Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu thai kỳ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu thai kỳ là một bệnh lý. Nếu không được điều trị sớm, tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu lẫn thai nhi.

1. Nhiễm độc thai nghén

Ốm nghén là dấu hiệu phổ biến báo hiệu phụ nữ đang mang thai. Sản phụ sẽ gặp các triệu chứng như tăng tiết nước bọt, buồn nôn...

Nhưng khi các triệu chứng này trở nên nghiêm trọng hơn gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, sức khỏe của người mẹ và thai nhi thì được gọi là nhiễm độc thai nghén nặng (bệnh nôn nặng).

Thông thường, các triệu chứng của nhiễm độc thai nghén sẽ mất đi vào tháng thứ ba của thai kỳ. Nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con.

Nhiễm độc thai nghén không chỉ khiến sản phụ mệt mỏi, cáu gắt... gây ra các biến chứng lên cơn co giật, hôn mê, sẩy thai, sinh non. Mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của thai nhi: Bong non, suy thai hoặc thậm chí là thai lưu. Sau sinh, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, thấp bé nhẹ cân, chậm phát triển.

Triệu chứng nhiễm độc thai nghén của mỗi sản phụ là không giống nhau. Nhưng phần lớn, các bà bầu sẽ gặp phải các triệu chứng như:

  • Choáng váng, mệt mỏi
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Buồn nôn và nôn

Nhiễm độc thai nghén được phân thành 2 loại:

  • Bệnh nôn nhẹ với các triệu chứng: Nhạt miệng, khó chịu và muốn ăn một loại thức ăn nào đó, sợ cơm, thèm chua hay bất kỳ một loại thức ăn bất thường nào khác.
  • Bệnh nôn nặng: Giai đoạn nôn và suy kiệt - Rối loạn chuyển hóa - Bất thường thần kinh.

Nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây ra biến chứng sinh non
Nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây ra biến chứng sinh non

2. Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu thai kỳ

Nôn mửa là triệu chứng của ốm nghén. Tuy nhiên nếu nôn nhiều kèm với các triệu chứng khác, thì có thể nhận định được mẹ bầu có nhiễm độc thai nghén không? Các dấu hiệu đó có thể là:

2.1. Phù nề

Thông thường phù nề thường xảy ra ở 3 tháng cuối thai kỳ do kích thước thai ngày càng lớn, dẫn đến chèn ép tĩnh mạch.

Tuy nhiên, phù nề do nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng đầu thai kỳ lại có những biểu hiện và triệu chứng như: Thường bắt đầu từ thấp đến cao, từ chân lên mặt, hoặc phù cả người. Mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện dấu lõm của ngón tay, khi thực hiện ấn vào mắt cá chân.

Tăng cân nhanh cũng là một dấu hiệu bất thường ở 3 tháng đầu thai kỳ. Do vậy, khi mẹ bầu cũng nên lưu ý nếu cơ thể có dấu hiệu tăng cân nhanh, khoảng 500 gram/ tuần cũng cần gặp bác sĩ điều trị.

2.2. Tăng huyết áp

Tăng huyết áp cũng là triệu chứng phổ biến của mẹ bầu nhiễm độc thai nghén. Với những mẹ chưa từng đo huyết áp, tăng huyết áp được xác định khi huyết áp tăng đến 140/90mmHg.

2.3. Protein niệu

Xét nghiệm nước tiểu là một trong những phương pháp chẩn đoán nhiễm độc thai nghén. Nếu kết quả cho thấy nồng độ protein tăng cao, vượt quá 0,3g/l thì mẹ bầu cần được theo dõi và điều trị ngay.

Ngoài những triệu chứng trên, mẹ bầu cũng nên lưu ý một vài dấu hiệu bất thường sau: thiếu máu, tim đập nhẹ, khó thở, mắt mờ do phù võng mạc.


Xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán nhiễm độc thai nghén
Xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán nhiễm độc thai nghén

3. Những đối tượng dễ có nguy cơ nhiễm độc thai nghén

Thông thường, các đối tượng sau dễ có nguy cơ nhiễm độc thai nghén:


Mẹ bầu mang song thai tăng nguy cơ nhiễm độc thai nghén
Mẹ bầu mang song thai tăng nguy cơ nhiễm độc thai nghén

4. Điều trị nhiễm độc thai nghén

Cách điều trị nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Sản phụ khi gặp các triệu chứng trên cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Phát hiện và điều trị bệnh sớm sẽ làm giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng đáng tiếc đối với cả mẹ bầu và thai nhi.

  • Nếu sản phụ bị nhiễm độc thai nghén ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định dùng một vài loại thuốc ngăn ngừa cao huyết áp. Sử dụng thuốc kết hợp với sự thay đổi chế độ ăn sẽ giúp điều trị các triệu chứng của bệnh như: ăn nhạt, không nhiều dầu mỡ và phải nghỉ ngơi đầy đủ. Tư thế nằm của sản phụ cũng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ lưu ý khi nằm ngủ cần nằm nghiêng về bên trái để tránh ảnh hưởng tới quá trình cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.
  • Nếu sản phụ nhiễm độc thai nghén ở mức nặng thì nhập viện là phương pháp giúp sản phụ điều trị bệnh.
  • Trường hợp sản phụ nhiễm độc thai nghén mức không thể giữ lại em bé, thì mẹ sẽ buộc phải bỏ thai hoặc sinh non để không ảnh hưởng tới tính mạng của mình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe