Điều trị viêm gan B khi mang thai

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Ơn - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Bác sĩ đã có 10 năm kinh nghiệm trong ngành Sản phụ khoa và đã công tác tại tất cả các vị trí ở khu vực phòng khám, phòng sinh, phòng cấp cứu sản phụ khoa, phòng thủ thuật và khu điều trị theo yêu cầu.

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm khá phổ biến do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Đây là một vấn đề nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai bởi bệnh có thể truyền sang và ảnh hưởng đến thai nhi.

1. Những thông tin cần thiết về viêm gan B khi mang thai

Viêm gan B là bệnh gan truyền nhiễm do virus HBV gây ra. Virus này lây truyền từ người này sang người khác thông qua đường máu và dịch cơ thể của người bị nhiễm như: Tinh dịch, chất tiết ra từ âm đạo, sữa mẹ, nước bọt, máu mủ từ vết thương...

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ sinh ra bị lây nhiễm viêm gan B từ người mẹ chỉ khoảng 40% và không phải trẻ nào cũng mang mầm bệnh đến suốt đời. Nhưng tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho bé, nếu có kế hoạch mang thai trong thời gian tới, bạn nên đi xét nghiệm máu để tầm soát căn bệnh này. Bởi nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng cách, bà bầu bị viêm gan B có thể dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn bị viêm gan B khi mang thai nhưng được điều trị sớm thì việc kiểm soát các biến chứng có thể trở nên dễ dàng.

Hệ miễn dịch của con người có thể chống lại virus này mà không cần sử dụng thêm bất kỳ loại thuốc nào. Mặc dù vậy, có một số trường hợp, virus này vẫn ẩn náu trong cơ thể, dẫn đến tình trạng viêm gan B mạn tính, gây tổn thương gan nghiêm trọng và không thể chữa khỏi hoàn toàn.

Theo thống kê, ở nước ta có khoảng từ 10-13% phụ nữ đang mang thai bị nhiễm virus viêm gan B, đây là một tỷ lệ rất lớn.


Khi người phụ nữ mang thai thì sức đề kháng sẽ giảm đi khi bị nhiễm virus viêm gan B sẽ dẫn đến bệnh nặng hơn
Khi người phụ nữ mang thai thì sức đề kháng sẽ giảm đi khi bị nhiễm virus viêm gan B sẽ dẫn đến bệnh nặng hơn

Nếu người mẹ bị viêm gan B ở thời kỳ đầu của thai kỳ ( tức 3 tháng đầu) thì có tỷ lệ mẹ truyền mầm bệnh cho con chỉ chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 1%) và nếu người mẹ bị mắc bệnh vào 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ người mẹ truyền mầm bệnh cho con lên tới 10%, nghiêm trọng hơn nếu người mẹ bị mắc bệnh vào giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ thì tỷ lệ người mẹ truyền mầm bệnh cho con lên tới từ 60-70%. Như vậy, tỷ lệ người mẹ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B truyền sang cho thai nhi từ giai đoạn tháng thứ 3 trở đi là rất cao.

Trắc nghiệm: Bạn có hiểu đúng về dấu hiệu mang thai sớm?

Các dấu hiệu mang thai sớm không phải chỉ mỗi trễ kinh mà còn có rất nhiều dấu hiệu khác như xuất huyết âm đạo, ngực căng tức,… Điểm xem bạn biết được bao nhiêu dấu hiệu mang thai sớm thông qua bài trắc nghiệm này nhé!

Khi người phụ nữ mang thai thì sức đề kháng sẽ giảm đi khi bị nhiễm virus viêm gan B sẽ dẫn đến bệnh nặng hơn và tử vong cao hơn do suy gan cấp hoặc tối cấp và nếu hồi phục thì cũng dễ diễn tiến mạn tính hơn người thường.

Bà bầu bị viêm gan B có thể truyền sang cho con. Vì vậy, bạn cần chú ý chăm sóc bản thân, nếu thấy có các triệu chứng của bệnh, tốt nhất nên đi kiểm tra sớm để được điều trị kịp thời. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn dương tính với virus viêm gan B, bác sĩ sẽ tiêm ngừa cho bé ngay sau khi sinh. Còn nếu bạn có hàm lượng virus cao trong máu, bác sĩ có thể cho bạn dùng các loại thuốc để kiểm soát bệnh.

2. Triệu chứng của viêm gan B

Cũng giống như người bình thường, ở giai đoạn đầu, bà bầu bị viêm gan B cũng không có nhiều triệu chứng rõ ràng. Nếu có thì triệu chứng này cũng giống với các triệu chứng thai kỳ khác nên rất khó phát hiện ra. Đó là lý do tại sao bạn nên đi kiểm tra sớm nếu nghi ngờ mình bị viêm gan B. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp như:

  • Đau và nhức mỏi, triệu chứng này khá giống với các triệu chứng cảm , cúm thông thường
  • Mất cảm giác ngon miệng và buồn nôn
  • Mệt mỏi
  • Vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng
  • Sốt nhẹ.

3. Điều trị viêm gan B


Trẻ sau sinh bắt buộc phải được tiêm ngừa viêm gan B.
Trẻ sau sinh bắt buộc phải được tiêm ngừa viêm gan B.

Theo như khảo sát, phương thức lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con là phổ biến nhất. Dưới đây là các bước điều trị để hạn chế tình trạng này:

  • Đầu tiên, nếu thấy có các triệu chứng kể trên, bạn nên đi xét nghiệm máu để biết mình có bị viêm gan B hay không. Nếu kết quả cho thấy bạn bị viêm gan B, cũng đừng quá lo lắng, hãy trao đổi thật cụ thể với bác sĩ để có hướng điều trị tích cực và có phương án phòng tránh lây nhiễm cho bé hiệu quả.
  • Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm sâu hơn để kiểm tra nồng độ virus viêm gan B ở trong máu. Trong trường hợp nồng độ cao, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng các loại thuốc để giúp kiểm soát tình trạng này. Tenofovir hoặc Viread là hai loại thuốc được sử dụng phổ biến.
  • Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn dương tính với virus viêm gan B, trẻ sau khi sinh bắt buộc phải tiêm ngừa. Bé sẽ được tiêm hai liều: một liều vắc xin viêm gan B ( liều 5 mcg) và một liều globulin miễn dịch viêm gan B ( HBIG, liều 0,5 ml). Hai mũi tiêm này sẽ được tiêm ở các chi khác nhau. Nếu được tiêm đúng cách, thuốc có thể bảo vệ bé khỏi nguy cơ bị viêm gan B. Thời gian tiêm thường là 12-24 giờ đầu sau khi sinh và sẽ tiêm lại khi bé được một tháng, hai tháng và 1 tuổi. Ngoài ra, bé cũng có thể phải tiêm lại khi được 5 tuổi.
  • Nếu bị viêm gan B khi mang thai, bạn cần được theo dõi và kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện kịp thời các triệu chứng nghiêm trọng.

Qua những thông tin trên, có thể thấy rằng ở những bà mẹ có tiền sử bị viêm gan B trước khi quyết định mang thai, nên đi kiểm tra và điều trị ổn định bệnh viêm gan B rồi mới quyết định mang thai. Tùy từng giai đoạn các bác sĩ sẽ có phương hướng điều trị. Điều này sẽ phòng ngừa được nguy cơ lây nhiễm sang cho con. Đồng thời ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh các đồ uống có cồn hay các đồ uống kích thích để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.

Trong quá trình mang thai, nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe