bệnh từ phát ban cho đến sưng khớp, đau đầu,....
Bệnh lupus ban đỏ có thể kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm, với những đợt cấp tính xuất hiện rồi giảm dần, sau đó lại bùng lên. Cho đến nay, y học vẫn chưa có cách chữa triệt để căn bệnh này. Song việc điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh.
2. Hình ảnh của Lupus toàn thân cấp tính
Cùng xem các hình ảnh bệnh lupus ban đỏ:
Nhiều bệnh nhân bị lupus ban đỏ trải qua tình trạng phát ban đỏ hoặc tía kéo dài từ sống mũi đến má với hình dạng giống như một con bướm. Bề mặt của vùng da phát ban có thể mịn màng, hoặc có thể có vảy hay gập ghềnh. Tổn thương này có thể trông giống như một vết cháy nắng.
Thuật ngữ y tế cho phát ban này là phát ban malar. Tuy nhiên, tình trạng này không phải chỉ gặp trong bệnh lupus ban đỏ mà nó còn có thể gặp trong một số bệnh lý khác. Chính vì vậy nếu chỉ riêng triệu chứng này là chưa đủ để chẩn đoán bệnh nhân bị lupus ban đỏ.
Các tình trạng bệnh lý khác có thể gây ra phát ban malar bao gồm:
- Bệnh hồng ban (Rosacea)
- Viêm mô tế bào
- Erysipelas - một loại viêm mô tế bào.
- Cháy nắng
2.2 Hình ảnh bệnh lupus ban đỏ: Các vết loét hoặc mảng đỏ trên da
Lupus ban đỏ có thể gây ra hai loại tổn thương sau:
- Tổn thương lupus sần, dày và hình đĩa. Tổn thương này thường xuất hiện trên da đầu hoặc mặt và có thể gây sẹo vĩnh viễn. Tổn thương có thể có màu đỏ và có vảy, nhưng không gây đau hoặc ngứa.
- Tổn thương da bán cấp: Tổn thương này có thể trông giống như các mảng da có vảy hoặc vết loét hình vòng. Chúng thường xuất hiện trên các vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như mặt, cánh tay, vai và cổ. Tổn thương này không để lại sẹo.
- Tổn thương da bán cấp: Tổn thương này có thể trông giống như các mảng da có vảy hoặc vết loét hình vòng. Chúng thường xuất hiện trên các vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như mặt, cánh tay, vai và cổ. Tổn thương này không để lại sẹo.
Cả hai loại tổn thương trên đều nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Những người có các loại tổn thương này nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt bằng một số cách như:
- Sử dụng kem chống nắng
- Mặc quần áo chống nắng
- Đội mũ hoặc che ô khi ra ngoài
2.3. Hình ảnh bệnh lupus ban đỏ: Rụng tóc
Lupus ban đỏ có thể khiến bệnh nhân bị rụng tóc, tóc mỏng hơn tại một vị trí hoặc cả đầu. Có nhiều yếu tố khác nhau gây rụng tóc ở bệnh nhân bị lupus ban đỏ, gồm có:
- Lupus gây vết loét trên da đầu có thể khiến tóc rụng tạm thời. Nếu vết loét để lại sẹo thì tóc không thể mọc lại tại khu vực đó nữa.
- Lupus ban đỏ nặng có thể gây rụng tóc tạm thời nếu có viêm da. Bệnh nhân thường mọc tóc trở lại khi sử dụng thuốc để kiểm soát các triệu chứng của bệnh.
Một số loại thuốc điều trị bệnh lupus ban đỏ có thể gây rụng tóc. Như một số thuốc steroid và thuốc ức chế miễn dịch có thể khiến tóc trở nên giòn dễ gãy, dẫn đến rụng tóc.
2.4. Hình ảnh bệnh lupus ban đỏ: Sưng khớp và đau
Một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh lupus ban đỏ đó là vấn đề về khớp. Bệnh có thể gây viêm khớp với các biểu hiện như sưng, nóng, đau khớp.
Tình trạng này thường gây ảnh hưởng ở chân và tay bao gồm: khớp ngón tay, ngón chân, khớp cổ tay, khớp gối, khớp cổ chân.
2.5. Hình ảnh bệnh lupus ban đỏ: Thay đổi móng tay
Bệnh lupus ban đỏ có thể khiến móng tay bị nứt hoặc rụng. Móng tay có thể bị đổi màu với các đốm màu xanh ở phía gốc móng. Tình trạng này có thể gây viêm các mạch máu nhỏ. Sưng cũng có thể làm cho vùng da xung quanh chân móng bị đỏ và sưng lên.
2.6. Hình ảnh bệnh lupus ban đỏ: Nhạy cảm
Những người bị bệnh lupus ban đỏ có thể bị nhạy cảm với ánh sáng, đó là sự nhạy cảm với tia cực tím (UV). Họ có thể cảm nhận thấy họ dễ dàng bị cháy nắng hơn những người khác.
Mặt trời cũng có thể kích hoạt sự phát triển của các tổn thương da như phát ban hình cánh bướm.
2.7. Hình ảnh bệnh lupus ban đỏ: Bàn tay hoặc bàn chân lạnh, xanh hoặc nhạt
Một số bệnh nhân lupus ban đỏ gặp phải hiện tượng Raynaud gây ảnh hưởng đến các mạch máu ở ngón tay, ngón chân, bàn tay hoặc bàn chân.
Hiện tượng Raynaud làm cho các mạch máu ở tứ chi co lại, khiến cho các chi trở nên xanh hoặc nhợt nhạt, cũng như gây ngứa râm ran, tê và đau.
Một số bệnh nhân có thể thấy tình trạng này khi ở nhiệt độ lạnh hoặc khi căng thẳng. Bệnh nhân có thể kiểm soát các triệu chứng Raynaud bằng cách tránh nhiệt độ lạnh, mặc ấm, đeo găng tay, đi tất và ủng, tránh căng thẳng bằng cách thư giãn hoặc thiền
2.8. Hình ảnh bệnh lupus ban đỏ: Mắt khô, đỏ hoặc bị kích thích
Bệnh lupus ban đỏ có thể gây ảnh hưởng đến mắt và khu vực xung quanh mắt như:
- Võng mạc mắt có thể không được cung cấp đầy đủ máu, dẫn đến giảm hoặc mất thị lực.
- Tổn thương lupus ban đỏ có thể xuất hiện trên mí mắt.
- Các tuyến lệ có thể không sản xuất đủ nước mắt gây khô mắt.
- Lớp ngoài của mắt có thể bị viêm và đỏ, tình trạng này được gọi là viêm xơ cứng.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.
Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.
Nguồn tham khảo: webmd.com