Giải thích thế nào cho trẻ về béo phì?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS. TS. BS Huỳnh Thoại Loan - Trưởng khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác là một trong những chuyên gia về Nhi - Sơ sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh với gần 30 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh về nội tiết nhi, thận nhi khoa và các vấn đề Nhi - Sơ sinh khác.

Chiều cao, cân nặng và sự phát triển của trẻ luôn là mối quan tâm của các bậc cha mẹ. Một em bé nặng cân có thể sẽ không phát triển thành một đứa trẻ thừa cân, nhưng một đứa trẻ béo phì thường lớn lên thành một người trưởng thành béo phì.

1. Trẻ nhỏ như thế nào là béo phì?

Chiều cao, cân nặng, sự phát triển của đứa trẻ, đặc biệt là vấn đề trẻ béo phì luôn cần được quan tâm để đứa trẻ được khỏe mạnh.

Cha mẹ có thể theo dõi sự phát triển của con mình qua biểu đồ tăng trưởng. Nhìn vào biểu đồ tăng trưởng, cha mẹ có thể thấy được xu hướng phát triển của con mình để so với những đứa trẻ cùng lứa tuổi. Theo biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization - WHO), nếu cân nặng chiều cao của trẻ lớn hơn bách phân vị thứ 98 thì trẻ có cân nặng theo chiều cao lớn.

Cha mẹ nên lưu ý, trong chế độ ăn của trẻ cần một lượng chất béo vừa đủ để có thể phát triển toàn diện. Việc giảm cân bằng cách giới hạn năng lượng nạp được khuyến cáo không nên áp dụng đối với trẻ từ 2 tuổi trở xuống.

Tuy nhiên dư thừa chất béo và năng lượng cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Một ví dụ dễ nhận thấy là nếu trẻ quá nặng cân sẽ chậm biết lẫy, biết bò và biết đi - những quá trình quan trọng trong sự phát triển thể chất và tinh thần ở đứa trẻ.

2. Cách tính béo phì ở trẻ em

Cách tính chỉ số béo phì dựa trên chỉ số BMI được tính từ cân nặng và chiều cao của trẻ.

BMI = Cân nặng (kg) / [Chiều cao (m)] 2

Trong đó: BMI là chỉ số khối cơ thể.

  • Nếu BMI < 18,5: Trẻ bị thiếu cân.
  • Nếu 18,5 ≤ BMI < 25: Cân nặng của trẻ bình thường.
  • Nếu 25 ≤ BMI < 30: Trẻ bị thừa cân.
  • Nếu 30 ≤ BMI < 35: Trẻ béo phì cấp độ I.
  • Nếu 35 ≤ BMI < 40: Trẻ béo phì cấp độ II.
  • Nếu 40 ≤ BMI < 50: Trẻ béo phì cấp độ III.
  • Nếu BMI ≥ 50: Siêu béo phì cấp độ IV.

Siêu béo phì cấp độ IV ở trẻ
Siêu béo phì cấp độ IV ở trẻ

3. Làm thế nào để tránh béo phì ở trẻ nhỏ?

Cha mẹ nào cũng đều quan tâm tới sự phát triển của con mình. Để tránh tình trạng trẻ béo phì, duy trì cân nặng hợp lý ở trẻ, cha mẹ có thể tham khảo:

3.1 Theo dõi cân nặng của người mẹ khi mang thai

Trong thời kỳ mang thai, nếu người mẹ tăng cân quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ tăng cân nặng của đứa trẻ khi sinh ra. Các nghiên cứu cũng nhận thấy nếu đứa trẻ sinh ra với cân nặng lớn thì nguy cơ trẻ béo phì sau này cũng tăng lên.

3.2 Nuôi con bằng sữa mẹ

Một số nghiên cứu gợi ý nuôi con bằng sữa mẹ có khả năng làm giảm nguy cơ bị béo phì ở trẻ sau này.

3.3 Hạn chế các thức uống có đường

Các loại nước ép hoa quả không phải thành phần cần thiết trong chế độ ăn của một em bé. Khi bé bắt đầu tập ăn những thức ăn đặc, nên để bé hấp thu dinh dưỡng từ hoa quả tươi và rau tươi.

3.4 Khi trẻ quấy khóc, đừng cho ăn ngay

Cha mẹ không nên hình thành thói quen mặc định mỗi khi trẻ khóc là trẻ đang đói và cho trẻ uống sữa. Hay bé không chịu ăn nhưng vẫn cố ép ăn bằng được hãy cho trẻ ăn mỗi khi trẻ cảm thấy thoải mái nhất.

3.5 Hạn chế sử dụng truyền hình

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ không khuyến khích sử dụng các phương tiện truyền hình cho trẻ em từ 2 tuổi trở xuống. Nếu trẻ càng xem vô tuyến nhiều thì nguy cơ bị béo phì ở trẻ càng tăng lên.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia, có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: mayoclinic.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe