Dị ứng thuốc cản quang: Những điều cần biết

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Đình Hùng - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh, Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Thuốc cản quang giống như tất cả các loại dược phẩm khác, các tác nhân này không hoàn toàn không có rủi ro. Mục đích chính của hướng dẫn này là hỗ trợ các bác sĩ X quang nhận biết và quản lý các rủi ro dù là nhẹ hăng nặng nhưng thực sự có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc cản quang.

1. Tác dụng không mong muốn của thuốc cản quang

Tác dụng không mong muốn của thuốc cản quang thay đổi từ rối loạn sinh lý nhỏ đến các tình huống đe dọa tính mạng nghiêm trọng hiếm gặp.

Chuẩn bị cho điều trị kịp thời các phản ứng dị ứng hay phản vệ phải bao gồm chuẩn bị cho toàn bộ các bất lợi tiềm ẩn và bao gồm: lập kế hoạch phản ứng được sắp xếp trước với sự sẵn sàng của nhân viên, thiết bị và thuốc đồng thời được đào tạo phù hợp.

Việc chuẩn bị như vậy được hoàn thành tốt nhất trước khi ra y lệnh và sử dụng thuốc cản quang với bệnh nhân.

Ngoài ra, một chương trình cải tiến chất lượng và đảm bảo kiến thức nhận biết và xử trí cho tất cả các bác sĩ X quang.


Phản ứng dị ứng hay phản vệ với thuốc cản quang phải được chuẩn bị trước
Phản ứng dị ứng hay phản vệ với thuốc cản quang phải được chuẩn bị trước

2. Lưu ý trước khi tiêm thuốc cản quang

Trước khi làm thủ tục tiêm thuốc cản quang phục vụ cho công tác chẩn đoán cần xem xét bệnh án của bệnh nhân bao gồm:

  1. Đánh giá rủi ro bệnh nhân so với lợi ích của việc dùng thuốc cản quang mang lại.
  2. Phương pháp hình ảnh thay thế sẽ cung cấp thông tin chẩn đoán tương tự hoặc tốt hơn.
  3. Đảm bảo chỉ định lâm sàng hợp lệ cho mỗi bệnh nhân phải dùng thuốc cản quang.

Cần đánh giá sức khỏe bệnh nhân trước khi sử dụng thuốc cản quang
Cần đánh giá sức khỏe bệnh nhân trước khi sử dụng thuốc cản quang

3. Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến tỷ lệ xảy ra phản ứng không mong muốn khi dùng thuốc cản quang trên một số bệnh nhân có các tiền sử và bệnh tật sau:

  • Tiền sử trước đó đã có dị ứng với thuốc cản quang chứa Iod. 21-60% nguy cơ tái phản ứng khi dùng lặp lại một thuốc hay thuốc khác trong nhóm thuốc cản quang chứa Iod.
  • Tiền sử dị ứng: Hen suyễn là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đối với phản ứng nặng. Không có bằng chứng về việc dị ứng hải sản có ảnh hưởng tới phản ứng.
  • Bệnh tim mạch (đặc biệt là suy tim)
  • Tình trạng mất nước
  • Bệnh huyết học như hồng cầu liềm, tăng hồng cầu, u tủy
  • Bệnh về thận, đang dùng thuốc có độc với thận
  • Tuổi: trẻ em, người cao tuổi
  • Bệnh nhân đang sử dụng thuốc chẹn beta (atenolol, metoprosol, propranolol...), interleukin-2, aspirin, NSAID cần phải ngừng sử dụng thuốc hoàn toàn trước khi tiến hành tiêm thuốc cản quang.
  • Lo âu, trầm cảm.

Bệnh nhân trầm cảm có thể gây dị ứng khi dùng thuốc cản quang
Bệnh nhân trầm cảm có thể gây dị ứng khi dùng thuốc cản quang

4. Chuẩn bị trước khi sử dụng thuốc

Test trong da:

Thử nghiệm da trong da với thuốc cản quang để dự đoán khả năng phản ứng bất lợi đã không được chứng minh là hữu ích trong việc giảm thiểu rủi ro phản ứng.

Sử dụng Corticosteroid trước khi sử dụng thuốc cản quang:

Mục đích của việc sử dụng corticosteroid là để giảm thiểu khả năng xảy ra phản ứng giống như dị ứng ở những bệnh nhân có nguy cơ cao. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tin rằng việc dùng thuốc trước sẽ làm giảm khả năng phản ứng ở những bệnh nhân có nguy cơ cao được sử dụng thuốc cản quang có độ thẩm thấu thấp.

Nếu trong quá trình sử dụng thuốc cản quang hoặc sau khi sử dụng. Bệnh nhân xảy ra phản ứng với thuốc thì tùy theo mức độ nặng nhẹ sẽ xử trí theo phác đồ cấp cứu phản vệ của Bộ y tế.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe