Hệ thống nội tiết ảnh hưởng gì đến cơ thể?

Hệ thống nội tiết ảnh hưởng đến tim, xương và các mô phát triển, thậm chí cả khả năng sinh con. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc bạn có phát triển bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp, rối loạn tăng trưởng, rối loạn chức năng tình dục và một loạt các rối loạn liên quan đến hormone khác.

1. Hệ thống nội tiết

Hệ thống nội tiết là một chuỗi các tuyến sản xuất và tiết ra các hormone mà cơ thể sử dụng cho một loạt các chức năng. Hệ thống nội tiết giúp kiểm soát nhiều chức năng khác nhau của cơ thể, bao gồm:

  • Hô hấp
  • Sự trao đổi chất
  • Sinh sản
  • Sự vận động
  • Khả năng tình dục
  • Sự phát triển

Hormone được sản xuất bởi tuyến hạch và chuyển vào máu đến các mô khác nhau của cơ thể. Chúng gửi tín hiệu đến các mô để thực hiện các hoạt động. Khi các tuyến không sản xuất đủ lượng hormone, sẽ có nhiều bệnh xảy ra ảnh hưởng đến cuộc sống.

Các tuyến - tuyến nội tiết - sản xuất hormone bao gồm:

  • Vùng dưới đồi. Vùng này chịu trách nhiệm về nhiệt độ cơ thể, cảm giác đói, tâm trạng và giải phóng hormone từ các tuyến khác. Đồng thời nó cũng kiểm soát cơn khát, giấc ngủ và ham muốn tình dục.
  • Tuyến yên. Được coi là tuyến kiểm soát chính. Nó kiểm soát tất cả các tuyến và tạo ra các kích tố kích thích tăng trưởng.
  • Tuyến cận giáp. Tuyến này kiểm soát lượng canxi trong cơ thể.
  • Tuyến tụy. Tuyến này sản xuất insulin giúp kiểm soát đường trong máu.
  • Tuyến giáp. Tuyến sản xuất hormone liên quan đến đốt cháy calo và kiểm soát nhịp tim.
  • Tuyến thượng thận. Sản xuất các hormone kiểm soát ham muốn tình dục và cortisol-hormone gây căng thẳng.
  • Tuyến tùng. Tuyến này sản xuất melatonin - ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Buồng trứng. Chỉ có ở phụ nữ. Buồng trứng tiết ra estrogen, testosteroneprogesterone-hormone sinh dục nữ.
  • Tinh hoàn. Chỉ có ở nam giới. Tinh hoàn sản xuất hormone sinh dục nam. testosterone và sản xuất tinh trùng.

Hệ thống nội tiết của con người
Hệ thống nội tiết của con người

2. Hệ thống nội tiết ảnh hưởng đến cơ thể

Cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi, có thể một phần là do hệ thống nội tiết. Một số yếu tố ảnh hưởng của hệ thống nội tiết đến cơ thể bao gồm:

2.1. Sự lão hoá

Mặc dù thay đổi liên quan đến tuổi, hệ thống nội tiết vẫn hoạt động tốt ở hầu hết người lớn tuổi. Tuy nhiên, một số thay đổi do tổn thương tế bào trong quá trình lão hoá hoặc vấn đề y tế mà cơ thể lão hoá tích tụ hoặc thay đổi tế bào được lập trình bởi di truyền. Những thay đổi này là:

  • Sản xuất và tiết hormone
  • Chuyển hóa hormone (làm thế nào hormone nhanh chóng phá vỡ và rời ra khỏi cơ thể)
  • Nồng độ hormone lưu thông trong máu
  • Tế bào đích hoặc đáp ứng mô đích với kích thích tố
  • Điều tiết cơ thể, chẳng hạn như chu kỳ kinh nguyệt

Quá trình lão hoá ảnh hưởng đến hầu như mọi tuyến. Khi tuổi càng cao, mặc dù tuyến yên (trong não) vẫn có thể cung cấp đủ tính hiệu nội tiết cho sự liên tục của cuộc sống, nhưng nó có thể trở nên nhỏ hơn và hoạt động không tốt.

Ví dụ: sản xuất hormone tăng trưởng có thể giảm điều này dường như không phải là ưu tiên ở những người lão hoá. Đây cũng là một ví dụ về lập trình di truyền mà chúng đã phát triển thành loài để thích nghi. Giảm nồng độ hormone tăng trưởng ở những người già có thể dẫn đến các vấn đề như giảm cơ nạc, giảm chức năng tim và loãng xương. Lão hoá ảnh hưởng đến buồng trứng của phụ nữ, dẫn đến mãn kinh (thường từ 50-55 tuổi). Trong thời kỳ mãn kinh, buồng trứng ngừng sản xuất estrogen và progesterone và không còn là một kho trứng. Khi điều này xảy ra, chu kỳ kinh nguyệt sẽ chấm dứt.


Hệ thống nội tiết ảnh hưởng đến quá trình lão hóa
Hệ thống nội tiết ảnh hưởng đến quá trình lão hóa

2.2. Bệnh

Bệnh mãn tính có thể ảnh hưởng đến các chức năng của hệ thống nội tiết theo nhiều cách. Sau khi các hormone tạo ra tác dụng của chúng tại cơ quan đích, chúng sẽ chuyển hoá thành các phân tử không hoạt động.

Ví dụ: Gan và thận là cơ quan chính phá vỡ nội tiết tố. Khả năng của cơ thể phá vỡ nội tiết tố giảm đi ở những người mắc bệnh tim, gan hoặc thận mãn tính.

Chức năng nội tiết tố bất thường có thể là do:

  • Bẩm sinh hoặc khiếm khuyết di truyền
  • Phẫu thuật, xạ trị, hoặc một số phương pháp điều trị ung thư chấn thương
  • Khối u ung thư và không ung thư bị nhiễm trùng
  • Sự phá huỷ tự miễn dịch

Chức năng bất thường của nội tiết tố tạo ra sự mất cân bằng hormone được tạo ra bởi quá nhiều hay quá ít hormone.

2.3. Căng thẳng

Căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần có thể kích hoạt phản ứng. Phản ứng này rất phức tạp và có thể ảnh hưởng đến chức năng tim, thận, gan và hệ thống nội tiết. Nhiều yếu tố có thể bắt đầu bằng phản ứng căng thẳng, nhưng yếu tố căng thẳng về thể chất là quan trọng nhất.

Để cơ thể phản ứng và đối phó với căng thẳng về thể chất, tuyến thượng thận phải tạo ra nhiều cortisol. Nếu tuyến thượng thận không đáp ứng được, đây có thể là một vấn đề đe dọa đến tính mạng. Một số yếu tố gây ra phản ứng căng thẳng:

  • Chấn thương
  • Bệnh nặng hoặc nhiễm trùng
  • Nóng hoặc lạnh
  • Quá trình phẫu thuật
  • Phản ứng dị ứng

Các loại căng thẳng khác bao gồm tình cảm, xã hội, kinh tế,... nhưng những loại này thường không yêu cầu sản xuất cortisol ở mức độ cao để có thể sống sót sau căng thẳng.


Căng thẳng do hệ thống nội tiết
Căng thẳng do hệ thống nội tiết

2.4. Di truyền học

Tác động của nội tiết lên cơ thể có thể bị ảnh hưởng bởi gen. Gen là đơn vị thông tin di truyền được truyền từ cha mẹ sang con. Gen được chứa trong nhiễm sắc thể. Số lượng nhiễm sắc thể bình thường là 46 (23 cặp). Đôi khi các nhiễm sắc thể có thể thiếu hoặc bị hư hỏng sẽ dẫn đến các bệnh hoặc tình trạng ảnh hưởng đến sản xuất hoặc chức năng của hormone.

Ví dụ cặp thứ 23 là nhiễm sắc thể giới tính. Một người mẹ và người cha mỗi người đóng góp một nhiễm sắc thể giới tính cho em bé của họ. Con gái thường là hai nhiễm sắc thể X, trong khi đó con trai có một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y. Đôi khi một nhiễm sắc thể hoặc một đoạn nhiễm sắc thể có thể bị khuyết thiếu. Trong hội chứng Turner, chỉ có một nhiễm sắc thể X bình thường và điều này có thể gây ra sự tăng trưởng kém và các vấn đề về hoạt động của buồng trứng.


Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh lý
Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh lý

Rối loạn nội tiết cần được phát hiện và điều trị sớm. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp cho khách hàng gói Khám, sàng lọc các bệnh lý phụ khoa cơ bản giúp nữ giới chủ động kiểm tra sức khỏe sinh lý đồng thời tầm soát nguy cơ bệnh và có hướng điều trị khoa học.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com,ncbi, hormone.org

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe