Mặc dù bạn có thể chưa bao giờ nghe nói về hạt cao lương trước đây, nhưng loại ngũ cốc này đã có từ hàng thế kỷ trước. Loại hạt này rất giàu chất dinh dưỡng và dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn của bạn, nhưng giá trị của hạt cao lương không chỉ dừng lại ở đó. Hạt cao lương cũng được sử dụng rộng rãi như một nguồn nhiên liệu tự nhiên và hiệu quả về chi phí.
1. Hạt cao lương
Cao lương, một loại ngũ cốc cổ thuộc họ cỏ Poaceae. Hạt cao lương có hình dạng nhỏ, tròn và thường có màu trắng hoặc vàng - mặc dù một số giống có thể cho hạt cao lương đỏ, nâu, đen hoặc tím.
Có nhiều loài lúa miến, phổ biến nhất là Sorghum bicolor, có nguồn gốc từ Châu Phi. Ngoài ra, còn có các loại hạt cao lương có nguồn gốc từ Úc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á khác.
Mặc dù hạt cao lương ít được biết đến ở thế giới phương Tây, nhưng đây là loại cây ngũ cốc được sản xuất nhiều thứ năm trên thế giới, với sản lượng hàng năm ở mức khá cao khoảng 57.6 triệu tấn. Nông dân ưa chuộng cây trồng này do khả năng chịu hạn, nắng nóng và các điều kiện đất đai khác nhau.
Ở Bắc Mỹ, hạt cao lương thường được sử dụng trong sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi và sản xuất nhiên liệu ethanol. Chính điều này, cho thấy được sự quan tâm đến việc sử dụng nó làm thực phẩm cho con người ngày càng tăng, nhờ vào thành phần dinh dưỡng ấn tượng của nó.
Ở dạng nguyên hạt, hạt cao lương có thể được nấu chín như quinoa hoặc gạo, xay thành bột, hoặc làm bỏng ngô. Nó cũng được chuyển đổi thành một loại sirô được sử dụng để làm ngọt nhiều loại thực phẩm đã qua chế biến.
2. Thành phần dinh dưỡng có trong hạt cao lương
96 gam hạt cao lương chưa nấu chín cung cấp:
- Lượng calo: 316
- Chất đạm: 10 gam
- Chất béo: 3 gam
- Carbohydrate: 69 gam
- Chất xơ: 6 gam
- Vitamin B1 (thiamine): 26% giá trị hàng ngày (DV)
- Vitamin B2 (riboflavin): 7% DV
- Vitamin B5 (axit pantothenic): 7% DV
- Vitamin B6: 25% DV
- Đồng: 30% DV
- Sắt: 18% DV
- Magiê: 37% DV
- Phốt pho: 22% DV
- Kali: 7% DV
- Kẽm: 14% DV
Hơn nữa, hạt cao lương có cách thành phần dinh dưỡng thiết yếu khá phong phú, bao gồm cả vitamin B, đóng một vai trò thiết yếu trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, đồng thời phát triển thần kinh và sức khỏe của da và tóc. Đồng thời, cao lương cũng là nguồn thực phẩm giàu magie, một khoáng chất quan trọng đối với sự hình thành xương, sức khỏe tim mạch và hơn 600 phản ứng sinh hóa trong cơ thể bạn, chẳng hạn như sản xuất năng lượng và chuyển hóa protein .
Ngoài ra, hạt cao lương có nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid, axit phenolic và tannin. Tác dụng của hạt cao lương giúp chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa này có thể làm giảm căng thẳng oxy hóa và viêm trong cơ thể của bạn.
Hơn nữa, 96 gam cao lương cung cấp khoảng 20% lượng chất xơ được khuyến nghị hàng ngày. Một chế độ ăn uống giàu chất xơ thúc đẩy sức khỏe đường ruột, ổn định lượng đường trong máu của bạn và hỗ trợ quản lý cân nặng.
Cuối cùng, hạt này là một nguồn protein tuyệt vời. Trên thực tế, nó cung cấp nhiều protein ngang với quinoa, một loại ngũ cốc nổi tiếng với hàm lượng protein cao.
3. Sử dụng hạt cao lương là một lựa chọn ngũ cốc không chứa gluten
Gluten, một nhóm protein được tìm thấy trong một số loại ngũ cốc giúp tạo ra cấu trúc và chất lượng sản phẩm thực phẩm. Với việc ngày càng có nhiều người tránh dùng nó vì những lý do sức khỏe như bệnh celiac hoặc nhạy cảm với gluten không phải celiac, nhu cầu về các sản phẩm không chứa gluten đang có nhu cầu ngày càng gia tăng.
Đối với những người đang tìm kiếm một loại ngũ cốc không chứa gluten, hạt cao lương được xem như một lựa chọn siêu tốt cho sức khỏe. Nói chung, bạn có thể thay thế bột mì chứa gluten cho cao lương trong các sản phẩm nướng như bánh mì, bánh quy hoặc các món tráng miệng khác. Hơn nữa, bạn có thể sử dụng ngũ cốc nguyên hạt để tạo nên những khẩu phần ăn thịnh soạn đầy đủ chất dinh dưỡng.
Từ những nhận định trên cho thấy các sản phẩm có chứa lúa miến có thể được sản xuất tại các cơ sở sản xuất các sản phẩm có chứa gluten. Do đó, hãy nhớ kiểm tra nhãn để đảm bảo chúng được sản xuất trong một cơ sở không chứa gluten.
4. Sirô cao lương
Sirô được sử dụng rộng rãi như một chất tạo ngọt trong công nghiệp thực phẩm. Mật đường và sirô cao lương đều có độ đặc sệt và có màu nâu sẫm, nhưng chúng được chế biến khác nhau. Mặc dù cả sirô cao lương và mật đường đều có nguồn gốc từ họ cỏ Poaceae, loại trước đến từ nước ép của cây cao lương, trong khi loại sau có nguồn gốc từ mía. Sirô cao lương có tổng lượng đường thấp hơn nhưng lượng đường fructose cao hơn, làm cho nó ngọt hơn mật đường.
Trong các công thức yêu cầu mật đường, bạn thường có thể thay thế bằng sirô cao lương với tỷ lệ 1: 1. Nếu bạn thấy nó quá ngọt, bạn hãy sử dụng ít hơn một chút hoặc thêm nhiều chất lỏng hơn.
Tuy nhiên, vì hầu hết mọi người tiêu thụ quá nhiều đường, hãy nhớ tiêu thụ các sản phẩm có lượng đường cao ở mức vừa phải.
Cao lương được biết đến như một loại ngũ cốc chứa nhiều chất dinh dưỡng mà bạn có thể sử dụng theo nhiều cách. Thành phần dinh dưỡng của hạt cao lương khá giàu vitamin và khoáng chất như vitamin B, magiê, kali, phốt pho, sắt và kẽm. Hạt cao lương cũng là một nguồn chất xơ, chất chống oxy hóa và protein tuyệt vời. Hơn nữa, có thể sử dụng dễ dàng thay thế gạo hoặc quinoa bằng lúa miến nguyên hạt trong hầu hết các công thức nấu ăn. Để có một bữa ăn nhẹ bổ dưỡng, hãy thử cho ngũ cốc nguyên hạt lên bếp để làm bỏng ngô. Hoặc, bạn cũng có thể sử dụng bột cao lương để thay thế không chứa gluten cho các loại bột mì khác. Nếu bạn đang tìm kiếm một loại ngũ cốc bổ dưỡng để thêm vào bữa ăn tiếp theo của mình, hãy thử sử dụng hạt cao lương.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: healthline.com