Dấu hiệu bé bú không đủ sữa mẹ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Rất khó để có thể biết chính xác tuyệt đối lượng sữa mà bé đã bú, đôi khi trông có vẻ như bé bú sữa nhiều nhưng thực tế lại không phải như vậy. Đó là lý do các mẹ nên nắm rõ những dấu hiệu bé bú không đủ sữa để có thể có cách xử lý kịp thời nhất.

1. Dấu hiệu bé bú không đủ sữa mẹ

Qua cơ chế tiết sữa thì hầu hết các bà mẹ đều có thể có đủ sữa cho bé bú, thậm chí cho cả hai trẻ sinh đôi. Các mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu sau để nhận biết trẻ không nhận đủ sữa mẹ:

1.1 Thời gian bú quá ngắn hoặc quá dài

Thời gian bú của mỗi bé, mỗi ngày là khác nhau, tuy nhiên trung bình kéo dài từ 10-20 phút.

Nếu bé bú quá lâu, trên 1 giờ hoặc quá ngắn dưới 10 phút thì rất có thể bé đã bú không đủ sữa mẹ.

1.2 Bé chậm tăng cân

Đây là dấu hiệu bé bú không đủ sữa rõ ràng và chính xác nhất. Sau sinh, em bé sẽ sụt nhẹ một chút. Nhưng sau đó khoảng 10-14 ngày tuổi, bé sẽ đạt được trọng lượng như lúc mới sinh và bắt đầu tăng cân.

  • Từ 0-3 tháng: bé sẽ tăng khoảng 100-200g/ tuần.
  • Từ 3-6 tháng: tăng 100-140g/tuần.
  • 6-12 tháng: tăng khoảng 60-100g/tuần.

Đôi khi bé bị ốm và có thể sụt cân, điều này là bình thường. Nhưng nếu bé sụt quá nhiều và không tăng cân theo thời gian thì tức là bé bú không đủ sữa.

Trắc nghiệm: Vì sao mẹ sinh mổ xong khó có sữa ngay?

Vì sao mẹ sinh mổ xong khó có sữa ngay là thắc mắc và lo lắng chung của nhiều sản phụ. Bài trắc nghiệm này sẽ giúp sản phụ giải đáp thắc mắc cũng như tìm hiểu được phương pháp gọi sữa về sau sinh mổ.

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Tạ Quốc Bản , chuyên khoa Sản phụ khoa , Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Tạ Quốc Bản
Tạ Quốc Bản
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Sản phụ khoa
Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

1.3 Số tã ướt, tã bẩn ít

Hầu hết các bác sĩ đều khuyên các cha mẹ nên đếm số rã ướt, tã bẩn mỗi ngày, đó là dấu hiệu bé bú không đủ sữa đơn giản nhất.

  • Trong 1-2 ngày sau sinh: có 1-2 tã ướt/ngày, phân su màu đen xanh.
  • Từ 2-6 ngày sau sinh: 5-6 tã ướt/ ngày, phân lỏng màu xanh lá cây nhạt.
  • Sau ngày thứ 6: số tã ướt là 6-8 tã ướt/ngày, phân lỏng màu vàng tươi sáng.
  • Sau tuần thứ 6: 6-8 tã ướt/ngày, phân mềm màu vàng nâu.

Nếu như bé có số tã bẩn, tã ướt ít hơn thì rất có thể bé đã bú không đủ sữa.

1.4 Sữa tiết ra không tăng sau nhiều ngày

Lúc vừa sinh xong, cơ thể người mẹ chưa tiết ra nhiều sữa. Đầu vú mới chỉ tiết ra một ít sữa, gọi là sữa non có màu vàng đục.Sau khoảng từ 3-4 ngày nữa, sữa mẹ sẽ nhiều hơn và trắng đục, sữa cũng có nhiều dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên, nếu các mẹ thấy sữa không tăng lên sau nhiều ngày sau sinh thì tức là bạn đã không đủ sữa cho con, nói cách khác là bé không bú đủ sữa.


Nếu sữa không tăng lên sau nhiều ngày sau sinh thì có thể mẹ đang không đủ sữa cho bé
Nếu sữa không tăng lên sau nhiều ngày sau sinh thì có thể mẹ đang không đủ sữa cho bé

1.5. Ngực mẹ bị xẹp xuống

Khi đang cho con bú, ngực của người mẹ sẽ căng đầy, một biểu hiện của sữa nhiều. Tuy nhiên nếu thấy ngực bị xẹp xuống, cảm giác “rữa” ra thì có thể bạn đang bị giảm sữa.

1.6. Bụng và núm vú bị đau khi cho con bú

Trừ trường hợp bé cắn bạn khi bú thì việc bị đau khi bé bú rất có thể là bé ngậm đầu vú ở vị trí không đúng.

Điều này sẽ dẫn đến việc bé bú không đủ sữa. Lúc này, các mẹ nên thử các vị trí, tư thế khác để bé có thể ngậm đúng khớp bú, bú được nhiều sữa hơn, mẹ ít bị đau hơn.

Bạn có thể tham khảo các tư thế cho con bú phù hợp TẠI ĐÂY.

1.7 Không có cảm giác “châm kim” khi bé bú xong

Thường sau khi cho con bú xong, các mẹ sẽ có cảm giác “châm kim” hoặc ngứa một chút ở bầu ngực. Nhưng nếu không có cảm giác này thì rất có thể sữa mẹ đã giảm đi và bé bú không đủ sữa

2. Thiếu sữa mẹ cho bé bú


Thiếu sữa có thể xảy ra do mẹ ít sữa hoặc do bé bú kém
Thiếu sữa có thể xảy ra do mẹ ít sữa hoặc do bé bú kém

Thiếu sữa có thể xảy ra vì hai lý do là: mẹ ít sữa hoặc bé bú kém

Mẹ ít sữa: Một số nguyên nhân khiến mẹ không sản xuất đủ sữa cho con là:

  • Vú không phát triển đầy đủ trong thời kỳ mang thai - điều này có thể xảy ra nếu vú mẹ không có đủ mô sản xuất sữa (tuyến tạo sữa).
  • Mẹ đã phải trải qua phẫu thuật hay xạ trị ở vú.
  • Mất cân bằng nội tiết tố.
  • Mẹ dùng một số loại thuốc ảnh hưởng tới sản xuất sữa.
  • Phụ nữ từng phẫu thuật, chẳng hạn như để nâng ngực hoặc thu nhỏ ngực, có thể gặp khó khăn trong việc sản xuất đủ sữa cho con. Một số mẹ hoàn toàn không thể sản xuất được ra sữa.

Xem thêm: Chế độ ăn cho mẹ nhiều sữa, ít tăng cân

Bé bú kém: Nguyên nhân phổ biến khiến bé bú không đủ đó là:

  • Không được bú mẹ thường xuyên, dẫn tới giảm hoặc ngừng sản xuất ra sữa.
  • Bé ngậm bắt vú không đúng cách.
  • Bé bị tách khỏi mẹ quá sớm.
  • Bé được nuôi bằng sữa công thức.
  • Trong vài ngày đầu sau khi sinh, nhiều bé thường ngủ li bì, rất khó đánh thức và vì vậy bé bú được ít hơn cần thiết. Một số bé khác gặp khó khăn trong kiểm soát các cơ liên quan tới động tác mút và khó lòng hút đủ sữa từ bầu vú mẹ. Trẻ sinh non hay thiếu tháng cũng thường gặp khó khăn trong việc bú mẹ.

3. Mẹo giúp bé bú đủ sữa hơn


Cho bé bú thường xuyên sẽ giúp bé bú đủ sữa hơn
Cho bé bú thường xuyên sẽ giúp bé bú đủ sữa hơn

Cho bé bú thường xuyên, đừng chờ tới khi bé khóc mới cho bú. Các bé bú ít ngủ nhiều có thể ngủ quên và bỏ mất bữa bú.

Các mẹ nên chọn tư thế đúng khi cho bé bú và giúp bé ngậm bắt núm vú đúng cách. Để bé tự quyết định khi nào thì kết thúc cữ bú.

Cho bé bú cả hai bên vú trong mỗi cữ bú. Hãy để bé bú chán chê bầu vú thứ nhất, chỉ chuyển sang bầu vú thứ hai khi bé bú chậm lại hoặc ngừng hẳn.

Tăng số lần cho con bú: Nếu đã tuân thủ những điều này mà bé vẫn bú được ít thì cần tăng số lần cho bé bú hoặc tìm cách kích thích sản xuất sữa thông qua hút sữa bằng máy hoặc bằng tay.

Tránh cho bé dùng sữa công thức hay bột ăn dặm quá sớm vì điều này có thể khiến bé chán sữa mẹ và dẫn đến giảm nguồn sữa mẹ.

Hạn chế sử dụng núm vú giả vì như vậy bé sẽ cảm giác ảo như bé đang bú sữa mẹ và sau đó không bú sữa mẹ nữa.

Các mẹ có thể mát xa bầu vú đều đặn để tăng lượng sữa hơn.

Nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ, lành mạnh, uống nhiều nước mỗi ngày.

Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp ích cho các mẹ, nhất là những mẹ sinh con lần đầu sẽ không còn lúng túng trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh chính vì vậy, các mẹ nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn, ít nhất là đến 6 tháng tuổi.

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh hoặc vấn đề dinh dưỡng cho mẹ sau sinh, bạn có thể liên hệ đến tổng đài Vinmec hoặc đặt câu hỏi ở mục HỎI BÁC SĨ VINMEC trên trang.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe