Thiếu máu là tình trạng thiếu lượng tế bào hồng cầu đủ chất lượng vận chuyển oxy đến các tế bào. Khi bị mắc phải hội chứng thiếu máu bạn sẽ cảm thấy cơ thể yếu ớt mệt mỏi. Nguyên nhân thiếu máu ở mỗi người khác nhau có thể tạm thời hoặc kéo dài. Vậy tác nhân gây thiếu máu là gì?
1. Các kiểu thiếu máu
Thiếu máu có rất nhiều chẩn đoán khác nhau. Đây là cơ sở được xác định từ ban đầu để đưa ra phác đồ điều trị đạt hiệu quả cao nhất. Có 5 kiểu thiếu máu thường gặp:
- Thiếu máu do không thể tái tạo
- Thiếu máu do thiếu sắt
- Thiếu máu do hình thái hồng cầu ( hồng cầu lưỡi liềm)
- Thalassemia
- Thiếu máu do thiếu vitamin
2. Dấu hiệu khi thiếu máu thường gặp
Các dấu hiệu hay triệu chứng của thiếu máu thường không giống nhau. Chúng phụ thuộc vào nguyên nhân thiếu máu như do bệnh mãn tính gây ra hay do một tác nhân gây thiếu máu nào tác động đến. Với bệnh thiếu máu mãn tính có thể phát hiện thông qua xét nghiệm. Một số nguyên nhân khác có thể dựa trên vài dấu hiệu hay triệu chứng phổ biến sau để phát hiện sớm:
- Mệt mỏi thường xuyên
- Cảm thấy yếu ớt
- Da tái nhợt hoặc có màu ngả vàng
- Nhịp tim rối loạn
- Bị hụt hơi
- Thường xuyên choáng váng chóng mặt
- Cảm giác tức ngực
- Chân tay hay cảm thấy lạnh
- Đầu xuất hiện cơn đau nhức
Tình trạng thiếu máu ban đầu ít ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt nên bạn thường bỏ qua. Do vậy chúng ta thường phát hiện bản thân mắc phải thiếu máu khi tình trạng đã trở nên tồi tệ. Để phòng ngừa những nguy hiểm do thiếu máu gây ra bạn nên có kế hoạch kiểm tra sức khỏe định kỳ để luôn nắm bắt các chỉ số cơ thể.
3. Nguyên nhân thiếu máu
Thiếu máu xảy ra khi bạn không có đủ số lượng hồng cầu. Có rất nhiều nguyên nhân khiến số lượng tế bào hồng cầu không đủ đáp ứng cơ thể:
- Không thể sản sinh ra đủ số lượng cơ thể cần
- Mất đi quá nhiều tế bào hồng cầu khi bị thương
- Cơ thể xuất hiện phản ứng phá vỡ tế bào hồng cầu
Vậy chức năng của tế bào hồng cầu đối với cơ thể được hiểu như thế nào? Cơ thể chúng ta tồn tại ba loại tế bào máu :
- Tế bào bạch cầu: Chống nhiễm trùng
- Tế bào tiểu cầu: Hỗ trợ quá trình đông máu
- Tế bào hồng cầu: Túi chứa máu và cung cấp oxy
Các tế bào hồng cầu có chứa hemoglobin, đây là một loại protein giàu chất sắt giúp tạo nên màu đỏ của máu. Protein này cho phép tế bào hồng cầu mang oxy di chuyển đi khắp nơi trong cơ thể đồng thời mang carbon dioxide từ các tế bào đến phổi để đào thải ra ngoài. Phần lớn các tế bào máu tồn tại bên trong tủy xương của bạn đặc biệt là trong các khoang xương có chức năng lớn. Bạn cần bổ sung một chế độ dinh dưỡng đủ sắt, vitamin b12, folate và những nguyên tố vi lượng khác để cơ thể sản sinh protein hemoglobin và tế bào hồng cầu.
Các nguyên nhân gây thiếu máu không giống nhau nhưng chúng được thống kê dưới một số nguyên nhân phổ biến sau:
- Thiếu máu do thiếu sắt
Đây được coi là nguyên nhân thiếu máu chủ yếu được tìm thấy trên các bệnh nhân. Nếu cơ thể bạn đang đối mặt với thiếu sắt thì sẽ không đủ dinh dưỡng tạo ra protein và tế bào hồng cầu nuôi dưỡng cơ thể. Phụ nữ trong thai kỳ là đối tượng dễ mắc phải thiếu máu do thiếu sắt. Do cấu tạo phụ nữ trải qua nguyệt san nên nguy cơ thiếu máu cũng cao hơn. Đôi khi thiếu sắt cũng do bạn gặp phải tai nạn hay bệnh nào đó như mất máu khi bị thương, ung thư, dùng thuốc giảm đau quá nhiều, loét dạ dày....
- Thiếu máu do thiếu vitamin
Ngoài sắt, vitamin B12 cũng góp phần sản sinh ra tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Tuy nhiên nếu bạn vô tình không bổ sung đủ vitamin này sẽ ảnh hưởng đến sự sản xuất hồng cầu. Hơn nữa một số cơ thể khó hấp thu vitamin cũng khiến dẫn đến thiếu máu ác tính.
- Thiếu máu do có xuất hiện viêm
Những bệnh như ung thư , HIV /AIDS, viêm khớp dạng thấp, bệnh thận, bệnh crohn và một số bệnh mãn tính khác cũng gây nên cản trở trong quá trình tạo máu của cơ thể.
- Thiếu máu không tái tạo
Đây là bệnh thiếu máu hiếm gặp nhưng tính chất của nó nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Nguyên nhân chủ yếu là do bạn đang sử dụng một số loại thuốc, nhiễm trùng, mắc bệnh tự miễn dịch hay thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại.
- Tác nhân gây thiếu máu có nguồn gốc từ xương tủy
Các bệnh bạch cầu hay xơ tủy có thể nguyên nhân dẫn đến thiếu máu. Ảnh hưởng này khá giống với viêm do ung thư và một số căn bệnh mãn tính làm suy giảm hệ miễn dịch gây ra.
- Hội chứng tan máu
Khi tế bào hồng cầu bị phá hủy nhanh hơn so với tế bào tủy xương sẽ dẫn đến tan máu. Bên cạnh đó cũng có thể do bạn đã mắc phải bệnh hay sử dụng sản phẩm làm tăng sự phá hủy tế bào hồng cầu. Tan máu bẩm sinh thường do di truyền mang lại và sớm phát hiện hơn so với việc phá hủy tế bào hồng cầu.
- Thiếu máu do bệnh hồng cầu lưỡi liềm
Dị dạng hình thái hồng cầu vô cùng nguy hiểm. Thiếu máu huyết tán là một tên gọi cho căn bệnh này. Nguyên nhân dẫn đến hồng cầu lưỡi liềm do lỗi mã hóa thông tin từ protein sản sinh ra chúng. Các tế bào này sẽ tồn tại trong cơ thể và dẫn đến tình trạng hồng cầu mãn tính.
4. Tác nhân gây thiếu máu thường gặp
Để xác định tác nhân gây thiếu máu bạn cần hiểu rõ cơ thể và những rủi ro của từng tác nhân đó:
- Khẩu phần ăn không đảm bảo cân bằng dinh dưỡng
Chế độ ăn uống của chúng ta không bổ sung đủ sắt, vitamin B12 và folate sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu máu.
- Rối loạn chuyển hóa đường ruột
Khi ruột non không thể thuận lợi hấp thụ các chất dinh dưỡng cơ thể nạp vào sẽ tăng nguy cơ thiếu máu.
- Nguyệt san
Phụ nữ hàng thái trải qua thời kỳ nguyệt san có thể ngắn hoặc kéo dài. Một số mất đi lượng máu quá lớn nên cơ thể mệt mỏi dẫn đến tình trạng thiếu máu cao hơn khi bước qua mãn kinh.
- Thời kỳ mang thai
Phụ nữ mang thai và cho con bú cần tạo lượng dinh dưỡng gấp đôi để cung cấp cho em bé. Vì vậy khi không được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ sẽ tăng cao nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng đặc biệt là sắt và canxi.
- Mắc phải bệnh mãn tính
Một số bệnh mãn tính như ung thư, bệnh thận....có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu. Chúng là tác nhân gây nên sự thâm hụt các tế bào hồng cầu trong cơ thể. Thậm chí khi bệnh trở nặng có thể xuất hiện vết loét khó lành. Ban đầu lượng hồng cầu dự trữ sẽ giúp cải thiện nhưng kéo dài sẽ dẫn đến thiếu sắt
- Yếu tố di truyền
Thiếu máu cũng một phần do di truyền. Nếu trong gia đình từng có người mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm hay có thói quen sinh hoạt kém lành mạnh thì bạn có nguy cơ cao cũng bị mắc phải.
- Một số yếu tố khác
Khi bạn có tiền sử nhiễm trùng, bệnh về máu sẽ làm rối loạn hệ thống miễn dịch gây ra thiếu máu.
- Tuổi cao
Ở tuổi 65 trở đi nguy cơ thiếu máu sẽ tăng cao do sự xuống dốc của các tế bào trong cơ thể.
5. Biến chứng thường gặp khi bạn thiếu máu nguy hiểm đến mức nào
Thiếu máu không chỉ dừng lại ở cung cấp thiếu số lượng tế bào hồng cầu cung cấp oxy cho cơ thể. Khi bạn không sớm điều trị nó sẽ khiến hệ miễn dịch suy giảm và ảnh hưởng đến nhiều hoạt động của cơ thể.
- Thiếu máu dẫn đến mệt mỏi trầm trọng không đủ sức lực làm những công việc hàng ngày
- Thiếu máu do thiếu folate có thể dẫn đến sinh non hay dị thật ống thần kinh ở thai nhi
- Thiếu máu là rối loạn nhịp tim dẫn đến suy tim
- Một số chứng thiếu máu di truyền có mức độ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.
6. Giải pháp phòng ngừa thiếu máu bảo vệ cơ thể
Thiếu máu có nhiều loại và bạn không thể ngăn ngừa tất cả. Tuy nhiên bạn hãy luôn đảm bảo khẩu phần ăn giàu dinh dưỡng cân bằng cho cơ thể. Ngoài vitamin B12, folate và sắt, bạn cần cung cấp thêm vitamin C. Đây không chỉ là vitamin giúp tăng cường sức đề kháng mà còn có chức năng tăng cường hấp thụ sắt cho cơ thể. Bạn cũng có thể tham khảo phương pháp điều trị thiếu máu từ bác sĩ khi gặp khó khăn về khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
Trên đây là những nguyên nhân thiếu máu và tác nhân gây thiếu máu cho bạn tham khảo. Hãy luôn quan tâm đến sức khỏe của bản thân để không làm cho tình trạng thiếu máu trở nên trầm trọng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, webmd.com