Dứa có tốt cho phụ nữ?

Dứa là một loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người ưa chuộng. Loại quả này chứa nhiều Vitamin, khoáng chất, các các chất chống Oxy hóa và các hợp chất có lợi khác có khả năng chống viêm và ngăn ngừa một số loại bệnh. Trong khi dứa có liên hệ tới một số lợi ích sức khỏe, nhiều người đặt câu hỏi rằng liệu loại quả ngọt này có mang lại lợi ích đặc biệt gì cho phụ nữ hay không.

1. Dứa có tác dụng chống loãng xương

Loãng xương là một căn bệnh gây ra bởi mật độ xương yếu và sự suy giảm mật độ khối xương. Là một tình trạng không thể đảo ngược làm tăng nguy cơ gãy xương, khiến cơ thể suy nhược và thậm chí cần phẫu thuật để cải thiện. Trong khi ai cũng có thể mắc chứng loãng xương, tỷ lệ mắc căn bệnh này lại cao đột biến, gấp 4 lần ở nữ giới thay vì nam giới.

Một chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe xương chính là vitamin C, được chứng minh là có tác dụng kích thích sản xuất tế bào tạo xương và bảo vệ tế bào xương khỏi bị hư hại. Trên thực tế, việc bổ sung một lượng vitamin C đầy đủ cho cơ thể có thể giúp cải thiện mật độ khối xương cao hơn và giảm nguy cơ loãng xương và gãy xương.


Vitamin C trong dứa có tác dụng chống loãng xương hiệu quả
Vitamin C trong dứa có tác dụng chống loãng xương hiệu quả

Một đánh giá dựa trên 13 nghiên cứu cho thấy những người ăn thực phẩm giàu vitamin C thường có nguy cơ mắc bệnh loãng xương thấp hơn đáng kể và tỷ lệ gãy xương hông thấp hơn 34% so với những người có chế độ ăn ít Vitamin C.

Đối với nước ép dứa, một khẩu phần một cốc 165-gram cung cấp 88% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV) cho vitamin C. Đồng thời cũng cung cấp 5% DV Magiê, một dưỡng chất quan trọng không kém để duy trì xương chắc khỏe. Do đó, kết hợp dứa vào chế độ ăn uống của bạn có thể có lợi cho sức khỏe của xương và giúp ngăn ngừa loãng xương.

2. Cung cấp một số dưỡng chất quan trọng trong thai kỳ

Mặc dù một số người có quan điểm rằng ăn dứa có thể gây nguy hiểm khi mang thai nhưng hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh giả thiết này. Trên thực tế, dứa có thể là một nguồn bổ sung dinh dưỡng vào chế độ ăn uống trong thai kỳ. Mặc dù cần một lượng rất nhỏ, thế nhưng đồng là một khoáng chất rất cần thiết cho sự hình thành tế bào hồng cầu.

Khi mang thai, nhu cầu hấp thụ đồng của cơ thể tăng lên 1 mg mỗi ngày để hỗ trợ sự gia tăng lưu lượng máu xảy ra trong thai kỳ. Đồng cũng là một dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của tim, mạch máu, hệ xương và hệ thần kinh của bé.


Dứa giúp cung cấp cho mẹ và bé một số dưỡng chất quan trọng trong thai kỳ
Dứa giúp cung cấp cho mẹ và bé một số dưỡng chất quan trọng trong thai kỳ

Một cốc nước ép dứa 165- gram có thể cung cấp hàm lượng đồng lên tới 18% chất dinh dưỡng hàng ngày (DV). Ngoài ra, dứa còn là một nguồn thực phẩm giàu Vitamin B như Vitamin B1 (Thiamine), B6 (Pyridoxine), B9 (Folate). Mặc dù mỗi loại Vitamin B này đều có công dụng riêng nhưng chúng đều đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của thai nhi.

3. Có tác dụng giảm khả năng ung thư vú

Ung thư vú là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, chiếm khoảng 25% trong tổng số các chẩn đoán ung thư ở nữ giới. Một số nghiên cứu cho thấy dứa chứa một lượng nhỏ bromelain, một loại enzyme được cho là có tác dụng chống ung thư, đặc biệt là ung thư vú.

Tuy nhiên, đây hầu hết là các nghiên cứu trong ống nghiệm, sử dụng lượng bromelain có mức độ đậm đặc hơn nhiều so với những gì cơ thể có thể hấp thụ khi uống một ly nước ép dứa. Điều này cho thấy y tế cần nhiều những nghiên cứu hơn để chứng minh được tác dụng thực sự của bromelain có trong dứa.


Thành phần của dứa có chứa enzyme giúp cơ thể chống lại các bệnh ung thư
Thành phần của dứa có chứa enzyme giúp cơ thể chống lại các bệnh ung thư

4. Một số lưu ý khi sử dụng dứa

Mặc dù dứa được coi là an toàn cho hầu hết phụ nữ. Tuy nhiên, do tính axit cao của nó, ăn dứa có thể gây ra sự gia tăng các triệu chứng ợ nóng hoặc trào ngược ở những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Ngoài ra, một số người có thể bắt gặp chứng dị ứng sau khi ăn dứa. Những dấu hiệu dị ứng này bao gồm:

Những người mắc chứng dị ứng Latex có thể có khả năng dị ứng dứa cao hơn những người khác. Điều này được gọi là hội chứng latex-fruit. Chất bromelain được tìm thấy trong dứa cũng đã được chứng minh có tác dụng làm tăng cường hấp thụ và đẩy mạnh tác dụng của một số loại thuốc, bao gồm:

Do đó, khi sử dụng những loại thuốc này, người dùng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có một chế độ ăn cân bằng và an toàn.

Hơn nữa, một chế độ ăn nhiều đồ uống có thể khiến tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và béo phì. Do đó, thường xuyên uống nước ép dứa ngọt có thể gây hại cho sức khỏe. Cách tốt nhất để sử dụng dứa là ăn tươi hoặc ép nước nguyên chất, không thêm đường từ bên ngoài.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Bài viết tham khảo Healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe