Giao mùa, cảnh giác bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Bùi Thị Hà - Bác sĩ Nhi - Sơ Sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về các bệnh lý viêm đường hô hấp trên (cúm, viêm mũi họng, viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa...) đã gây ra 10 triệu ca tử vong hàng năm. Theo số liệu thống kê, trung bình một đứa trẻ dưới 5 tuổi có thể mắc bệnh viêm đường hô hấp trên từ 4 – 6 lần trong một năm, điều này khiến trẻ suy giảm sức khỏe, chậm phát triển thể chất và trí tuệ.

1. Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

Hệ hô hấp được tính bắt đầu từ cửa mũi trước đến các phế nang trong phổi. Trong đó đường hô hấp trên bao gồm: Mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản. Chức năng của hệ hô hấp trên là nhận lấy không khí từ bên ngoài, làm ẩm không khí, sưởi ấm và lọc trước khi đưa vào phổi. Sau đó hệ hô hấp dưới sẽ thực hiện các chức năng lọc và trao đổi khí.

Viêm đường hô hấp trên là tên gọi tổng hợp của nhiều bệnh lý khác nhau, từ mũi xuống ngã ba hầu họng, chủ yếu là viêm mũi, viêm họng, viêm hệ thống bạch huyết họng ở trẻ nhỏ (viêm VA), viêm tai. Viêm hô hấp trên có thể tự khỏi hoặc phải điều trị hoặc có thể tiến triển thành viêm đường hô hấp dưới (viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản hay viêm phổi). Có thể thấy hệ hô hấp trên là cơ quan đầu tiên tiếp xúc với các bất lợi từ môi trường, kể cả vi khuẩn, nấm mốc... do đó nó vô cùng nhạy cảm và dễ nhiễm bệnh.


Đường hô hấp trên
Đường hô hấp trên

Đối tượng dễ mắc viêm đường hô hấp trên phải kể đến là trẻ em, người cao tuổi, người bệnh bạch cầu, người bệnh suy giảm miễn dịch... Hiện nay, trong thời tiết giao mùa, rất nhiều bậc phụ huynh vẫn còn lơ là và chủ quan với bệnh vì nghĩ rằng đây là bệnh đơn giản, không đáng ngại. Tuy nhiên, viêm đường hô hấp trên ở trẻ không chỉ dừng lại ở các vấn đề như viêm phế quản, viêm phổi, mà nguy hiểm hơn là suy hô hấp và tử vong nếu không điều trị đúng và kịp thời.

2. Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

Viêm đường hô hấp trên có thể gây ra bởi virus, vi khuẩn, bụi, khí độc, nấm mốc... Bệnh thường khởi phát bởi một loại virus trước đó, sau đó bội nhiễm vi khuẩn gây nên tình trạng viêm họng và nhiễm trùng đường hô hấp trên. Ngoài ra, vẫn có một số yếu tố nguy cơ khác làm gia tăng khả năng xâm nhập của virus, vi khuẩn gây bệnh như:

Lứa tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ: trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi, trẻ sinh non tháng, trẻ có thể trạng suy dinh dưỡng, còi xương hoặc trẻ bị suy giảm miễn dịch.

Môi trường sống: Trẻ sống trong môi trường ẩm thấp, điều kiện vệ sinh kém, trẻ nằm phòng điều hòa với nhiệt độ thấp khiến mũi họng bị khô dẫn đến viêm, nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em sẽ càng tăng cao hơn khi thời tiết thay đổi.


Trẻ sinh non thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh viêm đường hô hấp
Trẻ sinh non thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh viêm đường hô hấp

3. Lưu ý khi chăm sóc trẻ lúc giao mùa

Đối với em bé sơ sinh trong tháng đầu tiên, trẻ chưa có đề kháng tốt, mẹ và những người chăm sóc bé nên tránh tiếp xúc với bé nếu bản thân đang bị bệnh hoặc phải rửa tay sạch sẽ khi chăm bé, nên đeo khẩu trang nếu bị cảm ho.

Những trẻ sinh mổ thường dễ bị khò khè do đàm nhớt còn lại ở đường hô hấp, mẹ không nên quá lo lắng và không tự ý cho bé uống kháng sinh sớm, nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để được khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Một công trình nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, những em bé sử dụng kháng sinh trước 1 tuổi có nguy cơ khởi phát bệnh hen suyễn nhiều hơn so với em bé sử dụng kháng sinh sau 1 tuổi.

Một số trẻ khóc đêm, bỏ bú đơn thuần vì nghẹt mũi, mẹ cần phải thông mũi cho bé bằng cách hút mũi và cho bé nằm đầu cao, vỗ lưng nhè nhẹ giúp trẻ ho và nôn ra đờm giải. Phụ huynh nên lưu ý, ho là một phản xạ tốt để bảo vệ cơ thể trẻ, bảo vệ phổi cho trẻ, do đó không nên quá lo lắng và tự tiện cho bé uống thuốc ức chế ho, nhất là đối với trẻ dưới 1 tuổi.


Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ
Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ

4. Triệu chứng cảnh báo viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

  • Triệu chứng, thường gặp nhất là sốt, dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất của bệnh viêm đường hô hấp trên thường. Trẻ sốt cao thành cơn, thân nhiệt tăng 39 - 40 độ C.
  • Sổ mũi và chảy nước mũi, dịch nhiều, trong, loãng, không có mủ và không mùi hôi. Một số trẻ chảy nước mũi thường xuyên 1 hoặc cả 2 mũi. Một số trẻ em bị viêm VA mãn do trực khuẩn thì chất nhầy chảy ra ở mũi thường có màu xanh.
  • Ho thành cơn hay ho khan, ho có đờm.
  • Khó thở là một triệu chứng không đặc thù của viêm đường hô hấp trên, thường là triệu chứng của viêm đường hô hấp. Khó thở rất ít gặp nhưng khi đã gặp thì thường là dấu hiệu của bệnh nặng, bé phải thở rít, thở khò khè... Sau đợt cấp, nếu không chữa trị tốt dễ chuyển sang viêm mạn tính, với triệu chứng thường là ho, rát họng, nuốt thấy hơi vướng trong họng, nghẹt mũi do hiện tượng phì đại cuống mũi.
  • Nhức đầu (thường gặp trong viêm xoang).
  • Trẻ bị kèm viêm kết mạc mắt, sợ ánh sáng, mắt đỏ, đau, ngứa và chảy nước mắt.
  • Hơi thở hôi.
  • Đau cơ, mệt mỏi.
  • Đau bụng, nôn ói, tiêu chảy.

Trẻ xuất hiện triệu chứng ho thành cơn
Trẻ xuất hiện triệu chứng ho thành cơn

5. Điều trị và chăm sóc trẻ em bị viêm đường hô hấp trên

Để điều trị các bệnh lý viêm đường hô hấp trên ở trẻ, trước hết cần tìm nguyên nhân. Bệnh phần lớn là do virus nên không cần dùng kháng sinh mà chỉ cần điều trị triệu chứng. Đồng thời:

  • Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi để làm thông mũi bé trước khi cho ăn, cho bú.
  • Cần xây dựng cho trẻ chế độ dinh dưỡng hợp lý để cơ thể tự điều chỉnh chứ không nên dùng kháng sinh. Cho trẻ ăn uống bình thường, tránh kiêng cữ, tăng cường rau xanh và nước hoa quả.
  • Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi xuất hiện các dấu hiệu nặng như: sốt cao, ho không dứt, nôn ói kéo dài, tiêu chảy nặng hoặc có các dấu hiệu biến chứng ở tai, phổi, tiêu hóa, mắt...
  • Luôn trang bị khẩu trang cho trẻ mỗi khi ra đường. Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người. Hạn chế cho trẻ ra ngoài vào những ngày giao mùa, tạo thói quen uống nước ấm vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy để cổ họng không bị khô.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ nơi ăn ngủ của bé, giữ ấm cho bé.
  • Chích ngừa đầy đủ theo lịch tiêm chủng.

Sử dụng nước muối sinh lý làm thông mũi cho bé
Sử dụng nước muối sinh lý làm thông mũi cho bé

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên bổ sung thêm một số thực phẩm hỗ trợ có chứa thành phần lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, cảm cúm.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe