Dầu ô liu có tốt cho tim mạch?

Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy việc tiêu thụ nhiều dầu ô liu tốt cho sức khỏe tim mạch, có liên quan đến ít nguy cơ đau tim hơn, đặc biệt là khi nó thay thế mayonnaise, bơ thực vật hoặc bơ. Những thông tin sau sẽ làm rõ câu hỏi “Dầu ô liu có tốt cho tim mạch?”

1. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh tim mạch

Tim là một trong những cơ quan quan trọng hàng đầu đối với cơ thể. Tim nhận nhiệm vụ như một chiếc máy bơm cung cấp máu đến tất cả các mô, cơ quan khác thông qua hệ thống mạch máu. Bất kỳ một nguyên nhân nào đó khiến cho lưu lượng máu không được đảm bảo đều có thể dẫn đến các bệnh tim mạch. Chúng bao gồm một loạt các tình trạng như bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim, xơ vữa động mạch, phình động mạch chủ...

Bệnh động mạch vành là loại bệnh tim phổ biến hàng đầu ở những nước phát triển. Nó xảy ra khi cholesterol tích tụ trong hệ thống động mạch tạo thành các mảng bám làm thu hẹp diện tích lòng mạch, giảm lưu thông máu, gây lên tình trạng xơ vữa động mạch. Khi lưu lượng máu giảm đến một mức độ nhất định, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng như đau thắt ngực và khó thở, thậm chí mảng xơ vữa có thể bong ra, bít tắc hoàn toàn mạch máu gây ra những cơn đau tim.

Một nguyên nhân khác của bệnh tim là rối loạn nhịp tim xảy ra khi tim đập quá nhanh hoặc quá chậm. Các triệu chứng của tình trạng này bao gồm: cảm giác nhịp tim không đều, đau hoặc khó chịu vùng ngực, khó thở, chóng mặt hoặc thậm chí ngất.

Những khuyết tật về tim trong quá trình phát triển của thai nhi trong thai kỳ cũng là một trong số những nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch khi trẻ trưởng thành. Những triệu chứng của dị tật tim bẩm sinh có thể bao gồm: da xám nhạt hoặc tím tái, phù nề ở chân hoặc bụng, khó thở khi bú mẹ dẫn đến trẻ tăng cân không đều.... Các khuyết tật tim bẩm sinh ít nghiêm trọng hơn và thường chỉ được chẩn đoán khi trẻ đến tuổi trưởng thành. Những khiếm khuyết này không đe dọa tính mạng ngay lập tức và ảnh hưởng của chúng chỉ là khó thở hoặc nhanh cảm thấy mệt mỏi khi lao động hay chơi thể thao.

Ngoài ra, các bệnh về tim mạch cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân khác như cơ tim yếu, nhiễm trùng tim hoặc các bệnh van tim.


Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh lý tim mạch hiện nay
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh lý tim mạch hiện nay

2. Chẩn đoán và xét nghiệm cho bệnh tim mạch

Năm triệu chứng có thể được dùng để chẩn đoán một người đau tim cần được cấp cứu bao gồm: Đau quai hàm, cổ hoặc lưng; đau cánh tay hoặc vai; đau ngực; chóng mặt hoặc mệt mỏi quá mức; khó thở.

Các triệu chứng bệnh tim có thể khác nhau ở 2 giới. Thông thường nam giới có nhiều khả năng xuất hiện cảm giác đau tức ngực trong khi nữ giới là triệu chứng khó thở, buồn nôn hoặc mệt mỏi quá mức.

Một số yếu tố cũng có thể được xem xét để chẩn đoán về bệnh tim mạch bao gồm:

  • Tiền sử gia đình: Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn những người khác
  • Tuổi: Độ tuổi tăng tỷ lệ thuận với nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch
  • Thói quen sinh hoạt: Hút thuốc lá, lười vận động, chế độ ăn giàu cholesterol và muối đều là nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch. Cholesterol là tác nhân chính gây các mảng xơ vữa trong lòng mạch trong khi khói thuốc lá kích thích khiến các mạch máu co lại, kết hợp với tăng huyết áp do chế độ ăn quá nhiều muối gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tim mạch.
  • Đái tháo đường: Đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên tới 100%. Nồng độ glucose máu quá cao dẫn đến tích tụ các chất béo trong mạch máu gây tắc nghẽn mạch. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến những bệnh về tim.

3. Phòng ngừa và điều trị

Ngoài biện pháp thay đổi lối sống, một số cách khác có thể được áp dụng để phòng ngừa cũng như điều trị bệnh tim mạch như sử dụng các loại thuốc điều chỉnh lượng cholesterol máu.

Cholesterol có 2 loại chính: Cholesterol “xấu” (LDL) và cholesterol “tốt” (HDL). LDL có thể tích tụ làm tắc nghẽn mạch máu trong khi HDL chịu trách nhiệm vận chuyển LDL đến gan và loại bỏ chúng ra khỏi máu. Lượng tối ưu của 2 loại cholesterol trong máu là dưới 100 miligam LDL và trên 40 miligam HDL trên một deciliter máu.

Thuốc điều chỉnh lượng cholesterol máu được sử dụng nhiều nhất là statin, chúng làm chậm quá trình sản xuất cholesterol ở gan và tăng tốc độ loại bỏ LDL khỏi máu. Niacin và Fibrate cũng là các nhóm thuốc hỗ trợ cải thiện mức cholesterol, cả 2 đều làm tăng lượng HDL trong khi niacin còn có tác dụng làm giảm lượng LDL trong máu.


Sử dụng thuốc trong điều trị nội khoa một số bệnh lý tim mạch
Sử dụng thuốc trong điều trị nội khoa một số bệnh lý tim mạch

4. Dầu ô liu có tốt cho tim mạch

Dầu ô liu từ lâu đã được chứng minh là loại dầu tốt cho sức khỏe. Dầu ô liu chứa nhiều acid béo không no (điển hình là acid oleic) và các hợp chất polyphenol. Những người dân khu vực Địa Trung Hải rất hiếm khi mắc các bệnh liên quan đến tim mạch một phần do sự góp mặt của dầu ô liu nguyên chất trong bữa ăn hàng ngày của họ.

Dầu ô liu có thể được cung cấp trong khẩu phần ăn qua 2 dạng:

  • Dầu ô liu nguyên chất: Phải đáp ứng được nhiều thông số hóa hoặc mà quan trọng nhất là hàm lượng acid béo tự do không được vượt quá 0,08%. Dầu ô liu nguyên chất phải được chiết xuất từ ô liu bằng phương pháp cơ học, không sử dụng thêm các dung môi hóa học khác.
  • Hỗn hợp dầu ô liu tinh chế: Là sự pha trộn của dầu ô liu nguyên chất và các chất phụ gia nhằm loại bỏ mùi hôi cũng như tạo hương vị và màu sắc hấp dẫn.

Dầu ô liu có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, một số nghiên cứu sơ bộ chỉ ra rằng, dùng dầu ô liu thay thế bơ hoặc mayonnaise mang lại những tác dụng rất tốt. Sử dụng dầu ô liu, đặc biệt là dầu ô liu nguyên chất giàu phenolic giúp các mạch máu giãn nở, cải thiện quá trình lưu thông máu qua đó hạn chế tình trạng tạo thành các mảng bám trong lòng mạch do cholesterol.


Một nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Mỹ trên 63.867 phụ nữ và 35.512 nam giới từ năm 1990 đến năm 2014 cho kết quả: Những người ăn hơn nửa thìa dầu ô liu mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 15% và nguy cơ mắc các bệnh về mạch máu thấp hơn 21% so với những người không sử dụng dầu ô liu. Thay thế một thìa cà phê bơ, bơ thực vật hoặc mayonnaise bằng một lượng dầu ô liu tương đương cũng giúp giảm 5%-7% nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Ngoài ra sử dụng nhiều dầu ô liu cũng không làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ. Tuy nhiên dầu ô liu lại không tốt hơn khi so sánh với các loại dầu thực vật khác như ngô, cải dầu, nghệ tây hay đậu nành....


Dầu ô liu có thể giúp người dùng giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch
Dầu ô liu có thể giúp người dùng giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch

Các bệnh liên quan đến tim mạch được coi là kẻ giết người thầm lặng vì chúng xuất hiện âm thầm nhưng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong. Ngày nay các bệnh lý về tim mạch ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở những nước đang phát triển. Cách tốt nhất để phòng ngừa là luyện tập thể dục thể thao thường xuyên bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn hợp lý. Dầu ô liu từ lâu đã được chứng minh là thực phẩm hữu hiệu giúp kiểm soát hàm lượng cholesterol trong máu. Sử dụng dầu ô liu hàng ngày thay cho bơ, bơ thực vật hay mayonnaise là một trong những biện pháp hiệu quả giúp phòng chống các bệnh liên quan đến tim mạch.

Để bảo vệ sức khỏe tim mạch nói chung và phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh lý tim mạch, khách hàng có thể đăng ký Gói Sàng lọc Tim mạch - Khám Tim mạch cơ bản của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Gói khám giúp phát hiện sớm nhất các vấn đề của tim mạch thông qua các xét nghiệm và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Gói khám dành cho mọi độ tuổi, giới tính và đặc biệt rất cần thiết cho những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Vì sao nên chọn Gói Sàng lọc tim mạch tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec?

  • Thủ tục đơn giản, nhanh gọn.
  • Được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình, quy trình khám hợp lý, thuận tiện.
  • Cơ sở vật chất toàn diện, bao gồm hệ thống các phòng khám và tư vấn, phòng lấy máu xét nghiệm, phòng ăn, khu chờ dành cho khách hàng...
  • Đội ngũ nhân viên y tế có trình độ chuyên môn cao, phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tình chu đáo.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: livescience.com; healthandwellnessalerts.berkeley.edu; webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe