Dấu hiệu thiếu hoặc ngộ độc Vitamin B12

Vitamin B12 có rất nhiều vai trò đối với cơ thể. Tuy nhiên, cơ thể con người không thể tạo ra hay dự trữ loại vitamin này nên cần lấy từ các thực phẩm động vật hoặc chất bổ sung một cách thường xuyên. Thực tế việc bổ sung quá nhiều hay quá ít lượng vitamin B12 đều không tốt cho sức khỏe, do đó cần cân nhắc sử dụng một lượng phù hợp hoặc bổ sung theo chỉ dẫn của bác sĩ.

1. Dấu hiệu thiếu vitamin B12

Đo lường nồng độ vitamin B12 trong máu thực sự không phải là cách tốt nhất để xác định liệu một người có bị thiếu hụt vitamin B12 hay không. Lý do là vì một số người bị thiếu hụt vitamin B12 vẫn có thể thấy nồng độ chất này trong máu bình thường. Trong khi đó, nồng độ axit methylmalonic trong máu, một sản phẩm phân hủy protein và homocysteine ​là những dấu hiệu tốt hơn để phản ánh hoạt động thực tế của vitamin B12. Những kết quả này sẽ tăng lên khi thiếu vitamin B12. Theo một thống kê, có tới 15% dân số nói chung bị thiếu vitamin B12.


Thiếu vitamin B12 gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Thiếu vitamin B12 gây ảnh hưởng đến sức khỏe

1.1. Các yếu tố có thể gây thiếu vitamin B12

Các yếu tố có thể gây thiếu vitamin B12 bao gồm:

  • Kiêng ăn các sản phẩm từ động vật: Những người không ăn thịt, cá, gia cầm hoặc sữa có nguy cơ bị thiếu vitamin B12, vì loại vitamin này chỉ được tìm thấy tự nhiên trong các sản phẩm từ động vật. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ăn chay có lượng vitamin B trong máu thấp. Vì lý do này, những người theo chế độ ăn chay hoặc thuần chay nên chủ động bổ sung thực phẩm giàu vitamin B12 hoặc thực phẩm chức năng cùng với chế độ ăn phù hợp. Điều này đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai, vì thai nhi cần đủ vitamin B12 để phát triển thần kinh và sự thiếu hụt có thể dẫn đến tổn thương thần kinh vĩnh viễn.
  • Thiếu các yếu tố nội tại: Thiếu máu ác tính là một bệnh tự miễn dịch tấn công và có khả năng phá hủy các tế bào ruột để yếu tố nội tại không có mặt, một yếu tố rất quan trọng để vitamin B12 được hấp thụ vào máu. Nếu thiếu hụt vitamin B12, có thể dẫn đến các dạng thiếu máu khác nhau và tổn thương thần kinh. Thực tế, ngay cả việc sử dụng các thực phẩm bổ sung vitamin B12 liều cao qua đường tiêu hóa cũng sẽ không giải quyết được vấn đề này, vì yếu tố nội tại không có sẵn để hấp thụ.
  • Không đủ axit trong dạ dày hoặc các loại thuốc làm giảm axit trong dạ dày. Nguyên nhân phổ biến hơn gây ra tình trạng thiếu vitamin B12, đặc biệt là ở người lớn tuổi là thiếu axit dạ dày, vì axit dạ dày cần thiết để giải phóng vitamin B12 khỏi thức ăn. Ước tính có khoảng 10-30% người lớn trên 50 tuổi khó hấp thụ vitamin B12 từ thực phẩm. Những người thường xuyên dùng thuốc ức chế axit trong dạ dày đối với các tình trạng như bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoặc bệnh loét dạ dày tá tràng, chẳng hạn như thuốc ức chế bơm proton, thuốc chẹn H2 hoặc thuốc kháng axit khác có thể khó hấp thụ vitamin B12 từ thức ăn. Những loại thuốc này có thể làm chậm quá trình giải phóng hoặc giảm sản xuất axit dạ dày. Về lý thuyết, điều này có thể ngăn không cho vitamin được giải phóng thành dạng tự do để có thể hấp thụ được trong dạ dày nhưng nghiên cứu đã không cho thấy sự gia tăng tỷ lệ thiếu hụt ở những người sử dụng các loại thuốc này. Bất kỳ ai sử dụng những loại thuốc dạ dày trong thời gian dài và có nguy cơ bị thiếu hụt vitamin B12 vì những lý do khác nên được bác sĩ theo dõi chặt chẽ. Họ cũng có thể chọn sử dụng thực phẩm tăng cường hoặc bổ sung vitamin B12, vì những dạng này thường được hấp thụ tốt mà không cần axit dạ dày.

Ngoài ra, sau phẫu thuật đường ruột hoặc rối loạn tiêu hóa gây kém hấp thu. Các cuộc phẫu thuật ảnh hưởng đến dạ dày, nơi tạo ra yếu tố nội tại, hoặc hồi tràng (phần cuối cùng của ruột non) nơi hấp thụ vitamin B12 có thể làm tăng nguy cơ cơ thể bị thiếu vitamin B12. Một số bệnh như Crohn và bệnh celiac làm tác động tiêu cực đến đường tiêu hóa, tăng nguy cơ thiếu hụt vitamin B12.


Kiêng ăn các loại thịt có thể tăng nguy cơ thiếu hụt vitamin B12
Kiêng ăn các loại thịt có thể tăng nguy cơ thiếu hụt vitamin B12

1.2. Các dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin B12

Các dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin B12 có thể bao gồm:

  • Mệt mỏi, suy nhược
  • Tổn thương dây thần kinh với cảm giác tê, ngứa ran ở tay và chân
  • Mất trí nhớ, lú lẫn
  • Sa sút trí tuệ
  • Phiền muộn
  • Co giật
  • Thiếu máu ác tính là một loại thiếu máu nguyên bào khổng lồ do thiếu yếu tố nội tại để vitamin B12 không được hấp thụ.

Ngoài ra, thiếu máu nguyên bào khổng lồ, tình trạng các tế bào hồng cầu có kích thước lớn hơn bình thường nhưng số lượng lại thấp hơn bình thường, điều này xảy ra do không có đủ vitamin B12 trong chế độ ăn uống hoặc hấp thu kém.


Sau sút trí nhớ là một dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin B12
Sau sút trí nhớ là một dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin B12

2. Dấu hiệu ngộ độc vitamin B12

Ngày nay, vitamin B12 đã được nghiên cứu rộng rãi, nhưng ngay cả sau nhiều thập kỷ nghiên cứu, hầu như không có triệu chứng quá liều nào được ghi nhận sau khi sử dụng vitamin B12 liều cực cao. Do đó, không có liều lượng tối đa của vitamin B12 được xác định. Vì cơ thể có khả năng bài tiết các chất dư thừa không cần thiết. Về lý thuyết, có thể uống một lượng lớn vitamin mà không cần lo lắng và sợ tác dụng phụ.

Tuy nhiên, ở một số trường hợp cá nhân, tiêm bắp liều cao vitamin B12 đã dẫn đến các phản ứng miễn dịch nhẹ, chẳng hạn như kích ứng da và nổi mụn. Cảm giác nóng bừng, chóng mặt và buồn nôn cũng đã được báo cáo là do ngộ độc vitamin B12. Tuy nhiên, sau này nguyên nhân chủ yếu được quy kết là do chất bảo quản có trong các chất bổ sung chứ không phải do vitamin B12 gây ra. Đôi khi cũng có thể xảy ra các phản ứng phụ nghiêm trọng của việc tiêm vitamin B12, chẳng hạn như sốc phản vệ với nguyên nhân vẫn chưa được tìm hiểu rõ.

Tóm lại, việc bổ sung vitamin B12 hiệu quả cần đến từ những bữa ăn đa dạng các loại thực phẩm hằng ngày. Việc thừa hay thiếu vitamin B12 cũng đều khiến cho cơ thể mắc các bệnh lý. Tuy nhiên, khả năng hấp thụ vitamin B12 có thể trở nên khó khăn hơn khi người bệnh lớn tuổi hay sau phẫu tiêu hóa. Các trường hợp này cần tham khảo ý kiến chuyên gia, tránh lạm dụng thực phẩm chức năng dễ dẫn đến ngộ độc vitamin B12.


Ngộ độc vitamin B12 gây kích ứng da
Ngộ độc vitamin B12 gây kích ứng da

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý, trong đó có chuyên khoa Dinh dưỡng. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước. Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: health.harvard.edu, msdmanuals.com, hsph.harvard.edu

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe