Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Lê Thu Phương - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Trẻ mới biết đi là độ tuổi vô cùng đáng yêu và tinh nghịch, thậm chí chúng có thể thực hiện những hành vi kỳ quặc một cách tự nhiên, khiến cha mẹ không thể kiểm soát được. Trong giai đoạn này, trẻ đã bắt đầu trở nên tự lập hơn và muốn khám phá thế giới xung quanh chúng. Đây cũng là lúc cha mẹ nên tìm hiểu và hướng con đến những điều tốt đẹp hơn.
1. Phát triển cảm xúc xã hội ở trẻ mới tập đi
Hầu hết mọi đứa trẻ đang trong giai đoạn mới biết đi thường làm những “trò hề” mà người lớn không thể kiểm soát được. Bởi lẽ, lúc này trẻ bắt đầu phát triển dần về mặt cảm xúc và nhận thức, chẳng hạn như biết nhè thức ăn khi không thích hoặc cào cấu khi cảm thấy tức giận về một vấn đề nào đó. Một số trẻ nhỏ khác có các biểu hiện kỳ quặc như ngoáy mũi, bôi thức ăn lên tóc, thậm chí đột ngột hét toáng lên ngay cả ở chốn đông người.
Đối với trẻ mới biết đi, bên não phải sẽ hoạt động tích cực hơn, chi phối về mặt tình cảm, cũng như các cảm xúc bốc đồng và những hành động phi ngôn ngữ ở trẻ. Ngược lại, não trái của trẻ đóng vai trò là trung tâm kiểm soát xung động.
Thông thường, khi chúng ta đang trong trạng thái buồn bã, não trái sẽ nhường chỗ cho các cảm xúc đang trỗi dậy mạnh mẽ ở nửa bên kia của não bộ. Tại thời điểm này, chúng ta sẽ khó có thể kiềm chế được cảm xúc của chính mình, trở nên ít kiên nhẫn hơn và suy nghĩ cũng thiếu đi sự logic hơn trước.
Do đó, những cư xử điên rồ rất dễ nảy sinh trong trường hợp này. Đối với trẻ mới biết đi cũng tương tự như vậy, chúng sẽ bắt đầu xuất hiện những hành động này khi chúng buồn bã, thậm chí cư xử như một chú khủng long nhỏ bá đạo.
2. Khám phá những hành vi của trẻ
Theo Rahil Briggs, một nhà tâm lý học tại Bệnh viện nhi ở Montefiore, New York cho biết trẻ em dường như không cảm thấy xấu hổ khi thực hiện một số hành vi liên quan đến cơ thể, chẳng hạn như ngoáy mũi hoặc nhìn vào bộ phận sinh dục.
Thậm chí, khi người lớn cố gắng nhắc nhở trẻ không nên ngoáy mũi, nhưng thực chất điều này càng khiến cho trẻ có cảm giác tò mò và trỗi dậy ý muốn khám phá vô cùng mạnh mẽ.
Trẻ mới biết đi chỉ thích những thứ có thể gây sự chú ý đối với chúng. Trong giai đoạn này, chúng không thực sự quan tâm quá nhiều, trừ khi đó là một hành động đáng yêu hoặc trông có vẻ hài hước, vui nhộn.
3. Giúp trẻ nhận thức rõ hơn về cơ thể
Một chủ đề gây tranh cãi trong các cuộc bàn luận của cha mẹ xoay quanh về việc giúp trẻ nhận thức rõ hơn về cơ thể của mình. Trẻ ở độ tuổi mới biết đi đang ở trong giai đoạn phát triển chuẩn mực cả về thể chất lẫn tinh thần.
Do đó, việc giúp con khám phá và hiểu biết hơn về cơ thể là một điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên mức độ khám phá chỉ nên dừng lại ở mức vừa phải, và mục đích cuối cùng là cho con biết đâu là phần riêng tư của mình. Hơn nữa, nếu muốn chạm vào khu vực “tối mật” này thì trẻ nên thực hiện điều đó trong khoảng thời gian thích hợp dành riêng cho chúng.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên giải thích cho con biết về sự khác biệt giữa “đụng chạm tốt” và “đụng chạm xấu”. Ai là người có thể chạm vào vùng riêng tư của trẻ và thời điểm nào sẽ thích hợp? Chẳng hạn như đi tắm hoặc khám tại bệnh viện.
Trẻ em ở độ tuổi này thường bị cuốn hút bởi những khái niệm “giống và khác nhau” trong giới tính. Nếu con bạn tiếp xúc hay nắm tay với những đứa trẻ khác, hãy bình tĩnh và giải thích cho con biết rằng không nên chạm vào những phần riêng tư của người khác, cũng giống như không cho phép người khác chạm vào phần riêng tư của mình.
4. Mở khóa những bí ẩn về hành vi của trẻ mới biết đi
Các nhà nghiên cứu cho biết, trẻ mới biết đi giống như những nhà khoa học nhỏ tuổi, bởi chúng muốn khám phá và thử mọi thứ một cách trực tiếp. Trẻ thường muốn tương tác, tiếp xúc, chạm, cảm nhận, nếm, ngửi, nhìn và thử nghiệm các tính chất của đồ vật. Đây cũng là cách mà trẻ đang quan sát cũng như tìm hiểu về thế giới xung quanh.
Trẻ nhỏ có thể bị mắc kẹt giữa cảm giác tự lập vô cùng thú vị và phấn khích này. Trẻ muốn tự đi bộ, tự ăn uống, tự mặc quần áo, có thể nói chuyện và làm chủ thế giới của riêng mình. Tuy nhiên, chúng có thể cảm thấy căng thẳng hay bối rối khi nghĩ về việc chúng có thể tự lập hoặc chỉ là “thiên thần” nhỏ của mẹ.
Khi trẻ lên 4 tuổi, cha mẹ nên giáo dục con cái theo xu hướng văn minh hơn, chẳng hạn như dạy trẻ biết nói lời cảm ơn hoặc lời yêu cầu lịch sự đối với người khác, biết chia sẻ đồ chơi và kiểm soát các hành vi cư xử của mình một cách đúng mực.
5. Một số cách giúp xử lý những hành vi của trẻ
Khi thấy con có những hành động kỳ quặc hoặc không đúng mực, cha mẹ có thể áp dụng những chiến lựơc xử lý đơn giản sau đây:
- Hạ giọng xuống: bạn không nên quát mắng hay tỏ ra quá gay gắt khi con xử xự không như bạn mong muốn, chẳng hạn như phá phách, quấy khóc hoặc không nghe lời. Trong trường hợp này, bạn nên tìm hiểu rõ suy nghĩ của trẻ với sự đồng cảm và thấu hiểu. Nếu trẻ trót nói một từ ngữ mang ý nghĩa tiêu cực hoặc thô tục, bạn nên nói với một giọng điệu nghiêm khắc hơn và yêu cầu trẻ nói lại một từ khác.
- Tìm một giải pháp tối ưu hơn: khi trẻ thực hiện những hành vi không lành mạnh, cha mẹ có thể tìm ra các biện pháp thích hợp để hạn chế hoặc ngăn trẻ làm điều đó. Ví dụ, bạn có thể dán chặt tã nếu trẻ muốn xé chúng.
- Khuyến khích khi trẻ làm việc tốt: cha mẹ nên nhìn nhận những điểm tốt của trẻ và khuyến khích chúng tiếp tục phát huy. Ngoài ra, bạn nên dành nhiều thời gian cho trẻ để thấu hiểu và giúp con hướng đến những điều tốt đẹp, cũng như hoàn thiện bản thân hơn.
Tuy nhiên, trẻ trong giai đoạn phát triển cũng rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa...cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.
Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:
Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ
Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong