Hiểu đúng về mỹ phẩm lành mạnh

Mỹ phẩm là một phần trong cuộc sống hàng ngày của cả nam và nữ giới. Các sản phẩm trang điểm, chăm sóc da giúp bạn trở nên hoàn hảo, tự tin hơn. Theo nhiều chuyên gia, trung bình mỗi ngày nữ giới sử dụng 12 sản phẩm chăm sóc cá nhân và nam giới sử dụng khoảng một nửa trong số này. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và làn da, bạn cần hiểu đúng về mỹ phẩm lành mạnh.

1. FDA, nhãn mác và độ an toàn của sản phẩm làm đẹp

Mỹ phẩm là các sản phẩm được bôi trực tiếp lên da. Do đó, nếu sản phẩm không an toàn, nó sẽ biểu hiện ngay lập tức lên bề mặt da hoặc kích thích các cơ quan khác trong cơ thể.

Các mỹ phẩm lành mạnh, không độc hại luôn được nam/nữ giới quan tâm và tìm kiếm. Thông thường, các loại mỹ phẩm có thành phần từ tự nhiên, có độ pH phù hợp với làn da, không gây kích ứng... được gọi là mỹ phẩm lành mạnh. Tuy nhiên, người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn trong việc nhận diện thương hiệu nào thực sự tốt cho sức khỏe và môi trường. Trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, không có cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm xác định hoặc điều chỉnh việc sản xuất mỹ phẩm. Theo các chuyên gia, các sản phẩm có bao bì ghi “thành phần tự nhiên”, “thành phần hữu cơ”, “an toàn cho môi trường”... đều không đáng tin cậy 100%.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) không có quyền giám sát mỹ phẩm chặt chẽ như đối với thực phẩm và thuốc. FDA có một số thẩm quyền pháp lý đối với mỹ phẩm. Tuy nhiên, các sản phẩm mỹ phẩm và các thành phần của chúng (ngoại trừ các chất phụ gia tạo màu) không phải được FDA chấp thuận.

Nói cách khác, FDA không kiểm tra xem liệu một sản phẩm tuyên bố là “100% hữu cơ” có thực sự là 100% hữu cơ hay không. Ngoài ra, FDA không thể thu hồi các sản phẩm mỹ phẩm không an toàn cho sức khỏe. Do đó, người tiêu dùng có thể sẽ mua phải một số mỹ phẩm có chứa thành phần độc hại cho cơ thể, môi trường.

Để đảm bảo tính lành mạnh, khi lựa chọn mỹ phẩm bạn nên tham khảo ý kiến dược sĩ, bác sĩ da liễu.

XEM THÊM: Cách kiểm tra chì trong mỹ phẩm

2. Các thành phần gây hại trong mỹ phẩm

Khi lựa chọn mỹ phẩm lành mạnh, bạn nên tránh xa các thành phần sau đây bởi nó có thể gây hại cho làn da và sức khỏe. Cụ thể:

2.1. Chất hoạt động bề mặt

Theo Hiệp hội Hóa học Hoàng gia, chất hoạt động bề mặt được tìm thấy trong các sản phẩm làm sạch. Chúng phá vỡ dung môi nhờn do da tiết ra để có thể rửa sạch bằng nước. Chất hoạt động bề mặt được kết hợp với các chất phụ gia như thuốc nhuộm, nước hoa và muối trong các sản phẩm như kem nền, sữa tắm, dầu gội và kem dưỡng ẩm. Chúng làm dày sản phẩm, cho phép làm sạch và tạo bọt.

2.2. Điều hòa polyme

Những chất này có vai trò giữ ẩm trên da hoặc tóc. Glycerin là một thành phần tự nhiên của dầu thực vật và mỡ động vật được sản xuất tổng hợp trong ngành mỹ phẩm. Đây là loại polyme dưỡng ẩm lâu đời nhất, có giá thành rẻ và phổ biến nhất.

Polyme dưỡng tóc được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc tóc để hút nước, làm mềm tóc và làm phồng sợi tóc. Bên cạnh đó, chúng giữ cho sản phẩm không bị khô và ổn định hương thơm để giữ cho mùi hương không thấm qua chai hoặc ống nhựa. Ngoài ra, chất này cũng giúp các sản phẩm như kem cạo râu mịn và mượt hơn.

XEM THÊM: Cảnh giác dấu hiệu dị ứng cồn trong mỹ phẩm


Chất điều hòa polyme là chất có thể gây hại cho làn da của bạn
Chất điều hòa polyme là chất có thể gây hại cho làn da của bạn

2.3. Chất bảo quản

Chất bảo quản là chất phụ gia được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm. Chúng được sử dụng để làm chậm sự phát triển của vi khuẩn và kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm, đồng thời giúp sản phẩm không gây nhiễm trùng da hoặc mắt. Ngành công nghiệp mỹ phẩm đang thử nghiệm mỹ phẩm tự bảo quản, sử dụng dầu thực vật hoặc chiết xuất để hoạt động như chất bảo quản tự nhiên. Tuy nhiên, chất này có thể gây kích ứng da hoặc gây ra các phản ứng dị ứng. Nhiều loại có mùi nặng có thể gây khó chịu.

2.4. Hương liệu

Hương liệu là chất có hại nhất của một sản phẩm làm đẹp. Nước hoa thường chứa các hóa chất có thể gây phản ứng dị ứng. Bạn có thể cân nhắc việc tránh bất kỳ sản phẩm nào có cụm từ “hương thơm” trong danh sách các thành phần của sản phẩm. Do đó, mỹ phẩm lành mạnh là những sản phẩm không chứa hoặc chứa hàm lượng các thành phần trên nhưng ở định mức cho phép.

Ngoài 4 thành phần gây hại có trong mỹ phẩm kể trên, theo FDA, các thành phần sau đây bị cấm sử dụng trong mỹ phẩm để đảm bảo tính an toàn như:

  • Bithionol
  • Chlorofluorocarbon
  • Chloroform
  • Salicylanilid halogen hóa, di-, tri-, metabromsalan và tetrachlorosalicylanilide
  • Metylen clorua
  • Vinyl clorua
  • Phức hợp chứa zirconium

Các thành phần bị hạn chế sử dụng trong mỹ phẩm:

  • Hexachlorophene
  • Hợp chất thủy ngân
  • Kem chống nắng dùng trong mỹ phẩm
  • Benzalkonium clorua
  • BHA (hydroxyanisole butyl hóa)
  • Thuốc nhuộm tóc nhựa than đá và các thành phần nhựa than đá khác, chẳng hạn như aminophenol, diaminobenzene và phenylenediamine
  • DMDM hydantoin và bronopol
  • Fomanđehit

XEM THÊM: Niacinamide trong mỹ phẩm có tác dụng gì?


Hương liệu trong mỹ phẩm thường dễ gây kích ứng, dị ứng da
Hương liệu trong mỹ phẩm thường dễ gây kích ứng, dị ứng da

3. Chất lượng bao bì mỹ phẩm

Đa số mọi người khi mua mỹ phẩm chỉ quan tâm đến: thành phần, công dụng, thương hiệu của sản phẩm mà bỏ qua phần bao bì. Các chuyên gia khuyến cáo, một mỹ phẩm lành mạnh phải có một bao bì an toàn cho cả bạn và môi trường.

Nếu một sản phẩm mới nhưng miệng bao bì đã bị mở trước đó sẽ tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn. Quy trình sản xuất cẩn thận giữ cho sản phẩm vô trùng khi vào chai hoặc lọ.

Mỹ phẩm là một sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người. Tuy nhiên, những chiêu thức quảng cáo, tiếp thị đã vô tình khiến người tiêu dùng hiểu sai về các sản phẩm này. Do đó, khi sử dụng bất cứ sản phẩm chăm sóc da hoặc đồ trang điểm, bạn cần xem xét chính xác các thành phần có trong nó. Bạn có thể đọc kỹ nhãn dán để quyết định có chọn mỹ phẩm đó hay không?

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe