Điều trị tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Thị Cẩm Vân - Bác sĩ Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Tràn khí màng phổi là tình trạng thường gặp ở trẻ, đặc biệt ở những trẻ sinh non, hít phải phân su hoặc trẻ từng được can thiệp hỗ trợ hô hấp khi sinh. Việc điều trị tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

1. Tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh là gì?

Tràn khí màng phổi là hội chứng xảy ra khi không khí đi vào khoang màng phổi nhưng không ra được, làm cho nhu mô phổi bị xẹp lại về phía rốn phổi. Tràn khí màng phổi có thể do không khí xâm nhập từ bên ngoài cơ thể hoặc không khí từ phổi vào ngực. Hầu hết các trường hợp tràn khí màng phổi xảy ra khi không khí từ phổi rò rỉ ra ngoài màng phổi. Không khí từ phổi vào ngực là do các phế nang (túi khí nhỏ trong phổi nơi trao đổi Oxy và CO2) bị vỡ, khiến không khí thoát ra ngoài, vào khoang màng phổi gây tràn khí màng phổi.

Tình trạng tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh có thể nhẹ hoặc nặng phụ thuộc vào lượng khí bị giữ lại. Đây là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây suy hô hấp đột ngột và nếu không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến tử vong.

Triệu chứng tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh bao gồm:


Trẻ sơ sinh ngất xiu do khí màng phổi
Trẻ sơ sinh ngất xiu do khí màng phổi

2. Nguyên nhân gây tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh

Phổi của trẻ sơ sinh rất non nớt và dễ bị tràn khí do phổi nở rộng sau sinh. Những yếu tố làm tăng nguy cơ gây tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Sinh non: Trẻ sơ sinh có mô phổi dễ tổn thương, phế nang dễ vỡ hơn so với các nhóm tuổi khác. Trẻ lúc sinh có cân nặng dưới 1,5kg có nguy cơ bị tràn khí màng phổi cao hơn;
  • Hít phải phân su: Phân su có thể bịt kín đường thở của trẻ sơ sinh, khiến không khí đi vào nhưng không ra khỏi phổi được. Lượng lớn không khí làm tăng áp lực, khiến các phế nang bị vỡ và gây tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh;
  • Phải hỗ trợ hô hấp khi sinh: Trong trường hợp trẻ không thở sau khi sinh, nhân viên y tế sẽ sử dụng bóng ambu hay các thiết bị khác để hỗ trợ hô hấp cho tới khi trẻ bắt đầu tự thở. Sự hỗ trợ hô hấp có thể gây tràn khí màng phổi;

Được thông khí bằng máy: Trẻ được hỗ trợ hô hấp từ máy thở hoặc CPAP có nguy cơ cao bị tràn khí màng phổi do máy thông khí đẩy khí vào phổi để giúp phổi phồng lên, tăng lượng Oxy trẻ có thể hấp thu được.


Trẻ sinh non có thể gây tràn khí màng phổi
Trẻ sinh non có thể gây tràn khí màng phổi

3. Điều trị tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh

Khi nghi ngờ trẻ sơ sinh bị tràn khí màng phổi, bác sĩ sẽ hỏi phụ huynh về tiền sử bệnh lý, khám lâm sàng và chụp X-quang ngực để chẩn đoán xác định. Ngoài ra, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán tràn khí màng phổi khác như kiểm tra lượng oxy trong máu và kiểm tra tim bằng điện tâm đồ.

Khi đã xác định trẻ sơ sinh bị tràn khí màng phổi, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ nặng của triệu chứng và lượng khí bị rò rỉ. Với những trẻ bị tràn khí ít, có thể không có triệu chứng thì không cần điều trị vì cơ thể có thể hấp thu lại không khí. Với những trẻ bị tràn khí nhiều thì có thể gặp khó khăn trong việc hít thở, thậm chí đẩy tim, khí quản hay các mạch lớn lệch khỏi vị trí, gây đe dọa tính mạng.

Trong trường hợp tràn khí màng phổi nặng, nguyên tắc điều trị gồm: Điều trị cấp cứu, điều trị tràn khí màng phổi và điều trị nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể là:

3.1 Điều trị cấp cứu

  • Xử trí suy hô hấp;
  • Thực hiện chọc hút khí màng phổi khẩn cấp khi trẻ sơ sinh bị suy hô hấp đi kèm với lượng khí tràn nhiều hoặc có nghi ngờ tràn khí màng phổi áp lực;

3.2 Điều trị tràn khí màng phổi

  • Bổ sung oxy: Trong một số trường hợp, cho trẻ thở 100% có thể giúp cơ thể trẻ tái hấp thu lại không khí từ vùng bị tràn khí;
  • Chọc hút khí màng phổi: Lựa chọn chọc hút đơn thuần (cho các trường hợp tràn khí lượng ít, bệnh nhân không bị khó thở) hoặc chọc hút kèm dẫn lưu (chọc hút để thăm dò trước cho mọi trường hợp cần dẫn lưu). Kỹ thuật thực hiện là đưa một chiếc kim gắn với ống tiêm qua thành ngực để dẫn không khí bị tích tụ trong khoang màng phổi ra. Sau đó, kim được rút ra và băng vùng da lại;
  • Đặt ống dẫn lưu: Trong trường hợp tràn khí màng phổi tự phát với lượng ít, trẻ không bị khó thở thì cần theo dõi, chụp X-quang sau 6 giờ và nếu thấy lượng khí tràn tăng thì chọc hút và đặt ống dẫn lưu. Các trường hợp tràn khí màng phổi khác hoặc tràn khí tăng thêm, tràn khí tái phát, tràn khí nặng, tràn khí ở trẻ sinh non có thở máy, cần chọc hút rồi đặt ống dẫn lưu. Kỹ thuật này sử dụng một ống nhựa nhỏ đưa qua ngực và cố định lại rồi nối với máy hút. Máy hút sẽ loại bỏ khí bị tích tụ trong khoang màng phổi. Sau khi khí được rút ra, ống ngực sẽ được lấy ra, lỗ rò lành lại.

Sau khi điều trị tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh, bác sĩ sẽ chụp X-quang phổi để chắc chắn lỗ rò đã lành lại và không còn khí tích tụ ở khoang màng phổi.


Trẻ được thở máy và đặt ống dẫn lưu
Trẻ được thở máy và đặt ống dẫn lưu

3.3 Điều trị nguyên nhân

  • Gắp dị vật đường thở;
  • Điều trị hen, viêm phổi, lao theo phác đồ chuẩn.

Xem xét can thiệp ngoại khoa nếu các phương pháp điều trị trên thất bại, tràn khí màng phổi kéo dài, tái phát hoặc bệnh nhân có nguy cơ tái phát cao (thất thoát khí kéo dài, phổi giãn nở không hoàn toàn sau điều trị, kén phổi lớn, tràn khí màng phổi tái phát cùng bên với lần đầu). Các biện pháp ngoại khoa bao gồm: Mổ nội soi hoặc phẫu thuật mở lồng ngực để bịt lỗ rò, cắt thùy phổi có kén khí.

Sau điều trị, phụ huynh cần theo dõi trẻ liên tục, tái khám 24 - 48 giờ sau khi xuất viện. Sau đó, cần cho trẻ tái khám mỗi tuần một lần trong tháng đầu tiên để theo dõi tình trạng sức khỏe của bé.

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe