Đứt dây chằng chéo trước có đi lại được không? Điều trị ra sao?

Đứt dây chằng chéo trước có đi lại được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Đứt dây chằng chéo là một tình trạng nghiêm trọng và bệnh nhân phải xử lý ngay lập tức. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân không nhận thức đúng mức độ của tình trạng này và không điều trị kịp thời, dẫn đến các tổn thương phát triển trên sụn khớp.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của ThS. BS Hoàng Xuân Hùng, chuyên ngành Ngoại Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện ĐKQT Vinmec Nha Trang.

1. Đứt dây chằng chéo trước có đi lại được không?

Khi bị đứt dây chằng chéo trước gối, bệnh nhân không cần lo lắng vì vẫn có thể đi lại. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ gặp khó khăn khi chạy hoặc đi nhanh trong tương lai. Thậm chí, người bệnh có thể xuất hiện biến chứng nghiêm trọng hơn là bị teo cơ đùi.

Bệnh nhân thường chủ quan rằng chấn thương dây chằng đầu gối chỉ là một vấn đề nhẹ nhàng như bong gân nên thường không thăm khám và điều trị triệt để.


Đứt dây chằng chéo trước có đi lại được không là nỗi băn khoăn của nhiều bệnh nhân.
Đứt dây chằng chéo trước có đi lại được không là nỗi băn khoăn của nhiều bệnh nhân.

2. Nguyên nhân dẫn đến đứt dây chằng chéo đầu gối

Đứt dây chằng chéo đầu gối thường xảy ra do hai loại chấn thương là chấn thương gián tiếp và chấn thương trực tiếp. Chấn thương gián tiếp thường là nguyên nhân phổ biến nhất gây đứt dây chằng chéo đầu gối. Ví dụ, nếu đang chạy mà đột ngột dừng lại hoặc thay đổi hướng di chuyển, nhảy tiếp đất không đúng tư thế có thể dẫn đến chấn thương này.

Chấn thương trực tiếp chiếm khoảng 30% trong số các trường hợp, khi người bệnh trực tiếp va chạm vào đầu gối, thường xảy ra trong các hoạt động thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, hoặc trong các vụ tai nạn giao thông.

3. Dấu hiệu đứt dây chằng chéo trước

Khi bị chấn thương dây chằng, người bệnh sẽ có những dấu hiệu sau:

  • Khớp gối bị lỏng
  • Đầu gối bị đau và sưng phù nề
  • Xuất hiện tình trạng teo cơ sau khi vết thương lành lại do bệnh nhân dồn lực lên chân lành nhiều hơn, ít vận động chân bị thương.

4. Phương pháp điều trị đứt dây chằng chéo

4.1. Không cần phẫu thuật

Khi dây chằng chéo bị đứt hoặc rách, việc tự phục hồi không thể xảy ra mà cần phải qua phẫu thuật. Tuy nhiên, đối với người già hoặc người ít vận động, các bác sĩ thường khuyến khích sử dụng các phương pháp điều trị không phẫu thuật sau:

  • Người bệnh có thể mang nẹp để cố định khớp gối để giảm áp lực lên gối khi di chuyển.
  • Các biện pháp vật lý trị liệu được thiết kế để giảm sưng và các chuyên viên trị liệu sẽ hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các bài tập cải thiện chức năng cơ chân, tăng phạm vi chuyển động của đầu gối và hỗ trợ quá trình phục hồi sau chấn thương.

4.2. Điều trị bằng phẫu thuật

Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật giúp giải quyết hiệu quả vấn đề đứt dây chằng chéo trước có đi lại được không. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đứt dây chằng chéo không thể khâu lại được, vì vậy cần thực hiện quá trình tái tạo dây chằng.

Các bác sĩ thường thay thế dây chằng bằng một mảnh ghép từ các vị trí khác trên cơ thể của bệnh nhân như gân cơ tứ đầu đùi, gân cơ thon, hoặc gân gót. Mảnh ghép này đóng vai trò như một nền tảng hỗ trợ cho việc phát triển dây chằng mới.

Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo thường được thực hiện bằng phương pháp nội soi để giảm thiểu sự xâm lấn và giảm thời gian phục hồi. Sau phẫu thuật, việc thực hiện vật lý trị liệu là cần thiết để giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và trở lại hoạt động bình thường.


Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo điều trị chấn thương dây chằng hiệu quả.
Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo điều trị chấn thương dây chằng hiệu quả.

5. Đứt dây chằng chéo trước bao lâu thì lành?

Thời gian phục hồi sau chấn thương dây chằng chéo có thể nhanh hoặc chậm tùy thuộc vào mức độ tổn thương của bệnh nhân. Dưới đây là hai trường hợp điển hình:

5.1. Trường hợp điều trị không phẫu thuật

Nếu các bác sĩ không đề xuất phẫu thuật, khoảng sau 3 tháng, dây chằng bị rách có thể hình thành một mô xơ để sửa chữa tổn thương. Do đó, mặc dù dây chằng không bị rách đến mức nghiêm trọng, nhưng độ căng của dây chằng sẽ không còn như trước, gây ảnh hưởng đến chức năng của đầu gối.

Để duy trì sự ổn định, bệnh nhân được khuyến nghị sử dụng nạng vì không chỉ giảm áp lực lên đầu gối, nạng còn hỗ trợ và cố định đầu gối. Ngoài ra, việc thực hiện các chương trình vật lý trị liệu cũng rất cần thiết để tăng cường sức mạnh cơ bắp và phục hồi phạm vi chuyển động.

5.2. Trường hợp điều trị bằng phẫu thuật

Đối với những người tham gia thể thao, sau phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo đầu tiên, thời gian phục hồi có thể kéo dài từ 7 đến 9 tháng trước khi bệnh nhân có thể hoàn toàn hồi phục và sẵn sàng tham gia các hoạt động như trước đây. Trong quá trình phục hồi, người bệnh cũng cần sử dụng nạng hoặc nẹp để cố định đầu gối.

Vật lý trị liệu đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi sau khi phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo, đồng thời cũng góp phần giải quyết nỗi lo đứt dây chằng chéo trước có đi lại được không.

Các bài tập giãn cơ và tăng cường sức mạnh có thể giúp giảm đau và sưng, mở rộng phạm vi chuyển động của khớp gối, tăng cường sức mạnh cho vùng xung quanh đầu gối và cải thiện cân bằng của cơ thể.

6. Chế độ chăm sóc sau khi đứt dây chằng

Việc phục hồi sau chấn thương dây chằng là vô cùng quan trọng. Nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh nhân có thể mất rất nhiều thời gian để hồi phục và dễ gặp phải những biến chứng như teo cơ, lỏng gối, thậm chí là đứt dây chằng tái phát.

Để nhanh chóng trở lại hoạt động bình thường, bệnh nhân cần tuân thủ các biện pháp sau:

  • Nghỉ ngơi: Để tránh gây thêm tổn thương cho dây chằng và hạn chế các vấn đề khác, bệnh nhân nên dành thời gian để nghỉ ngơi và tạm thời ngừng các hoạt động.
  • Chườm đá: Đặt túi nước đá vào vùng đầu gối mỗi 2 giờ, mỗi lần khoảng 20 - 30 phút.
  • Sử dụng băng hoặc gạc: Dùng băng thun hoặc gạc để cố định vị trí chấn thương.
  • Nâng đầu gối: Khi nằm, đặt một chiếc gối dưới vùng đầu gối bị thương để giảm sưng.
  • Thực hiện vật lý trị liệu: Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về các bài tập vật lý trị liệu để tăng cường sức mạnh cơ bắp và cải thiện độ linh hoạt xung quanh đầu gối.
  • Đi khám định kỳ: Theo dõi tình trạng phục hồi thông qua các buổi tái khám với bác sĩ để nhận biết và giải quyết kịp thời các dấu hiệu bất thường.

Tái khám định kỳ để theo dõi tình trạng hồi phục và khắc phục kịp thời dấu hiệu bất thường.
Tái khám định kỳ để theo dõi tình trạng hồi phục và khắc phục kịp thời dấu hiệu bất thường.

Khi thực hiện phẫu thuật nội soi, việc tập luyện vật lý trị liệu một cách kiên nhẫn sẽ hỗ trợ phục hồi chức năng vận động của khớp gối hiệu quả. Sau khoảng 8 đến 12 tháng, bệnh nhân có thể tiếp tục tham gia vào các hoạt động thể thao.

Khi được điều trị kịp thời và đúng cách bệnh nhân sẽ không còn lo ngại đến vấn đề đứt dây chằng chéo trước có đi lại được không. Vì thế, nếu nhận thấy những dấu hiệu của chấn thương dây chằng, mọi người hãy đến ngay các cơ sở y tế để được chữa trị phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe