Đau quặn bụng kèm theo buồn nôn là dấu hiệu bệnh gì?

Mục lục

“Đau quặn bụng kèm theo buồn nôn là dấu hiệu bệnh gì” đang trở thành câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân, khi các cơn đau quặn bụng thường xuất hiện bất ngờ trong sinh hoạt hàng ngày. Từ đó, nhiều bệnh nhân lo sợ không biết mình đã mắc phải bệnh gì và phải điều trị ra sao, cũng như không biết đây là dấu hiệu của tình trạng gì.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của Bác sĩ chuyên khoa I Võ Thị Thùy Trang, Bác sĩ Nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Chào bác sĩ,

Cách đây 1 tuần vợ em bỗng nhiên đau quặn bụng, kèm theo buồn nôn, bụng căng trướng. Vợ em đi siêu âm phát hiện có dịch trong ổ bụng. Bây giờ 1 ngày xuất hiện 1 cơn đau quặn. Trước đó 2 tháng đi khám sức khỏe định kỳ thì không phát hiện gì bất thường. Bác sĩ cho em hỏi vợ em đau quặn bụng kèm theo buồn nôn là dấu hiệu của bệnh gì? Cách điều trị như thế nào thưa bác sĩ? Em cảm ơn.

Khách hàng ẩn danh

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Bác sĩ chuyên khoa I Võ Thị Thùy Trang - Bác sĩ Nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Trước tiên, bác sĩ xin giải đáp câu hỏi của bạn như sau:

Vợ bạn cách đây 1 tuần bỗng nhiên đau quặn bụng kèm theo buồn nôn, bụng căng trướng, khi đi siêu âm phát hiện có dịch trong ổ bụng và giờ mỗi ngày đều xuất hiện 1 cơn đau quặn. Dựa trên những thông tin này và dịch trong ổ bụng trên kết quả siêu âm thì rất khó để tư vấn vợ bạn bị bệnh gì.

Trong trường hợp này, bạn nên đưa vợ bạn đến các cơ sở y tế có chuyên khoa Tiêu hóa để được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, từ đó có những chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị thích hợp.  

Để giúp bạn hiểu rõ hơn, sau đây là một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đau bụng kèm buồn nôn mà bạn có thể tham khảo.

1. Đau quặn bụng kèm theo buồn nôn là dấu hiệu bệnh gì?

Một số nguyên nhân có thể gây đau quặn bụng kèm theo buồn nôn cho người bệnh gồm:

  • Mất nước: Mất nước là tình trạng cơ thể thất thoát một lượng nước lớn nhưng không được bổ sung kịp thời. Mất nước có thể xảy ra do nắng nóng, tập thể thao quá mức, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
  • Bồn chồn, nôn nao: Tình trạng này có thể xuất hiện khi bệnh nhân lo lắng quá mức hoặc say tàu xe. Lúc này, cơ thể có thể xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, mất thăng bằng, nôn mửa và chóng mặt.
  • Mang thai: Mang thai cũng có thể khiến chị em cảm thấy buồn nôn và đau quặn bụng dưới. Đặc biệt hơn, đây là tình trạng khá phổ biến trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
  • Rối loạn lo âu: Trạng thái này có thể gây ra lo lắng, căng thẳng quá mức, buồn nôn, chóng mặt. Ngoài những dấu hiệu này, bệnh nhân cũng có thể cảm thấy mất ngủ, đổ mồ hôi tay hoặc nhịp tim nhanh.
  • Hội chứng Dumping: Người mắc hội chứng này khi tiêu thụ đồ ăn, đặc biệt là thực phẩm chứa đường, sẽ khiến thức ăn di chuyển rất nhanh từ dạ dày vào ruột non. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như nôn mửa, đau quặn bụng và cảm giác mất tỉnh táo.
  • Viêm tụy cấp: Đau quặn bụng kèm theo buồn nôn là dấu hiệu bệnh gì? Khi mắc phải viêm tụy cấp, đau quặn bụng là một trong những biểu hiện thường gặp. Những triệu chứng khác có thể kể đến gồm buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt và sốt.
  • Xuất huyết dạ dày: Tình trạng này xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương và chảy máu, có thể khiến người bệnh cảm thấy đau quặn bụng.
  • Viêm dạ dày và ruột cấp tính: Viêm dạ dày và ruột cấp tính còn được gọi là cúm dạ dày. Nguyên nhân gây ra cúm dạ dày chủ yếu do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc có ký sinh trùng trong hệ tiêu hóa. Tình trạng này có thể gây ra các cơn đau bụng ở người bệnh.
  • Đau bụng kinh: Ở một số chị em, đau bụng dưới có thể là biểu hiện của các cơn đau bụng kinh. Tùy vào thể trạng từng người, mức độ đau có thể dao động từ nhẹ tới nặng.
  • Mãn kinh: Khi bước vào thời kỳ mãn kinh, chị em có thể cảm thấy những cơn đau bụng xuất hiện và đi kèm với tình trạng chóng mặt. Sự thay đổi về hormone trong thời kỳ này cũng có khả năng tác động tới dạ dày, từ đó gây ra cảm giác buồn nôn hoặc khó tiêu.
  • Các nguyên nhân khác: Một số yếu tố có thể gây ra tình trạng đau bụng gồm rối loạn tiền đình, các bệnh lý về tim mạch hoặc nội tiết, stress, trầm cảm hoặc một số rối loạn tâm lý khác. 
“Đau quặn bụng kèm theo buồn nôn là dấu hiệu bệnh gì” là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, ví dụ như như mang thai hoặc mãn kinh.
“Đau quặn bụng kèm theo buồn nôn là dấu hiệu bệnh gì” là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, ví dụ như như mang thai hoặc mãn kinh.

2. Khi nào cần đi khám

Đau quặn bụng kèm theo buồn nôn là dấu hiệu bệnh gì? Tình trạng đau quặn bụng có thể đến từ nhiều nguyên nhân và không phải trường hợp nào cũng cần đến bệnh viện. Tuy nhiên, khi có các dấu hiệu như dưới đây, tốt nhất là nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Các dấu hiệu này bao gồm:

  • Nôn ra máu hoặc có máu trong phân.
  • Chóng mặt quá mức dẫn đến không thể đứng vững.
  • Sốt cao hoặc kéo dài.
  • Tiểu tiện có máu hoặc không thể tiểu tiện.
  • Đau bụng dữ dội và kéo dài.

Vừa rồi là những thông tin mà Bác sĩ gửi đến cho bạn về tình trạng đau bụng kèm buồn nôn. Hy vọng rằng qua những chia sẻ này thì bạn đã có thể hiểu rõ hơn về tình trạng của vợ mình. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc, bạn có thể đưa vợ đến các bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để được kiểm tra và tư vấn thêm.

Khi có các dấu hiệu lạ kèm theo đau bụng, tốt nhất là bệnh nhân nên đi khám để được chẩn đoán và có các phương án điều trị thích hợp nhất.
Khi có các dấu hiệu lạ kèm theo đau bụng, tốt nhất là bệnh nhân nên đi khám để được chẩn đoán và có các phương án điều trị thích hợp nhất.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến hệ thống Bệnh viện Vinmec. Chúc bạn và vợ có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ