Herpangina là bệnh gì?

Herpangina là một bệnh lý do virus gây ra, thường gặp ở trẻ em và có một số biểu hiện đặc trưng như các vết loét nhỏ, sốt đột ngột, đau họng, đau đầu... và một số triệu chứng khác tương tự như bệnh tay chân miệng.

1. Tìm hiểu về bệnh Herpangina

Herpangina là bệnh gây ra bởi tác nhân là virus Enterovirus (cùng tác nhân với bệnh tay chân miệng). Đây là nhóm virus thường ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa là chủ yếu, ngoài ra cũng có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Thông thường, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tạo ra các kháng thể để chống lại nhiễm trùng do virus. Tuy nhiên, ở trẻ em và trẻ sơ sinh ít có khả năng sản sinh ra kháng thể thích hợp vì chưa phát triển hoàn toàn. Đây là nguyên nhân khiến bệnh Herpangina gặp nhiều ở nhóm đối tượng này.

2. Triệu chứng thường gặp của bệnh Herpangina

Triệu chứng của Herpangina thường sẽ xuất hiện trong khoảng 2 – 5 ngày sau khi trẻ tiếp xúc với virus Enterovirus. Tùy theo bệnh nhân khác nhau mà các triệu chứng bệnh có thể thay đổi, tuy nhiên, phổ biến nhất là những dấu hiệu sau:

Ngoài ra, phía sau miệng và cổ họng của trẻ cũng sẽ xuất hiện các vết loét nhỏ trong khoảng 2 ngày sau khi khởi phát nhiễm trùng. Những vết loét có xu hướng màu xám nhạt và có viền màu đỏ, nhưng không đáng lo ngại vì chúng thường tự lành trong vòng 7 ngày.


Sốt đột ngột là biểu hiện của bệnh Herpangina
Sốt đột ngột là biểu hiện của bệnh Herpangina

3. Herpangina có nguy hiểm không?

Trong hầu hết các trường hợp, Herpangina có thể tự khỏi trong khoảng 7 ngày đến 10 ngày. Một số rất ít trường hợp Herpangina gây ra biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, nếu như bé được chẩn đoán bị bệnh này, cha mẹ không cần quá lo lắng, nhưng vẫn phải chăm sóc bé đúng cách.

Cần đặc biệt chú ý, nếu như bé có một trong những biểu hiện dưới đây, bé cần phải lập tức được đưa đến bệnh viện:

  • Sốt cao 41 độ C, sốt kéo dài và không hạ.
  • Bé bị lở miệng, đau họng kéo dài hơn 5 ngày mà không có dấu hiệu cải thiện.
  • Bé xuất hiện các triệu chứng mất nước như khô miệng, khô mắt (biểu hiện là thiếu nước mắt), người mệt mỏi, lượng nước tiểu giảm, nước tiểu màu đậm, mắt trũng...

Có thể nói, biến chứng phổ biến nhất của Herpangina mất nước và đây là tình trạng nguy hiểm đối với bất kỳ ai. Do đó, cha mẹ cần chú ý chăm sóc bé đúng cách trong thời gian bệnh và chú ý bổ sung nước cho bé thường xuyên để phòng ngừa biến chứng này.

4. Chẩn đoán Herpangina như thế nào?

Các vết loét gây ra bởi Herpangina thường có các đặc điểm rất điển hình và hiếm có bệnh lý nào gây ra dấu hiệu tương tự. Do đó, các bác sĩ thường có thể chẩn đoán tình trạng này bằng cách kiểm tra thể chất và các vết loét. Bên cạnh đó, một số triệu chứng khác và tiền sử bệnh cũng sẽ được xem xét. Trong trường hợp này, xét nghiệm chẩn đoán đặc biệt sẽ không thật sự cần thiết.

5. Các phương pháp điều trị Herpangina

Cho đến nay, bệnh Herpangina vẫn chưa có thuốc đặc trị. Mục tiêu chính trong các điều trị thường chỉ xoay quanh vấn để cải thiện và kiểm soát các triệu chứng, đặc biệt là các cơn đau. Tùy theo các yếu tố như tuổi tác, triệu chứng, khả năng dung nạp thuốc..., mà mỗi bệnh nhân sẽ được đề nghị các kế hoạch điều trị cụ thể khác nhau.


Điều trị bệnh Herpangina theo chỉ định của bác sĩ
Điều trị bệnh Herpangina theo chỉ định của bác sĩ

Do Herpangina là bệnh do virus gây ra nên kháng sinh sẽ không là hình thức điều trị hiệu quả, nhưng thuốc chống siêu vi đặc hiệu cho Herpangina vẫn chưa được nghiên cứu. Do đó, bệnh nhân không nên tùy tiện mua các loại thuốc này mà không có toa thuốc từ bác sĩ.

Thông thường, đối với bệnh Herpangina, các bác sĩ có thể sẽ đề nghị một số loại thuốc sau.

  • Ibuprofen hoặc Acetaminophen

Những loại thuốc này thuộc nhóm thuốc giảm đau, có thể cải thiện bất kỳ sự khó chịu nào của cơ thể và đồng thời có tác dụng hạ sốt. Bạn cần chú ý tuyệt đối không sử dụng aspirin để điều trị các triệu chứng nhiễm virus ở trẻ em hay thanh thiếu niên vì điều này có thể dẫn đến hội chứng Reye – một bệnh lý nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng do gây sưng viêm đột ngột ở gan, não.

  • Thuốc gây tê cục bộ

Một số loại thuốc gây mê như Lidocain có thể giúp giảm các cơn đau họng, đau miệng... có liên quan đến Herpangina.

  • Một số biện pháp khắc phục tại nhà

Bên cạnh các loại thuốc giảm đau không kê đơn và thuốc tê cục bộ, để đẩy nhanh quá trình hồi phục, bạn có thể sử dụng một số phương pháp sau đây.

Nước muối súc miệng hằng ngày: Bạn có thể pha nước súc miệng bằng nước ấm và muối, để bé súc miệng 2 – 3 lần một ngày. Điều này sẽ hỗ trợ giảm đau và nhạy cảm ở vùng miệng cũng như cổ họng.

Tăng cường bổ sung nước: Điều quan trọng nhất để duy trì và tăng cường sức khỏe của bệnh nhân trong thời kỳ bệnh là bổ sung nước đều đặn trong suốt quá trình hồi phục, đặc biệt là sữa và nước. Ngoài ra, cần tránh các loại đồ uống nóng, đồ uống có ga... vì những loại đồ uống này sẽ khiến các triệu chứng nghiêm trọng, tồi tệ hơn.

Chế độ ăn nhạt: Cần loại bỏ các thực phẩm cay, giòn, mặn, đồ chiên hoặc những thực phẩm có acid để hạn chế tình trạng trở nặng của các cơn đau. Thay vào đó, bệnh nhân nên ăn các loại thức ăn mềm, vị nhạt... cho đến khi vết loét hồi phục.

Rửa tay thường xuyên: Rửa tay là một hoạt động rất quan trọng để ngăn chặn virus lây lan. Cả trẻ em và người lớn đều cần rửa tay đúng kĩ thuật và đều đặn, thường xuyên.

Có thể nói, Herpangina cho đến nay vẫn chưa gây ra các biến chứng nguy hiểm đáng kể và có thể tự lành trong khoảng 7 – 10 ngày. Vì vậy, bệnh nhân nên được chăm sóc một cách chu đáo trong thời gian hồi phục để đẩy nhanh tiến độ lành bệnh.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe