Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Đặng Thị Ngọc Chương - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Đập đầu ở trẻ sơ sinh rất phổ biến, đặc biệt ở các bé trai trong khoảng 18 - 24 tháng tuổi. Hành động trông có vẻ kỳ quặc này thực chất không đáng lo ngại. Các chuyên gia suy đoán đây là cách tự xoa dịu bản thân, giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon hoặc quên đi cơn đau.
1. Đập đầu ở trẻ sơ sinh là gì?
Đập đầu là một hành vi phổ biến mà trẻ sử dụng để tự an ủi hoặc kích thích. Mặc dù hành động này có thể trông kỳ quặc, nhưng thường không đáng lo ngại. Khoảng 15% trẻ sơ sinh và mới biết đi đập đầu có chủ đích, và các bé trai thường làm vậy nhiều hơn gấp 3 lần so với các bé gái. Thói quen đập đầu cũng có xu hướng di truyền giữa các thành viên trong các gia đình.
Dấu hiệu nhận biết đập đầu ở trẻ sơ sinh:
- Trẻ ngủ hay đập đầu liên tục vào nệm
- Bé ngồi dậy và đập đầu vào tường hoặc cạnh giường
- Bé đập đầu kết hợp vung vẫy tay và đầu gối
- Bé nằm ngửa và lăn đầu từ bên này sang bên kia với lực mạnh, khiến cạnh giường đập vào tường.
Đập đầu thường xảy ra khi bé ngủ trưa, giữa đêm hoặc ngay sau khi thức dậy. Bé có thể hành động như vậy trong vài phút hoặc lâu nhất là một giờ. Hành vi này thường bắt đầu khi trẻ được 6 tháng tuổi trở lên và có thể trở thành thói quen trong vài tháng, hoặc thậm chí vài năm. Hầu hết trẻ em chấm dứt tự đập đầu khi được 3 - 4 tuổi.
2. Nguyên nhân đập đầu ở trẻ sơ sinh
Những lý do khiến con bạn tự đập đầu có thể là:
- Tự an ủi
Mặc dù nghe có vẻ lạ, nhưng hầu hết trẻ mới biết đi thích thực hiện hành vi này để thư giãn. Bé đập đầu nhịp nhàng khi đang chìm vào giấc ngủ, khi thức dậy vào nửa đêm hoặc ngay cả khi đang ngủ. Một số trẻ cũng kèm theo vung tay đá chân. Các chuyên gia về phát triển trẻ em tin rằng những chuyển động nhịp nhàng, như đung đưa trên ghế và đập đầu, có thể giúp trẻ tự xoa dịu bản thân.
- Giảm đau
Bên cạnh đó, đập đầu ở trẻ sơ sinh cũng có thể giúp bé đánh lạc hướng bản thân, nhằm quên đi cơn đau khi đang mọc răng hoặc bị nhiễm trùng tai, từ đó cảm thấy dễ chịu hơn.
Video đề xuất:
Hướng dẫn mẹo chữa viêm tai giữa cho bé
- Sự thất vọng
Trẻ đập đầu khi đang tức giận là cách để trút bỏ một số cảm xúc mãnh liệt. Bởi vì chưa được học cách bày tỏ đầy đủ cảm xúc của mình thông qua lời nói, nên bé buộc phải sử dụng các hành động thể chất.
- Cần được chú ý
Bố mẹ thường quan tâm đến con hơn khi thấy bé làm những hành động tự hủy hoại bản thân. Do đó, đập đầu liên tục cũng có thể là cách con bạn thu hút sự chú ý. Trẻ em sẽ thích thú khi bố mẹ ngăn cản bé làm gì đó, và bé có thể tiếp tục đập đầu để thu hút sự chú ý như mong muốn.
- Một vấn đề phát triển
Đập đầu có thể liên quan đến chứng tự kỷ và các rối loạn phát triển khác - nhưng với tỷ lệ rất nhỏ. Hiếm khi đập đầu ở trẻ sơ sinh báo hiệu một vấn đề nghiêm trọng.
3. Khi nào nên nói với bác sĩ?
Để đảm bảo an toàn, hãy đề cập vấn đề này với bác sĩ trong những lần thăm khám sức khỏe cho trẻ. Nhìn chung, đập đầu ở trẻ sơ sinh hiếm khi là dấu hiệu của một vấn đề về phát triển hoặc cảm xúc đáng lo ngại. Mặc dù bố mẹ có thể khó chịu khi nhìn thấy bé làm như vậy, nhưng hành vi này thường là vô hại. Trong một vài trường hợp hiếm hoi, đập đầu có thể cảnh báo tình trạng bất thường.
Cũng nên thông báo cho bác sĩ nếu:
- Bé bị chậm phát triển
- Con của bạn bị thương khi đập đầu
- Bé thường xuyên vung tay đá chân và đập đầu khi thức vào ban ngày
- Trẻ ngủ hay đập đầu, dẫn đến không đủ giấc.
4. Lời khuyên cho bố mẹ
Đôi khi đập đầu ở trẻ sơ sinh là một hành vi tìm kiếm sự chú ý, vì vậy hãy cố gắng đừng ngăn cản mỗi khi con làm vậy. Tốt nhất là không làm to chuyện, đừng la mắng hoặc trừng phạt trẻ vì điều đó. Sau đó, cần thường xuyên dành sự chú ý cho trẻ, đảm bảo rằng con vẫn nhận được nhiều sự quan tâm tích cực khi không đập đầu.
Nếu tiếng đập đầu của bé làm bạn khó chịu, hãy di chuyển nôi ra xa tường để giảm bớt âm thanh. Bạn cũng có thể lót bánh cao su vào chân giường và chèn vải mềm hoặc chăn bông giữa nôi và tường để giảm tiếng ồn, cũng như giảm thiểu hao mòn tường và sàn. Thường xuyên siết chặt các vít và bu lông trên nôi của trẻ để tránh bị lỏng do tác động lực thường xuyên.
Không cần lót giường của trẻ bằng gối mềm, chăn hoặc đệm, vì những thứ này có thể gây ngạt thở và làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) dưới 1 tuổi.
Bên cạnh đó, hãy giúp bé tìm những cách khác để thư giãn và xoa dịu bản thân, chẳng hạn như:
- Tắm nước ấm cho con trước khi đi ngủ
- Mát-xa nhẹ nhàng, xoa lưng và vuốt trán để trẻ sơ sinh ngủ ngon
- Nhảy múa hoặc vỗ tay theo nhạc cùng con
- Dành thêm thời gian để vỗ về con trước khi đưa vào nôi
- Cho bé vận động nhiều trong ngày để đốt cháy một phần năng lượng, giảm lo lắng
- Một số em bé cũng cảm thấy dễ chịu khi nghe những bài hát ru nhẹ nhàng hoặc tiếng tích tắc từ đồng hồ.
Trẻ ngủ hay đập đầu có thể để lại những dấu bầm tím, nhưng bố mẹ cũng không cần quá lo lắng vì đây là hành vi "tự điều chỉnh". Nghĩa là trẻ sẽ không tự đập đầu mình mạnh đến mức gây thương tích nghiêm trọng. Bé sẽ biết ngưỡng chịu đau của mình và sẽ giảm lực một chút nếu một cú va chạm gây đau thực sự.
Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ sơ sinh hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:
Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?
Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: babycenter.com
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong