Giải đáp thắc mắc: Cường giáp có phải bướu cổ?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nội Tổng Quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Cường giáp và bướu cổ đơn thuần đều có đặc điểm là tuyến giáp tăng lên về kích thước. Tuy nhiên khác nhau về chức năng nội tiết tuyến giáp, bướu cổ đơn thuần không ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp, còn cường giáp gây rối loạn chức năng tuyến giáp ảnh hưởng đến các cơ quan trên cơ thể.

1. Cường giáp có phải bướu cổ không?

Bướu cổ hay còn gọi là bướu giáp là một bệnh lý phổ biến của tuyến giáp có biểu hiện rất điển hình là có khối lồi lên ở vùng cổ do sự tăng lên về kích thước của tuyến giáp. Bướu cổ được chia làm ba nhóm là: bướu cổ lành tính, ung thư và rối loạn chức năng nội tiết tuyến giáp (cường giáp, suy giáp). Trong đó bướu cổ lành tính là hay gặp nhất chiếm 80% các trường hợp.

Bướu cổ lành tính là các trường hợp tuyến giáp tăng lên về kích thước mà không gây ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp. Do đó các trường hợp bướu cổ lành tính hầu như không phải can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên khi bướu quá lớn gây nuốt vướng nuốt khó, khó thở và lồi ra phía trước gây mất thẩm mỹ thì có thể phẫu thuật cắt bướu. Bướu cổ lành tính dành cho các trường hợp tuyến giáp to mà không gây ra rối loạn gì cả, không gây ra cường giáp hay suy giáp, cũng không phải ung thư.

Cường giáp basedow là một rối loạn hệ thống miễn dịch dẫn đến rối loạn chức năng nội tiết tuyến giáp đó là việc sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp (cường giáp). Vì các hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến một số hệ thống cơ thể khác nhau, các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến bệnh cường giáp có thể rất rộng và ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tổng thể của bạn. Bệnh cường giáp có biểu hiện bướu cổ nhưng không phải bướu cổ đơn thuần mà có các đặc điểm riêng.

2. Đặc điểm lâm sàng của bướu cổ và cường giáp

Đối với bướu giáp đơn thuần: bệnh nhân thường có tình trạng bình giáp, thường do thiếu iod, có yếu tố dịch tễ làm ảnh hưởng đến sự phát triển nhất là trẻ em giảm trí thông minh, đần độn.

  • Đối với bướu giáp đơn đều: chỉ tình cờ thấy bướu lớn, hoặc do người khác phát hiện có một khối u ở giữa cổ, sờ có ranh giới rõ, không dính vào da, không đau, mềm hay chắc, di động theo nhịp nuốt lên xuống, khi bướu to có thể gây chèn; không có tiếng thổi tại đỉnh bướu.

Bệnh nhân bướu cổ thường có tình trạng bình giáp, thường do thiếu iod
Bệnh nhân bướu cổ thường có tình trạng bình giáp, thường do thiếu iod
  • Đối với bướu giáp nhiều nhân: gồm nhiều khối tròn đường kính từ 0,5 - vài cm.

Đối với cường giáp: bướu cổ với các đặc điểm bướu lan tỏa, bướu mạch có thể nghe thấy tiếng thổi do tăng sinh mạch, đồng nhất, cả 2 thùy, di động khi nuốt, không đau, không có dấu hiệu chèn ép. Kích thước thường nhỏ hơn bướu cổ đơn thuần. Kèm theo các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh cường giáp bao gồm:

  • Lo lắng và cáu kỉnh
  • Một sự run rẩy của bàn tay hoặc ngón tay của bạn
  • Nhạy cảm với nhiệt và tăng tiết mồ hôi hoặc làm ấm da, ẩm
  • Giảm cân, mặc dù thói quen ăn uống bình thường
  • Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt
  • Rối loạn cương dương hoặc giảm ham muốn
  • Nhu động ruột thường xuyên
  • Mắt lồi (bệnh mắt của Graves)
  • Mệt mỏi
  • Da dày, đỏ thường ở cẳng chân hoặc đỉnh bàn chân (Bệnh da liễu Graves)
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều (đánh trống ngực).

3. Chẩn đoán bướu cổ và cường giáp

Có thể chẩn đoán người bệnh bướu cổ đơn thuần hay cường giáp qua các phương pháp:

  • Dựa vào các triệu chứng lâm sàng, đặc điểm bướu
  • Dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng
  • Định lượng hormone tuyến giáp để phân biệt: bướu cổ đơn thuần hormone tuyến giáp trong giới hạn bình thường, cường giáp có tăng hormone tuyến giáp
  • Siêu âm tuyến giáp
  • Chụp xạ hình tuyến giáp giúp phân biệt.

4. Điều trị

Bướu cổ đơn thuần: Chức năng tuyến giáp thường không bị ảnh hưởng. Các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Điều trị ngoại khoa: Hạn chế tối đa phẫu thuật vì bướu giáp trong trường hợp này lớn là do hoạt động bù, nếu cắt bỏ dễ bị suy giáp, nhất là hiếm khi chỉ định đối với các bướu lớn lan tỏa. Tuy nhiên can thiệp phẫu thuật có thể đặt ra trong những trường hợp sau: Bướu giáp quá lớn gây chèn ép (khó nuốt, khó thở, nói khàn). Bướu giáp lâu năm dễ bị ung thư hoá hoặc nghi ngờ ung thư hoá, bướu nhiều nhân. Ngoài ra còn vì lý do thẩm mỹ. Sau khi phẫu thuật, phải thường xuyên kiểm tra FT4, TSH để phát hiện suy giáp kịp thời.
  • Điều trị nội khoa: Đối với bướu giáp do thiếu iod hay bướu giáp địa phương: Phần lớn không hoặc ảnh hưởng rất ít đến chức năng tuyến giáp, nhưng nguyên nhân chính là do thiếu iod, nên tốt nhất là đưa iode vào điều trị và dự phòng. Cần theo dõi biến chứng Iod-Basedow.

Cường giáp: Điều trị phụ thuộc vào từng cá thể. Mục tiêu điều trị nhằm điều chỉnh hormone tuyến giáp ổn định tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Có 3 phương pháp điều trị bao gồm: Điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa, điều trị bằng phóng xạ


Điều trị cường giáp phụ thuộc vào từng cá thể
Điều trị cường giáp phụ thuộc vào từng cá thể

Chuyên khoa Nội tiết - Tiểu đường thuộc Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một địa chỉ đáng tin cậy để điều trị bệnh cường giáp và bệnh lý tuyến giáp nói chung.

Chuyên khoa áp dụng các kỹ thuật mới trong điều trị bệnh như: điều trị nhân lành tính tuyến giáp bằng kỹ thuật đốt sóng cao tần (tránh được cho bệnh nhân cuộc phẫu thuật nhân tuyến giáp). Đội ngũ y bác sĩ được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm:

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe