Bài viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Thu Hương - Trưởng Đơn nguyên Cấp Cứu, điều trị ban ngày - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Đau bụng cấp ở trẻ em là hiện tượng rất phổ biến, xuất hiện đột ngột và đa số không gây nguy hiểm cho trẻ, các cơn đau có thể tự khỏi mà không cần phải can thiệp điều trị. Tuy nhiên, khi trẻ bị đau bụng cấp cần phải lại trừ các nguyên nhân ngoại khoa để có hướng xử trí phù hợp.
1. Định nghĩa đau bụng cấp ở trẻ
Đau bụng cấp tính là một chẩn đoán cấp cứu xảy ra đột ngột, tức thời và có ảnh hưởng cấp tính đến hoạt động của trẻ.
Có thể phối hợp các triệu chứng của một nguyên nhân nội hay ngoại khoa.
2. Tiếp cận bệnh nhân đau bụng cấp
Tiếp cận bệnh nhân đau bụng cấp bằng cách:
- Hỏi về tính chất cơn đau bụng
- Cách xuất hiện cơn đau: Ngày, giờ liên quan với bữa ăn
- Đột ngột hay từ từ
- Vị trí khu trú của cơn đau bụng lúc bắt đầu xuất hiện
- Cường độ cơn đau: Nặng làm trẻ phải thức giấc, ngừng chơi.
- Yếu tố làm tăng đau: Đi lại, ho, hít vào sâu, đi tiểu.
- Yếu tố làm giảm đau: Nghỉ ngơi, nôn, sau ăn, tư thế giảm đau
- Tiến triển cơn đau tức thời: Giảm, tăng đau, không đổi
- Tiến triển kéo dài liên tục, xen kẽ, từng cơn.
3. Các dấu hiệu kèm theo đau bụng
Khi trẻ bị đau bụng cấp có thể kèm theo các dấu hiệu sau:
- Tình trạng toàn thân: Sốt, chán ăn, mệt mỏi, sụt cân
- Triệu chứng tiêu hoá:
- Buồn nôn, nôn ra máu
- Rối loạn nhu động: Táo bón, bí trung đại tiện
- Tiêu chảy (số lần, tính chất phân lỏng, có nhầy có máu)
- Hô hấp: Sổ mũi, ho
- Tiết niệu: Đái buốt, vô niệu, nước tiểu máu, sẫm màu.
- Thần kinh: Nhức đầu, rối loạn lưỡng tri
- Đau khớp, đau cơ
- Phát ban hoặc xuất huyết
- Dấu hiệu dậy thì: Có kinh lần đầu tiên
- Hoàn cảnh gia đình:
- Xung đột gia đình
- Các quan hệ xã hội của trẻ
- Trẻ đi học có khó khăn học tập
- Tiền sử:
- Cơn đau bụng cấp tính hoặc tương tự như cơn đau của bệnh nhi trước đó
- Tiền sử phẫu thuật
4. Hướng dẫn khám bụng khi trẻ bị đau
- Quan sát:
- Trướng bụng, sự di động của bụng
- Sẹo ở thành bụng
- Sờ bụng:
- Đánh giá mức độ mềm mại, điểm đau khu trú
- Co cứng thành bụng, phản ứng thành bụng và cảm ứng phúc mạc
- Gõ bụng: bụng chướng, gõ đục vùng thấp, mất vùng đục trước gan
- Nghe bụng đánh giá nhu động ruột
- Kích thích thành bụng tìm dấu hiệu rắn bò, quai ruột nổi
- Thăm trực tràng
5. Hướng dẫn thăm khám toàn thân khi trẻ bị đau bụng
- Cần khám toàn thân một cách hệ thống
- Các biểu hiện nhiễm trùng
- Da niêm mạc: Da tái nhợt, vàng da, thiếu máu, xuất huyết, phát ban
- Đánh giá tình trạng sốc: Mạch, huyết áp, refill
- Khám hô hấp: Nhịp thở, nghe phổi
- Khám khớp: Tìm ban xuất huyết khớp
- Khám tai mũi họng
Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ nhỏ hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:
Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?
Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong