Danh sách các cảm xúc: 54 cách để nói những gì bạn đang cảm thấy

Cảm xúc là một phần rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng đôi khi, việc thể hiện nó như thế nào lại làm cho chúng ta đau đầu, cảm thấy phức tạp và làm người xung quanh thấy khó hiểu. Hiểu và biết cách đặt tên đúng cho các cảm xúc của con người là điều cần thiết để bạn diễn đạt đúng cảm xúc của mình.

Mỗi ngày chúng ta trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, trong quá trình phân loại cảm xúc thì các nhà khoa học đã chia thành 5 loại cảm xúc của con người chính gồm sự tận hưởng, sự sợ hãi, sự tức giận, nỗi buồn và sự chán ghét. Khi phân loại các cảm xúc này, thì người ta cũng tương ứng tìm ra 54 cách khác nhau để diễn đạt 5 loại cảm xúc chính trên.

1. Sự tận hưởng

Mọi người thường thích cảm thấy hạnh phúc, thành công... và hưởng thụ những điều đó. Bạn có thể thể hiện cảm xúc này bằng cách mỉm cười hoặc yêu thương bản thân.

Sự tận hưởng được thể hiện khi bạn thấy thích thú một điều gì đó chẳng hạn như:

  • Bạn cảm thấy gần gũi và được gắn kết với những người bạn quan tâm
  • Cảm thấy bản thân đánh được che chở. Cảm giác an toàn.
  • Làm một cái việc gì đó khiến bạn cảm giác vui vẻ.

Bạn thấy bản thân đang tận hưởng điều gì đó, để có thể diễn đạt cảm xúc đó bạn có thể sử dụng một số từ khác nhau như:

  • Hạnh phúc
  • Yêu thích
  • Khuây khoả
  • Bằng lòng
  • Sự thích thú
  • Vui sướng
  • Tự hào
  • Sự phấn khích
  • Sự thanh bình
  • Sự thỏa mãn
  • Sự thấu hiểu

Cảm xúc tận hưởng điều gì đó làm cho chúng ta vui vẻ hơn, nhưng có một số việc làm cho cảm xúc đó bị cản trở như bạn đang khó tập trung vào những gì đang xảy ra ở hiện tại, thấy lo lắng, thấp thỏm...khi có những cảm xúc này bạn khó có thể trải qua sự tận hưởng.


Bạn thể hiện cảm giác hạnh phục bằng nụ cười
Bạn thể hiện cảm giác hạnh phục bằng nụ cười

2. Nỗi buồn

Chúng ta thỉnh thoảng lại cảm thấy buồn, loại cảm xúc này có thể liên quan đến một sự kiện cụ thể, chẳng hạn như mất mát hoặc bị từ chối... Nhưng cũng có thể trong những trường hợp khác, có thể không biết tại sao mình lại cảm thấy buồn.

Khi bạn buồn, bạn có thể mô tả cảm giác hiện tại của bản thân bằng các cách như:

  • Cô đơn
  • Đau lòng
  • Buồn rầu
  • Thất vọng
  • Vô vọng
  • Đau buồn
  • Không vui
  • Mất mát
  • Gặp rắc rối
  • Cam chịu
  • Khổ sở

Nỗi buồn có thể khó lay chuyển, nhưng tùy thuộc vào tình huống của bạn, một vài lời khuyên giúp bạn vượt qua nỗi buồn như:

  • Một cảm giác mất mát sẽ làm cho chúng ta cảm thấy đau buồn, cố gắng vượt qua đôi khi sẽ gặp những khó khăn. Việc thừa nhận mất mát có thể giúp bạn chấp nhận và vượt qua nó.
  • Làm điều gì đó có ý nghĩa: Làm điều gì đó để giúp đỡ người khác hoặc một điều bạn cảm thấy thích thú, có thể làm cùng với bạn thân hay người bạn yêu quý.
  • Liên hệ để được hỗ trợ từ chuyên gia: Nếu như bạn khó có thể vượt qua được nỗi buồn hay nỗi buồn làm ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn thì nên liên lạc để được hỗ trợ từ các bác sĩ tâm lý.

3. Sợ hãi

Sợ hãi xảy ra khi cảm nhận được bất kỳ loại mối đe dọa nào. Tùy thuộc vào mức độ mối đe dọa được nhận thức đó, nỗi sợ hãi có thể từ nhẹ đến nặng.

Tuy nhiên, mức độ sợ hãi mà bạn cảm thấy không phải lúc nào cũng trùng khớp với cường độ của mối đe dọa. Đôi khi sự sợ hãi đến từ những điều chúng ta tưởng tượng ra và không hề thực sự gây hại cho chúng ta.

Cách để bạn diễn đạt được nỗi sợ hãi mà bạn cảm thấy như:

  • Lo lắng
  • Ngờ vực
  • Bồn chồn
  • Lo âu
  • Khiếp sợ
  • Hoảng sợ
  • Kinh hoàng
  • Tuyệt vọng
  • Bối rối
  • Căng thẳng

Sợ hãi là một cảm xúc hoàn toàn bình thường để đối mặt hay tránh sự nguy hiểm. Nhưng đôi khi sợ hãi có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, nếu mối đe dọa thực sự không gây ra tác hại lớn nhưng bạn lại tỏ ra quá lo sợ. một số biện pháp có thể sử dụng để kiểm soát sự sợ hãi như:

  • Đối mặt với nỗi sợ hãi thay vì trốn tránh nó: Nếu bạn sợ hãi điều gì đó, cho dù đó là một cuộc thảo luận nghiêm túc, gặp gỡ những người mới hay lái xe, bạn thường có xu hướng tránh xa nguồn gốc của nỗi sợ hãi, nhưng điều này thường có thể làm cho nỗi sợ hãi của bạn trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, hãy cố gắng đối mặt với nỗi sợ hãi một cách an toàn.
  • Đánh lạc hướng bản thân khỏi nỗi sợ hãi: Đôi khi nỗi sợ hãi có thể qua nhiều đến mức khó có thể nghĩ về bất cứ điều gì khác. Việc nghĩ đến nỗi sợ hãi có thể có tác động tiêu cực đến trạng thái cảm xúc của bạn. Nó cũng có thể làm cho nỗi sợ hãi trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn cảm thấy bản thân đang phải lo lắng về một nỗi lo lắng hoặc nguồn căng thẳng, hãy thử làm điều gì đó khiến bạn mất tập trung ví dụ như nấu ăn với một công thức nấu ăn mới mà bạn phải tập trung, hoặc đi dạo hoặc chạy bộ với một số bản nhạc tiếp thêm sinh lực.
  • Xem xét nỗi sợ hãi một cách hợp lý: Hãy dành một chút thời gian để nghĩ về nỗi sợ hãi của bạn. ví dụ như nó thực sự có thể gây hại cho bạn? Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra nếu nỗi sợ hãi của bạn trở thành sự thật là gì? Bạn sẽ làm gì trong tình huống đó? Biết cách đối phó với nỗi sợ hãi có thể giúp bạn bớt sợ hãi.

Sợ hãi là khi cảm nhận được sự đe dọa
Sợ hãi là khi cảm nhận được sự đe dọa

4. Giận dữ

Sự giận dữ thường xảy ra khi bạn gặp phải một số loại bất công trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều người nghĩ rằng tức giận là một điều tiêu cực, nhưng đó là một cảm xúc bình thường có thể giúp bạn biết khi nào một tình huống trở nên tồi tệ.

Khi bạn thấy giận giữ có thể cảm thấy các cảm xúc khác như:

  • Bực mình
  • Bực bội
  • Cáu kỉnh
  • Chống đối
  • Gay gắt
  • Tức giận
  • Tức tối
  • Tức điên
  • Bị lừa
  • Ý định muốn trả thù
  • Bị xúc phạm

Có rất nhiều cách để giải quyết cơn nóng giận, một số cách có thể gây ảnh hưởng tới bạn và người xung quanh. Khi bạn thấy mình đang bực bội, hãy thử các mẹo sau để quản lý cơn giận theo cách hiệu quả hơn:

  • Thư giãn: Khi bạn cảm thấy thất vọng, hãy tạo khoảng cách giữa bản thân và tình huống khiến bạn khó chịu có thể giúp bạn tránh được những phản ứng tức thời hoặc những cơn tức giận bộc phát. Hãy thử đi dạo hoặc nghe một bài hát êm dịu. Mặt khác, hãy dành vài phút để xem xét điều gì khiến bạn tức giận, có điều gì đó đã xảy ra khác hay không?
  • Thể hiện sự tức giận của bạn một cách tích cực nhất: Bạn có thể tránh nói về cơn giận của mình để giúp ngăn chặn xung đột. Khi che dấu sự tức giận có vẻ như là một chiến lược an toàn, nhưng sự tức giận của bạn có thể bùng phát và cuối cùng bạn có thể nuôi dưỡng mối hận thù. Điều này có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các cá nhân cũng như tình cảm của bạn. Thay vào đó, hãy dành thời gian để giải tỏa nếu bạn cần, sau đó thử bày tỏ cảm xúc của mình một cách bình tĩnh và tôn trọng.
  • Cố gắng tìm giải pháp: Sự tức giận thường khó giải quyết vì nó khiến bạn cảm thấy bất lực. Làm việc để giải quyết vấn đề gây ra sự tức giận của bạn có thể giúp giải tỏa sự thất vọng này. Bạn có thể không khắc phục được mọi tình huống khiến bạn tức giận, nhưng bạn thường có thể làm điều gì đó để mang lại một số cải thiện sự tức giận.
  • Tìm đến chuyên gia khi cần thiết: Ai cũng có những lúc cảm thấy tức giận, nhưng nếu bạn cảm thấy đang gặp vấn đề với cảm xúc này như thường xuyên giận giữ, không kiểm soát được sự tức giận ảnh hưởng tới mối quan hệ của bản thân nên tìm đến một chuyên gia để giải quyết.

5. Chán ghét

Cảm giác chán ghét thường xuất hiện khi phản ứng trước những tình huống khiến bạn khó chịu hoặc không mong muốn. Giống như tức giận, cảm giác chán ghét có thể giúp bảo vệ khỏi những điều bạn muốn tránh.

Sự chán ghét có thể khiến bạn cảm thấy:

  • Không thích
  • Sự khiếp sợ
  • Ghê tởm
  • Không tán thành
  • Bị xúc phạm
  • Kinh hoàng
  • Khó chịu
  • Buồn nôn
  • Bị làm phiền
  • Rút lui
  • Ác cảm

Sự chán ghét có thể xảy ra như một phản ứng tự nhiên đối với điều bạn không thích. Trong một số tình huống, bạn có thể muốn vượt qua hoặc vượt qua sự chán ghét của mình. Những chiến lược này có thể giúp:

  • Thông thường bạn sẽ cảm thấy không thoải mái khi đối mặt với những điều bạn sợ hoặc không thực sự hiểu. Ví dụ, nhiều người không thích ở gần người bệnh, nếu bạn cảm thấy không thích khi nghĩ về những người bị bệnh, hãy thử dành thời gian cho một người bạn hoặc người thân không khỏe hoặc đề nghị giúp đỡ họ. Nhưng cần chú ý các bước bảo vệ bản thân nếu tiếp xúc với người bệnh có nguy cơ lây nhiễm.
  • Nếu ai đó mà bạn quan tâm làm điều gì đó khiến bạn cảm thấy bị xúc phạm hoặc ghê tởm, bạn có thể không chấp nhận và phản ứng bằng cách rút lui, đẩy họ ra xa hoặc tức giận. Nhưng thay vào đó, bạn có thể thử nói chuyện với người đó. Ví dụ, nếu em gái bạn hút thuốc, hãy tránh hô to hoặc đưa ra những nhận xét chỉ trích về mùi thuốc lá ôi thiu, thay vào đó, hãy nói với cô ấy rằng khói thuốc lá khiến bạn cảm thấy buồn nôn và bạn quan tâm đến sức khỏe của cô ấy.
  • Tiếp xúc từ từ với thứ mà bạn chán ghét: Chẳng hạn như bạn cảm thấy ghê tởm khi tiếp xúc với những con côn trùng thì có thể học việc tiếp xúc dần với chúng, như sử dụng găng tay. Tuy nhiên, tránh những con vật có thể gây độc cho bản thân.

Cảm xúc là một điều quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta, mỗi người lại cảm thấy một cung bậc cảm xúc khác nhau khi cùng tiếp xúc với một nguồn cảm xúc, có người thấy dữ dội, người lại thấy nhẹ nhàng. Nhưng bằng cách nào đó thì hãy nói và học cách nói cảm xúc mình đang trải qua để người quan tâm bạn có thể thấu hiểu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe