Đau quặn bụng kéo dài là do đâu?

Mục lục

Đau quặn bụng kéo dài là do đâu cần được khám và thực hiện các xét nghiệm để xác định nguyên nhân chính xác vì đây có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau quặn bụng kéo dài hoặc đau quặn bụng trên rốn sẽ được giải đáp chi tiết thông qua bài viết dưới đây.  

ThS.BS Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Hỏi

Chào bác sĩ ạ. Dạo này sức khỏe con không được tốt, cứ đau bụng suốt, chưa tới tháng mà vẫn đau, không đi ngoài. Con đau quặn bụng trên rốn, đau không thở nổi cũng không làm được gì cả, cứ đau quằn quại liền mấy ngày rồi lại hết cả tuần nay rồi (từ mùng 2 tết). Hôm nay con lại bị đau như vậy. Bác sĩ cho con hỏi con bị làm sao vậy ạ? Con đã đi khám nhưng bác sĩ nói không bị sao cả. Mong bác sĩ tư vấn giúp con, con xin cảm ơn.

Câu hỏi ẩn danh

Trả lời

Chào anh/ chị. Đau vùng bụng hay tình trạng đau quặn bụng trên rốn có rất nhiều nguyên nhân, tùy theo vị trí, mức độ, thời gian đau...Các triệu chứng của anh/chị có thể liên quan đến bệnh lý tiêu hóa, các cơ quan khác. Anh/chị có thể khám tại phòng khám nội tiêu hóa hoặc ngoại tiêu hóa Bệnh viện Vinmec. Bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra các xét nghiệm phù hợp để chẩn đoán và điều trị cho anh/chị. Thân ái!

Những thông tin dưới đây để bạn tham khảo thêm về nguyên nhân từ đâu dẫn đến đau bụng trên rốn.

1. Đau quặn bụng kéo dài là do đâu?

Cơn đau quặn bụng xảy ra khi ruột hoặc các cơ quan dạng ống ở vùng ngực, bụng hoặc vùng chậu co thắt. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, theo từng đợt, kéo dài vài phút và có thể lặp lại. Vị trí đau có thể giúp nhận biết các bệnh lý khác nhau, như:

1.1. Nguyên nhân từ dạ dày

Cơn đau quặn là biểu hiện của bệnh lý dạ dày gồm:

  • Viêm dạ dày: Do niêm mạc dạ dày viêm phản ứng với virus hoặc vi khuẩn gây bệnh.
  • Loét dạ dày: Loét dạ dày thường gây đau rát kéo dài nhưng đôi khi gây co thắt, dẫn đến đau quặn.

1.2. Nguyên nhân từ ruột

Đối với vấn đề đau quặn bụng kéo dài là do đâu, cơn đau có thể từ ruột non. Các bệnh lý có biểu hiện đau quặn bụng bao gồm:

  • Viêm ruột: Do nhiễm siêu vi hoặc vi trùng ở ruột non.
  • Lồng ruột: Đoạn xa ruột non có thể trượt vào đoạn gần, gây lồng ruột.
  • Xoắn ruột: Ruột non xoay bất thường quanh mạc treo gây xoắn ruột.
  • Dính ruột: Sẹo mổ bụng hoặc chấn thương dễ gây dính ruột, dẫn đến tắc nghẽn lưu thông ruột.
  • Khối u: U ruột gây đau quặn bụng, táo bón, sụt cân…
Đau quặn bụng kéo dài là do đâu? Cơn đau quặn có thể do các vấn đề ở ruột gây ra.
Đau quặn bụng kéo dài là do đâu? Cơn đau quặn có thể do các vấn đề ở ruột gây ra.

Viêm ruột thừa cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến đau bụng vùng dưới phải, kèm theo sốt, nôn ói và tiêu chảy.

Ngoài ra, các bệnh lý ở ruột thừa có thể gây ra triệu chứng đau quặn bụng như:

1.3. Cơn đau quặn bụng từ thận và niệu quản

Các nguyên nhân gây đau quặn bụng từ thận gồm:  

  • Sỏi thận: Sỏi thận gây đau quặn, kèm buồn nôn và tiểu máu.
  • Khối u ở thận: Khối u cản dòng nước tiểu ở đài bể thận gây đau quặn, kèm sốt, tiểu máu và bí tiểu.

Ngoài ra, các cơn đau quặn do niệu quản gây ra bao gồm:

  • Sỏi
  • Nhiễm trùng
  • U niệu quản

1.4. Nguyên nhân từ đường mật

Các vấn đề bất thường ở đường mật là nguyên nhân gây ra đau quặn bụng trên rốn như:

  • Viêm túi mật và nhiễm trùng đường mật: Viêm hoặc nhiễm trùng túi mật, đường mật gây co thắt và đau vùng hạ sườn phải.
  • Sỏi túi mật: Sỏi mật có thể gây đau quặn bụng trên rốn, nhiễm trùng túi mật, viêm tụy và tắc nghẽn ống mật chủ.
  • U túi mật: Khối u hình thành trong túi mật, có thể gây co thắt và tắc nghẽn ống mật chủ.
  • Loét túi mật: Loét túi mật có thể do sỏi mật, gây co thắt và đau.

1.5. Nguyên nhân từ buồng trứng hoặc tử cung

Ngoài một số nguyên nhân dẫn đến đau quặn bụng kể trên, tình trạng này có thể xuất hiện do những bất thường ở buồng trứng và tử cung gây ra như:

2. Nên làm gì khi bị đau quặn bụng?

Khi xuất hiện các cơn đau quặn bụng hoặc đau quặn bụng trên rốn, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Nếu đau bụng kéo dài hơn 3 ngày, hãy gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu cần.
  • Triệu chứng đau quặn bụng do hội chứng tiền kinh nguyệt, rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm giun sán, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc và hướng dẫn chăm sóc tại nhà.
  • Nếu nguyên nhân do các bệnh lý nguy hiểm như viêm đường dẫn mật, viêm tuyến tụy mãn tính, bệnh Crohn, u nang buồng trứng… bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
  • Khi bị đau bụng âm ỉ kéo dài, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc giảm đau vì gây khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh. 
Khi xuất hiện cơn đau quặn bụng trên rốn hay bất cứ vị trí nào, bệnh nhân cần đến bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Khi xuất hiện cơn đau quặn bụng trên rốn hay bất cứ vị trí nào, bệnh nhân cần đến bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Đau quặn bụng kéo dài hay đau quặn bụng trên rốn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ các vấn đề tiêu hóa thông thường đến các bệnh lý nghiêm trọng hơn như tắc ruột hay viêm ruột thừa. Để xác định chính xác đau quặn bụng kéo dài là do đâu, cần theo dõi các triệu chứng kèm theo và thăm khám bác sĩ kịp thời. Cảm ơn anh/chị đã đặt câu hỏi tới website vinmec.com.  

Trân trọng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ