Đối tượng nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ

Bài viết bởi bác sĩ CKII Nguyễn Xuân Thắng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Nếu mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ trong giai đoạn 3 tháng đầu, thai có thể không phát triển, sảy thai, dị tật bẩm sinh...Đối tượng nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ lại rất phổ biến, bất kỳ thai phụ nào cũng cần có kiến thức về căn bệnh này.

1. Bệnh đái tháo đường thai kỳ là gì?

Định nghĩa bệnh đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) Theo Tổ chức Y tế thế giới (2013) là tăng glucose huyết tương được phát hiện lần đầu trong khi có thai.

Được phân loại thành 2 nhóm :

  • Đái tháo đường mang thai (Diabetes in pregnancy)
  • Bệnh đái tháo đường thai kỳ (Gestational Diabetes Mellitus)

2. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ


Hình ảnh hội chứng buồng trứng đa nang
Hình ảnh hội chứng buồng trứng đa nang

Các thai phụ có yếu tố nguy cơ sau đây dễ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ:

  • Béo phì
  • Tiền sử gia đình có người đái tháo đường
  • Tiền sử sinh con to ≥ 4000 gam
  • Tiền sử bất thường về dung nạp glucose
  • Glucose niệu dương tính
  • Tuổi mang thai: Thai phụ nhỏ hơn 25 tuổi được xem là ít nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, hơn 35 tuổi thì nguy cơ ĐTĐTK tăng cao hơn
  • Tiền sử sản khoa bất thường: Thai chết lưu không rõ nguyên nhân, con bị dị tật bẩm sinh, tiền sản giật, sinh non
  • Chủng tộc: Châu Á là chủng tộc có nguy cơ mắc ĐTĐTK cao.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang

3. Hậu quả của bệnh đái tháo đường thai kỳ


Bệnh đái tháo đường thai kỳ làm tăng huyết áp đối với thai phụ
Bệnh đái tháo đường thai kỳ làm tăng huyết áp đối với thai phụ

3.1 Đối với thai phụ

3.2 Đối với thai nhi và trẻ sơ sinh

Nếu mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ trong giai đoạn 3 tháng đầu, thai có thể không phát triển, sảy thai, dị tật bẩm sinh, những thay đổi này thường xảy ra vào tuần thứ 6, 7 của thai kỳ.

Nếu mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ trong giai đoạn 3 tháng giữa, đặc biệt 3 tháng cuối thai kỳ có hiện tượng tăng tiết insulin:

  • Tăng trưởng quá mức và thai to
  • Hạ glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh
  • Bệnh lý đường hô hấp: Hội chứng nguy kịch hô hấp
  • Dị tật bẩm sinh
  • Tử vong ngay sau sinh
  • Tăng hồng cầu
  • Vàng da sơ sinh

Các ảnh hưởng lâu dài: Gia tăng tần suất trẻ béo phì, khi lớn trẻ sớm bị mắc bệnh đái tháo đường type 2, rối loạn tâm thần - vận động.

4. Tiêu chuẩn tầm soát và chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ


Đa thai là một trong các yếu tố sử dụng tầm soát đái tháo đường trong thai kỳ
Đa thai là một trong các yếu tố sử dụng tầm soát đái tháo đường trong thai kỳ

4.1. Đối tượng tầm soát đái tháo đường trong thai kỳ

Các yếu tố nguy cơ được sử dụng trong tầm soát chọn lọc bao gồm 4 nhóm chủ yếu dưới đây:

  • Yếu tố thai phụ: Lớn tuổi, nhiều con, béo phì trước khi có thai, tăng cân quá mức trong thai kỳ, hội chứng buồng trứng đa nang
  • Tiền sử đái tháo đường trong gia đình thế hệ thứ nhất
  • Tiền sử sản khoa: Thai lưu, sinh con to, đái tháo đường thai kỳ trong lần sinh trước.
  • Các yếu tố trong thai kỳ: Tăng huyết áp, đa thai

4.2. Thời điểm tầm soát thường quy

Nên tầm soát đái tháo đường thai kỳ cho mọi thai phụ từ tuần thứ 24 -28 của tuổi thai. Nếu là nhóm nguy cơ cao nên thực hiện nghiệm pháp tầm soát sớm và nếu nghiệm pháp âm tính lặp lại khi tuổi thai 24 -28 tuần.

Tầm soát bằng nghiệm pháp dung nạp glucose

4.3. Nghiệm pháp dung nạp glucose

Lấy máu xét nghiệm đường huyết lúc đói, sau đó thai phụ được uống 75g Glucose trong 5 – 10 phút và được kiểm tra đường huyết trước sau 1 giờ và 2 giờ

Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ khi bất kỳ giá trị glucose huyết thoả mãn tiêu chuẩn sau đây:

  • Lúc đói ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L)
  • Ở thời điểm sau uống 1 giờ ≥ 180 mg/dL (10,0 mmol/L)
  • Ở thời điểm sau uống 2 giờ ≥ 153 mg/dL (8,5 mmol/L)

Trước khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose: Ăn uống bình thường 3 ngày trước đó và thai phụ không dùng các thuốc corticoid, thuốc lợi tiểu, chẹn beta giao cảm.


Nghiệm pháp dung nạp glucose cần được thực hiện
Nghiệm pháp dung nạp glucose cần được thực hiện

4.4. Theo dõi tiền sản

Khuyến cáo phụ nữ bị ĐTĐTK kiểm soát glucose huyết tương đạt mục tiêu hoặc càng gần bình thường càng tốt, nhưng không gây hạ glucose huyết tương.

Khuyến cáo xử trí ban đầu ĐTĐTK nên bao gồm: Điều chỉnh chế độ ăn và tập luyện ở mức vừa phải trong 30 phút/ngày hoặc hơn.

Khuyến cáo dùng các biện pháp làm hạ glucose huyết tương, nếu việc thay đổi lối sống (gồm dinh dưỡng và vận động) không đủ để duy trì glucose huyết tương đạt mục tiêu.

Kiểm tra glucose huyết tương khi đói và sau ăn 2 giờ. Điều chỉnh liều Insulin sao cho đạt và duy trì ổn định glucose huyết tương mục tiêu.

Khám và theo dõi thai định kỳ. Hướng dẫn thai phụ cách đếm và theo dõi cử động thai.

5. Phòng chống đái tháo đường thai kỳ: Điều chỉnh lối sống

Để phòng chống đái tháo đường thai kỳ, phụ nữ có thai đặc biệt các thai phụ có nguy cơ cao như đã sinh con trên 3,5 kg, trên 30 tuổi, thừa cân, béo phì... cần điều chỉnh lối sống để phòng chống bệnh đái tháo đường thai kỳ

  • Lựa chọn thực phẩm lành mạnh
  • Kiểm soát sự tăng cân trong thai k

Bảng khuyến cáo về mức tăng cân trong thai kỳ
Bảng khuyến cáo về mức tăng cân trong thai kỳ

  • Hạn chế sử dụng muối
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá và chất kích thích
  • Hoạt động thể chất

6. Điều trị đái tháo đường thai kỳ


Thuốc Insulin được sử dụng điều trị đái tháo đường thai kỳ
Thuốc Insulin được sử dụng điều trị đái tháo đường thai kỳ

Tại Việt Nam, các thuốc viên chưa được Bộ Y tế chấp thuận để điều trị cho phụ nữ mang thai bị đái tháo đường. Insulin là thuốc duy nhất được chấp nhận.

Mục tiêu điều trị:

  • Glucose đói: < 5,3 mmol/l
  • Glucose sau ăn 1 giờ: < 7,8 mmol/l
  • Glucose sau ăn 2 giờ: < 6,7 mmol/l
  • HbA1c < 6%
  • Và không có biểu hiện hạ đường máu

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:

  • Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn
  • Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường
  • Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ
  • Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện

Xem thêm : Hướng dẫn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe