Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Suy gan xảy ra khi các phần lớn các phần gan bị tổn thương sau khi đã được điều trị mà gan không còn khả năng hồi phục và đảm bảo hoạt động. Suy gan là tình trạng đe dọa đến tính mạng người bệnh đòi hỏi phải chăm sóc y tế khẩn cấp. Thông thường, suy gan xảy ra dần dần và trong nhiều năm. Tuy nhiên, một trường hợp hiếm gặp hơn được gọi là suy gan cấp tính xảy ra nhanh chóng (chỉ trong 48 giờ) và có thể khó phát hiện các dấu hiệu ban đầu.
1. Nguyên nhân dẫn đến suy gan
Suy gan mạn tính: Các nguyên nhân phổ biến nhất của suy gan mạn tính (trong đó gan bị suy giảm sau nhiều tháng đến nhiều năm) bao gồm:
- Bệnh viêm gan B
- Viêm gan C
- Uống rượu kéo dài
- Xơ gan
- Thừa sắt hay Hemochromatosis là một rối loạn gây ra bởi sự hấp thu quá nhiều sắt từ thực phẩm mà bạn tiêu thụ, dẫn đến tập trung quá nhiều sắt trong máu. Nó có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khi cơ thể bạn không có các cơ chế để loại bỏ lượng sắt dư thừa. Sắt dư thừa sẽ tích lũy lại ở Gan, tim, tụy, các khớp. Sự tích lũy sắt sẽ gây ra các tổn thương ở các cơ quan này.
- Suy dinh dưỡng
Suy gan cấp tính: Các nguyên nhân gây suy gan cấp tính, tuy nhiên khi gan suy nhanh, thường khác nhau. Bao gồm các:
- Paracetamol hay còn gọi là Acetaminophen (Tylenol) quá liều
- Virus bao gồm virus viêm gan A, B và C (đặc biệt là ở trẻ em)
- Phản ứng với một số loại thuốc theo toa và thảo dược
- Ăn phải nấm độc
2. Các giai đoạn dẫn đến suy gan
Các tổn thương do bệnh gan có thể tích lũy trong một số giai đoạn, điều này ngày càng ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của gan.
2.1. Viêm gan
Trong giai đoạn đầu này, gan của người bệnh trở nên to ra hoặc bị viêm. Nhiều người bị viêm gan mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Nếu tình trạng viêm tiếp tục diễn ra mà không được điều trị thì tổn thương vĩnh viễn có thể xảy ra.
2.2. Xơ hóa
Xơ hóa gan xảy ra khi gan bị viêm bắt đầu gây ra sẹo. Các mô sẹo này lớn dần và dần thay thế các mô gan khỏe mạnh, tuy nhiên các mô sẹo này không thể thực hiện các chức năng như tế bào gan bình thường. Dẫn đến bắt đầu ảnh hưởng đến chức năng gan của người bệnh. Xơ hóa có thể khó phát hiện vì ở giai đoạn này do các tế bào khỏe vẫn có thể bù đắp số tế bào đã bị suy giảm chức năng. Tuy nhiên, các tế bào bị tổn thương này vẫn tiếp tục thay thế các tế bào khỏe mạnh vì chúng không thể tự phục hồi lại chức năng.
2.3. Xơ gan
Xơ gan làm gan bị rối loạn chức năng gan một phầ do tế bào gan khỏe mạnh bị thay thế bằng các mô xơ hóa chiếm chủ yếu. Độ xơ hóa gan ở giai đoạn nà cao hơn nhiều so với xơ hóa gan khiếngan mất đi hầu hết chức năng vốn có.
Các tế bào gan bình thường còn lại sẽ phải làm việc nhiều hơn thay thế cho phần gan bị xơ dẫn đến việc quá tải, chất độc ứ đọng ngày càng nhiều khiến tế bào gan dần bị tổn thương và chuyển sang giai đoạn xơ hóa.
Những triệu chứng của giai đoạn xơ gan này khá rõ rệt như người bệnh cảm thấy đau mỏi cơ thể, người bệnh đã bắt đầu xuất hiện hiện tượng phù nề tay chân và dần dần lan rộng ra toàn cơ thể.
Các dấu hiệu suy gan lúc khởi phát bao gồm:
- Buồn nôn
- Ăn mất ngon
- Mệt mỏi
- Bệnh tiêu chảy
Tuy nhiên, khi suy gan tiến triển, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh cần được chăm sóc khẩn cấp. Những triệu chứng này bao gồm:
- Vàng da
- Dễ chảy máu
- Bụng sưng to
- Bệnh não gan hay còn có tên gọi khác là hội chứng não gan, đây là biến chứng rất nguy hiểm của xơ gan gây nên. Não gan là tình trạng bị rối loạn ý thức, hành vi, dẫn tới hôn mê do chức năng gan bị rối loạn. Theo sinh lý bệnh học, đây được coi là tình trạng rối loạn trao đổi chất của hệ thống thần kinh trung ương do các độc tố trong cơ thể không được chuyển hóa và đào thải ra ngoài vì chức năng của gan yếu.
- Buồn ngủ
- Hôn mê
2.4. Bệnh gan giai đoạn cuối (ESLD)
Xơ gan giai đoạn cuối lúc này gan không còn chức năng, bệnh ngày càng có những diễn biến xấu hơn. Ở giai đoạn xơ gan này gan đã mất đi hoàn toàn chức năng và người bệnh lúc này phải đối mặt với những triệu chứng bệnh lý khác hay các biểu hiện của những biến chứng xơ gan gây nên.
Xơ gan giai đoạn cuối có liên quan đến các biến chứng như cổ trướng và bệnh não gan. Tình trạng này không thể đảo ngược bằng các phương pháp điều trị khác ngoài phương pháp ghép gan.
2.5. Ung thư gan
Ung thư là sự phát triển và nhân lên của các tế bào không khỏe mạnh. Khi ung thư phát triển ở gan, nó gọi là ung thư gan nguyên phát. Mặc dù ung thư có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn suy gan nào, những người bị xơ gan có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn. Một số triệu chứng phổ biến của ung thư gan bao gồm:
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Đau bụng hoặc sưng bụng
- Chán ăn hoặc cảm thấy no sau khi ăn một lượng nhỏ thức ăn
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Vàng da và vàng mắt
- Ngứa da
3. Điều trị suy gan như thế nào?
Nếu chẩn đoán suy gan và phát hiện sớm, suy gan cấp do quá liều acetaminophen đôi khi có thể được điều trị và đảo ngược lại tình trạng bệnh. Tương tự như vậy, nếu do virus gây suy gan, có thể được chăm sóc tại bệnh viện để điều trị các triệu chứng cho đến khi virus ngừng hoạt động. Trong những trường hợp này, gan đôi khi có thể tự phục hồi.
Đối với suy gan là hậu quả của sự suy giảm lâu dài, mục tiêu điều trị ban đầu có thể là cứu bất cứ phần nào của gan vẫn còn hoạt động. Nếu việc điều trị không thể cải thiện tình trạng cho người bệnh được nữa, thì biện pháp cuối cùng là người bệnh cần được ghép gan.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là bệnh viện tư nhân đầu tiên tại Việt Nam ghép gan thành công, làm chủ được kỹ thuật khó nhất trong lĩnh vực ghép tạng. Hiện nhu cầu ghép mô, tạng, trong đó có ghép gan ở Việt Nam rất lớn và đang gia tăng nhanh chóng. Vì thế, việc Vinmec làm chủ được kỹ thuật khó nhất trong lĩnh vực ghép tạng đã mở thêm hy vọng và lựa chọn mới cho người dân trong nước.
4. Làm thế nào để phòng tránh suy gan?
Cách tốt nhất để ngăn ngừa suy gan là hạn chế nguy cơ mắc bệnh xơ gan hoặc viêm gan. Dưới đây là một số mẹo để giúp ngăn ngừa các bệnh này:
- Tiêm vắc-xin viêm gan hoặc tiêm immunoglobulin để phòng ngừa viêm gan A hoặc B.
- Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý từ tất cả các nhóm thực phẩm.
- Uống rượu điều độ. Tránh uống rượu khi đang sử dụng acetaminophen (Tylenol).
- Thực hành vệ sinh đúng cách. Vì vi trùng thường lây lan bằng tay, hãy rửa tay kỹ sau khi sử dụng phòng tắm. Ngoài ra, rửa tay trước khi chạm vào thực phẩm chín hoặc sống.
- Không dùng tay trần trực tiếp chạm vào máu hoặc các chế phẩm của máu.
- Không chia sẻ bất kỳ vật dụng vệ sinh cá nhân nào với người khác, kể cả bàn chải đánh răng và dao cạo râu.
- Nếu muốn xăm hình hoặc xỏ lỗ trên cơ thể, hãy đảm bảo các điều kiện vệ sinh và tất cả các thiết bị thực hiện các kỹ thuật này đều được khử khuẩn/vô trùng .
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
- Nếu sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch bất hợp pháp, hãy đảm bảo không dùng chung kim tiêm với bất kỳ ai.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: Webmd.com và Healthline.com