Hầu hết đối với mọi người suy nghĩ lang thang thường xảy ra vào những thời điểm rảnh rỗi hay thời gian dành cho bản thân nhiều. Vậy những suy nghĩ lang thang có ảnh hưởng nhiều đến tâm trạng hay không và điều gì biến những suy nghĩ lang thang thành những thứ tồi tệ hơn? Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về vấn đề trên.
1. Suy nghĩ lang thang là gì?
Nghiên cứu từ các nhà khoa học cho thấy suy nghĩ lang thang hay suy nghĩ lan man thường xảy ra vào những thời điểm rảnh rỗi hay khi con người có nhiều thời gian dành cho bản thân. Suy nghĩ lang thang được định nghĩ là những suy nghĩ không phụ thuộc vào kích thích và chúng có thể xảy ra khi nghỉ ngơi hoặc khi các hoạt động của não bộ không được tập trung. Chẳng hạn như những trải nghiệm khi bạn đến nơi làm việc nhưng lại không có ký ức hay trí nhớ về việc di chuyển trên đường đi, điều đó có nghĩa là bạn đang rơi vào tình trạng tâm trí lang thang.
Nhiều nhà khoa học đã thực hiện các nghiên cứu về những điều mà con người thường nghĩ đến trong những suy nghĩ lang thang. Chẳng hạn như nghiên cứu của Matt Killingsworth thực hiện trên một ứng dụng di động đối với các đối tượng tham gia nghiên cứu, kết quả cho thấy những suy nghĩ linh tinh chiếm đến 47% thời gian ở mỗi người, và trong số 22 hoạt động được người tham gia liệt kê như làm việc, luyện tập thể dục, hoạt động tình dục, mua sắm... thì suy nghĩ lang thang của mọi người chiếm tỷ lệ thấp nhất ở hoạt động tình dục (10%) và nhiều nhất trong các hoạt động tắm rửa, chải chuốt (65%).
2. Điều gì biến những suy nghĩ lang thang thành những thứ tồi tệ hơn?
Những hoạt động cần ít sự tập trung hay khi bạn nghỉ ngơi, đặc biệt là vào buổi tối, bộ não của bạn sẽ có xu hướng trôi đi rất xa với những suy nghĩ liên tục, ngẫm nghĩ lại quá khứ, về hiện tại, tương lai và sinh ra những suy nghĩ tích cực hoặc tiêu cực, mộng mơ hoặc hối tiếc.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các tác động của tâm trí lang thang đến tâm trạng của con người, theo đó hầu hết mọi người đều có tâm trạng tiêu cực, không hạnh phúc khi tâm trí của họ đi lang thang. Ngay cả khi bạn tham gia vào các hoạt động không phải là sở thích nhưng bạn tập trung vào công việc đó thì chúng cũng đem lại niềm vui và hạnh phúc hơn là khi bị rơi vào những suy nghĩ lang thang vô định. Kết quả nghiên cứu của Matt Killingsworth cũng chỉ ra rằng khi tâm trí chúng ta đi lang thang sẽ làm lu mờ niềm yêu thích với các hoạt động đang làm.
Vậy điều gì biến những suy nghĩ lang thang thành những điều tồi tệ hơn? Để trả lời câu hỏi trên, các nhà khoa học đã tiến hành thực hiện các nghiên cứu nhằm tìm hiểu về cách các suy nghĩ linh tinh dẫn con người đến trạng thái nghiền ngẫm mà trong đó các suy nghĩ tiêu cực luôn lặp đi lặp lại. Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp ghi lại suy nghĩ của những đối tượng tham gia trong thời gian 10 phút họ không làm gì và để suy nghĩ lang thang. Kết quả cho thấy phần lớn những đối tượng tham gia đều nghĩ về hiện tại và tương lai bằng những suy nghĩ tiêu cực hoặc trung tính, trong đó khoảng 3⁄4 suy nghĩ tập trung vào bản thân hoặc sự tưởng tượng về tương lai.
Đặc biệt đối với những người có suy nghĩ tiêu cực thì nhiều khả năng các ý tưởng trong tương lai gần của họ sẽ có xu hướng tiêu cực. Hay nói cách khác những suy nghĩ tiêu cực đã tạo ra một chuỗi các phản ứng của suy nghĩ tiêu cực hơn. Ngược lại những suy nghĩ tích cực rất ít bị ảnh hưởng bởi các suy nghĩ theo sau, vì vậy tính tích cực giúp mở rộng những suy nghĩ tích cực trong thời gian tâm trí lang thang, nhưng tính tiêu cực lại làm thu hẹp những suy nghĩ tiêu cực trong thời gian tâm trí lang thang của con người.
Tình trạng thiếu tập trung là khởi nguồn cho những suy nghĩ lang thang. Trong những suy nghĩ lang thang phần lớn những điều tiêu cực áp đảo những điều tích cực, điều này cũng giúp giải thích nguyên nhân tình trạng tâm trí lang thang thường đi kèm với sự trầm cảm và lo âu.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Michael Coccia và cộng sự cho thấy tình trạng tâm trí lang thang có liên quan đến những căng thẳng về tâm lý mà con người đang trải qua và các hoạt động giao tiếp hàng ngày. Nguyên nhân được giải thích là do nhu cầu của các tác nhân gây căng thẳng mãn tính làm cạn kiệt nguồn lực tâm sinh lý cần thiết để con người điều chỉnh sự chú ý, từ đó dẫn đến những suy nghĩ linh tinh và lang thang. Bên cạnh đó, tần suất xảy ra tâm trí lang thang nhiều hơn và với tần suất lớn hơn ở những người bị căng thẳng kinh niên. Điều này được giải thích là do những người bị căng thẳng kinh niên đã sử dụng tâm trí lang thang để đưa họ ra khỏi những những căng thẳng, áp lực hiện tại và không tham gia vào thực tế hay những cảm xúc khó khăn.
Như vậy suy nghĩ lang thang thường dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực, căng thẳng tâm lý và là nguyên nhân dẫn đến những rối loạn lo âu, trầm cảm ở con người.
Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.