Giá trị chụp cộng hưởng từ trong chẩn đoán sớm bệnh đột quỵ

Trong đột quỵ, việc chẩn đoán và xác định lõi nhồi máu và vùng ranh giới là không thể thiếu để quyết định phương thức điều trị. Với những tiến bộ trong công nghệ, giá trị chụp cộng hưởng từ trong chẩn đoán sớm bệnh đột quỵ đã được từng bước khẳng định vai trò chủ chốt. Phương tiện này cho phép xác định kích thước, vị trí của tổn thương và vùng ranh giới, xác định vị trí huyết khối để đưa ra cách thức điều trị nào phù hợp với tình trạng người bệnh.

1. Vì sao cần dùng chụp cộng hưởng từ trong chẩn đoán sớm bệnh đột quỵ?

Chụp cộng hưởng từ (MRI) là một xét nghiệm hình ảnh y tế sử dụng sóng vô tuyến mạnh và nam châm để tạo ra hình ảnh có độ tương phản cao về não. Công cụ này có thể phát hiện nhiều loại bất thường ở não và mạch máu, đồng thời có thể giúp hình dung ra được sự khác biệt nhỏ giữa các mô không rõ ràng trên các phương thức khác như chụp cắt lớp vi tính (CT). Trong nhiều trường hợp, MRI cũng có thể giúp hiển thị các mô bất thường quá nhỏ hoặc nằm ở các vùng não mà CT không thể phát hiện được.

Bước đầu tiên để đánh giá một bệnh nhân đột quỵ là xác định xem bệnh nhân đã trải qua một cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ hay đột quỵ do xuất huyết. Chụp MRI não chính là xét nghiệm đầu tiên được thực hiện để cho ra xác chẩn đoán rõ ràng giữa hai tình huống này. Theo đó, MRI không chỉ giúp phát hiện mô não bị tổn thương do đột quỵ dạng thiếu máu cục bộxuất huyết não mà MRI còn rất nhạy và đặc hiệu trong việc phân biệt các dạng tổn thương do thiếu máu cục bộ cũng như loại trừ các bệnh lý tương tự như đột quỵ não cấp.

Trong quá trình khảo sát tổn thương não bằng MRI, bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hay kỹ thuật viên sẽ dùng một số chuỗi xung MRI khác nhau trong cùng một lần quét và mỗi chuỗi xung sẽ làm nổi bật các khía cạnh khác nhau của mô não. Nhờ đó, giá trị của MRI càng được khẳng định trong các tình huống đột quỵ cấp tính.


Bước đầu tiên để đánh giá một bệnh nhân đột quỵ là xác định xem bệnh nhân đã trải qua một cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ hay đột quỵ do xuất huyết
Bước đầu tiên để đánh giá một bệnh nhân đột quỵ là xác định xem bệnh nhân đã trải qua một cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ hay đột quỵ do xuất huyết

2. Các kết quả của MRI nhằm phát hiện đột quỵ cấp tính

Chụp MRI với chuỗi xung khuếch tán (DWI) có thể phát hiện những thay đổi thiếu máu cục bộ trong vòng vài phút sau khi khởi phát. Sự chuyển động proton giảm được phát hiện như là dấu hiệu giảm của hệ số khuếch tán biểu kiến ADC (Apparent Diffusion Coefficient).

Trong giai đoạn đầu của quá trình thiếu máu cục bộ não, chụp hình ảnh tưới máu (PWI) bằng cách sử dụng tiêm thuốc cản quang lần 1 hoặc gắn thẻ spin của các proton trong nước trong máu, cho thấy sự giảm lưu lượng dịch não tủy, thể tích máu não tủy và tăng thời gian di chuyển trung bình của máu qua mô não.

Chính các bất thường trọng khuếch tán và tưới máu não sẽ phù hợp tương quan với vùng nhồi máu và là dấu hiệu của sự hoại tử tế bào thần kinh vĩnh viễn. Bất thường khuếch tán và tưới máu nếu không phù hợp nhau với bất thường tưới máu lớn hơn bất thường khuếch tán có thể là dấu hiệu của một vùng thiếu máu cục bộ có hồi phục.

Một vài giờ sau khi khởi phát đột quỵ, phim chụp MRI đôi khi sẽ quan sát thấy mất tín hiệu trống động mạch (trên 30 - 40% bệnh nhân). Điều này được quan sát tốt trên hình ảnh T2W (T2-WI). Vào thời điểm 2-4 giờ, hình ảnh T1-WI (T1-WI) cho thấy dấu hiệu phù não do phản ứng phù nề độc tế bào khi bị hoại tử. Vào thời điểm 8 giờ, T2-WI cho thấy tín hiệu cường độ cao do nhiễm độc tế bào và phù mạch. Lúc 16-24 giờ, T1-WI cho thấy tín hiệu giảm âm do nhiễm độc tế bào và phù mạch.


Chụp MRI với chuỗi xung khuếch tán (DWI) có thể phát hiện những thay đổi thiếu máu cục bộ trong vòng vài phút sau khi khởi phát
Chụp MRI với chuỗi xung khuếch tán (DWI) có thể phát hiện những thay đổi thiếu máu cục bộ trong vòng vài phút sau khi khởi phát

Những phát hiện trên MRI trong chẩn đoán sớm bệnh đột quỵ do thiếu máu cục bộ có thể được tóm tắt trong bảng dưới đây.

3. Khi nào không thể chụp cộng hưởng từ?

Nếu bệnh nhân có một trong các yếu tố sau đây sẽ được xem là chống chỉ định cho việc thực hiện MRI:

  • Có các vật liệu cấy ghép bằng kim loại trong cơ thể như khớp giả, van tim nhân tạo hay máy tạo nhịp tim vĩnh viễn, mặc dù các thế hệ máy hiện đại đã có khả năng cho phép chụp MRI
  • Có tiền sử bị dị ứng với chất tương phản từ (gadolinium)
  • Mắc chứng sợ hãi không gian hẹp. Lúc này, bệnh nhân cần được giải thích rõ mục đích của việc thực hiện để có thể hợp tác tốt hơn hay cần được chỉ định dùng an thần nhẹ. Một số loại máy MRI dùng hệ thống mở nhằm giúp người bệnh giảm cảm giác sợ hãi; tuy nhiên, hầu hết các máy quét MRI mở sẽ cung cấp hình ảnh chất lượng kém hơn.

Trong các tình huống có chống chỉ định nêu trên, việc chẩn đoán đột quỵ là hoàn toàn phụ thuộc vào chụp CT theo nguyên tắc sử dụng tia X quang thông thường.

Tóm lại, các phương thức MRI hiện nay rất mới và nổi bật, ngày càng được nâng cao khả năng chẩn đoán trong đột quỵ cấp. Từ đó, phương tiện này là nền tảng quyết định cho những hướng dẫn điều trị không chỉ trong giai đoạn cấp tính và còn trong việc quản lý những tổn thương não lâu dài cho người bệnh, phòng ngừa thứ phát về sau.


Bệnh nhân có tiền sử bị dị ứng với chất tương phản từ (gadolinium) chống chỉ định cho việc thực hiện MRI
Bệnh nhân có tiền sử bị dị ứng với chất tương phản từ (gadolinium) chống chỉ định cho việc thực hiện MRI

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe