Dầu cọ là sản phẩm được nhiều người lựa chọn sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, dầu cọ có tác dụng gì? Vẫn gây nhiều tranh cãi, bởi một mặt dầu cọ được cho rằng chúng chứa 1 số lợi ích cho sức khỏe, mặt khác, nó cũng có thể gây ảnh hưởng tới hệ tim mạch. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã tìm ra trong dầu cọ chứa chất béo bão hòa, nên hạn chế ăn.
1. Dầu cọ là gì? Thành phần trong dầu cọ
Dầu cọ được lấy từ quả bùi của cây cọ dầu. Dầu cọ chứa tinh chế đôi được gọi là dầu cọ đỏ, vì nó có màu đỏ cam. Trong những năm gần đây, tăng trưởng cọ dầu đã mở rộng sang khu vực Đông Nam Á, bao gồm 2 quốc gia có người dân tiêu thụ nhiều nhất là Malaysia và Indonesia. Đây cũng là 2 quốc gia hiện sản xuất hơn 80% nguồn cung dầu cọ của thế giới.
Dầu cọ là 1 trong những loại dầu có giá thành rẻ nhất, chiếm tới 1/3 sản lượng dầu thực vật.
Toàn bộ calo có trong dầu cọ đều đến từ chất béo. Thành phần chất béo của sản phẩm này gồm 50% axit béo bão hòa, 40% axit béo không bão hòa đơn và 10% axit béo không bão hòa đa.
Loại chất béo bão hòa chính có trong dầu cọ là axit palmitic, chiếm 44% lượng calo. Nó cũng chứa một lượng lớn axit oleic, lượng nhỏ axit linoleic và axit stearic.
Chất màu đỏ cam của dầu cọ đỏ xuất phát từ các chất chống oxy hóa có tên carotenoid, bao gồm beta-carotene, cơ thể có thể chuyển đổi thành vitamin A.
Trong dầu cọ đã tách chiết, phần chất lỏng được loại bỏ bằng quá trình tinh thể hóa và lọc. Phần rắn còn lại nhiều chất béo bão hòa hơn và có nhiệt độ tan chảy cao hơn.
2. Dầu cọ có tác dụng gì?
“Dầu cọ có tác dụng gì”? Vẫn gây nhiều tranh cãi, bởi một mặt dầu cọ được cho rằng chúng chứa 1 số lợi ích cho sức khỏe, mặt khác, nó cũng có thể gây ảnh hưởng tới hệ tim mạch. Tuy nhiên, dưới đây là những lợi ích sức khỏe của dầu cọ, bao gồm tác dụng bảo vệ chức năng não, giảm các yếu tố nguy cơ liên quan tới bệnh tim và cung cấp vitamin A cho cơ thể.
- Dầu cọ cung cấp vitamin A cho cơ thể
Theo nghiên cứu, dầu cọ có thể giúp cải thiện tình trạng vitamin A ở những người đang bị thiếu vitamin này.
Theo 1 nghiên cứu ở phụ nữ mang thai ở các nước đang phát triển đã thấy rằng, tiêu thụ dầu cọ đỏ giúp làm tăng mức vitamin A trong máu của họ cũng như ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ
Những người bị xơ nang, khó hấp thụ các vitamin tan trong chất béo khi sử dụng dầu cọ hàng ngày, kết quả cho thấy tăng vitamin A trong máu.
- Tốt cho não bộ
Dầu cọ dồi dào tocotrienols, đây là một dạng vitamin E có đặc tính chống oxy hóa mạnh có thể hỗ trợ sức khỏe não bộ. Tocotrienols giúp bảo vệ các chất béo không bão hòa đa tinh tế trong não, làm chậm sự tiến triển của các chứng liên quan tới não bộ như duy giảm trí tuệ, giảm nguy cơ đột quỵ và ngăn ngừa sự phát triển của các tổn thương não.
- Tốt cho hệ tim mạch
Dầu cọ đã được chứng minh tốt cho hệ tim mạch. Trong nghiên cứu đã thấy mức cholesterol toàn phần và LDL thấp hơn ở những người theo sử dụng dầu cọ so với những người ăn chế độ ăn giàu chất béo chuyển hóa hoặc axit myristic và lauric.
Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra dầu cọ có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh ở những người đã mắc bệnh tim.
3. Dầu cọ có tốt không?
Mặc dù có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng dầu cọ giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, nhưng vẫn có những nghiên cứu kết luận dầu cọ gây ảnh hưởng tới hệ tim mạch.
Tốt nhất, người dùng có thể sử dụng các loại dầu và thực phẩm giàu chất béo không bão hòa khác, bởi chúng vẫn giúp cung cấp dinh dưỡng tương tự như sử dụng dầu cọ.
Có 1 thực tế rằng, trong dầu cọ chứa nhiều chất béo bão hòa, vì vậy các nhà nghiên nghiên cứu khuyên nên hạn chế sử dụng
Chất béo bão hòa chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra các vấn đề về tim mạch, làm tăng cholesterol trong máu và nội tạng, từ đó cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng thừa cân, béo phì và tiểu đường type 2 ở con người. Vì vậy, người dùng nên hạn chế tiêu thụ dầu cọ để phòng ngừa tối đa nguy cơ gây hại đến sức khỏe.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.