Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Trần Hồng Nhật - Bác sĩ Tim mạch can thiệp - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Biến chứng về tim mạch của phẫu thuật ngoài tim có thể là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh và tử vong của phẫu thuật. Vì vậy, việc đánh giá và xử trí chu phẫu tim mạch cho những người phẫu thuật ngoài tim có vai trò vô cùng quan trọng.
1. Chu phẫu là gì?
Chu phẫu là khoảng thời gian của quá trình phẫu thuật tính từ nhập viện, gây mê, phẫu thuật và phục hồi, còn có thể được đề cập với ba giai đoạn: trước phẫu thuật, phẫu thuật và sau phẫu thuật.
- Trước phẫu thuật: Giai đoạn trước phẫu thuật được sử dụng để thực hiện các xét nghiệm, đồng thời cố gắng hạn chế sự lo lắng trước phẫu thuật của bệnh nhân. Thêm vào đó có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số tiêu chuẩn để chuẩn bị cho quá trình phẫu thuật, chẳng hạn như nhịn ăn trước phẫu thuật.
- Phẫu thuật: Thời gian phẫu thuật bắt đầu khi bệnh nhân được chuyển đến bàn mổ và kết thúc bằng việc chuyển bệnh nhân đến khoa chăm sóc Gây mê hồi sức. Trong thời gian này, bệnh nhân được theo dõi, gây mê, chuẩn bị và đặc ống dẫn lưu. Và tiếp theo đó quá trình phẫu thuật sẽ được thực hiện. Các hoạt động điều dưỡng ở giai đoạn này tập trung vào an toàn và phòng ngừa nhiễm trùng. Có thể sử dụng thêm các nguồn cung cấp vô trùng vào giai đoạn này nếu cần thiết và ghi lại các phân đoạn áp dụng của báo cáo phẫu thuật trong hồ sơ sức khỏe điện tử của bệnh nhân. Liệu pháp xạ trị trong phẫu thuật và cung cấp truyền máu trong phẫu thuật cũng có thể được thực hiện trong khoảng thời gian này.
- Hậu phẫu (sau phẫu thuật): Giai đoạn hậu phẫu bắt đầu khi bệnh nhân được chuyển đến chăm sóc gây mê. Quá trình này sẽ chấm dứt với việc giải quyết được các di chứng của phẫu thuật. Điều khá phổ biến của giai đoạn này là kết thúc sự chăm sóc của bác sĩ phẫu thuật.
2. Chu phẫu tim mạch
Hàng năm có khoảng 5.7 triệu thủ thuật ở bệnh nhân Châu Âu có nguy cơ biến chứng tim mạch cao. Trong đó có ít nhất 167,000 ca biến chứng tim mạch do phẫu thuật không liên quan đến tim (có khoảng 19,000 trường hợp đe dọa đến tính mạng). Vì vậy, đánh giá chu phẫu tim mạch là quá trình cực kỳ quan trọng.
Đánh giá chu phẫu tim mạch ở bệnh nhân phẫu thuật không do tim theo các bước sau:
- Mổ cấp cứu.
- Xác định những tình trạng tim mạch hoạt động ổn định hay không
- Xác định nguy cơ của quá trình phẫu thuật (tử vong tim mạch trong 30 ngày và nhồi máu cơ tim hay nguy cơ thủ thuật ngoại khoa)
- Khả năng chức năng của bệnh nhân có phẫu thuật ngu cơ trung bình và cao
- Ở những bệnh nhân khả năng chức năng thấp nên xem xét nguy cơ của cuộc phẫu thuật
- Cân nhắc các yếu tố nguy cơ tim mạch (bệnh tim mạch thiếu máu cục bộ có thể có những triệu chứng đau thắt ngực hoặc có tiền sử nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ, giảm chức năng thận, Creatinine máu > 170 micromol/L hay 2mg/dl hay mức thanh thải < 60 ml/min/1.73m2, đái tháo đường cần điều trị insulin.
- Cân nhắc thăm dò không xâm nhập (trắc nghiệm gắng sức và trắc nghiệm gắng sức tim mạch)
Một số xử trí chu phẫu tim mạch cho bệnh nhân phẫu thuật ngoài tim:
- Tái tưới máu mạch vành trước khi phẫu thuật ngoài tim
- Điều trị nội khoa chu phẫu: Điều trị chẹn beta chu phẫu, điều trị statin chu phẫu, thuốc chủ vận alpha 2 chu phẫu, thuốc ức chế men chuyên chu phẫu, các tác nhân kháng tiểu cầu chu phẫu. Điều chỉnh sử dụng Thuốc kháng đông
- Điều trị rối loạn dẫn truyền và rối loạn nhịp chu phẫu
Đánh giá chu phẫu tim mạch là một quá trình quan trọng. Việc đánh giá này có thể hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: wikipedia.org