Đang cho con bú mà có thai có phải cai sữa không?

Không ít bà mẹ đang hoang mang lo lắng về việc đang cho con bú mà lại có thai trong khi chưa kịp cai sữa bé đầu và việc vừa mang thai vừa cho con bú liệu có ảnh hưởng gì đến thai nhi trong bụng không? Những thông tin dưới đây sẽ giúp chị em tìm được câu trả lời cho mình.

1. Đang cho con bú mà có thai có phải cai sữa không?

Nhiều phụ nữ lo lắng về việc đang cho con bú mà lại có thai vì sợ sẽ gây ra các cơn co thắt nhẹ ở tử cung, hay mất sữa. Tuy nhiên, trong một thai kỳ khỏe mạnh, những cơn co thắt này không đáng lo ngại, vì chúng thường không gây chuyển dạ sinh non. Điều này là do oxytocin, hormone được tiết ra để kích thích các cơn co thắt, thường được giải phóng với một lượng nhỏ trong quá trình cho con bú không đủ để gây chuyển dạ sinh non. Những cơn co thắt như vậy cũng vô hại đối với thai nhi và hiếm khi làm tăng khả năng sảy thai. Ngoài ra, mặc dù một số lượng nhỏ các hormone thai kỳ truyền vào sữa của bạn, nhưng không gây nguy hiểm cho thai nhi.

Mặc dù việc cho con bú khi mang thai thường được coi là an toàn, nhưng có một số trường hợp nên cai sữa:

- Nếu bạn mang thai có nguy cơ cao chuyển dạ sinh non;

- Nếu bạn đang mang song thai;

- Nếu bạn được bác sĩ chuyên khoa khuyên tránh quan hệ tình dục khi đang mang thai;

- Nếu bạn đang có vấn đề về chảy máu hoặc đau tử cung. Nếu bạn gặp những triệu chứng này, hãy nói chuyện với bác sĩ để xác định xem cai sữa có phải là lựa chọn tốt nhất cho bạn, con bạn và thai nhi của bạn hay không.

Thông thường, nguồn sữa của người mẹ sẽ giảm đi trong tháng thứ 4 và thứ 5 của thai kỳ. Điều này có thể gây ra những thay đổi đối với sữa và có thể làm cho sữa của bạn không ngon miệng đối với con bạn. Vì lý do này, trẻ sơ sinh của bạn có thể sẵn sàng cai sữa sớm hơn bạn dự đoán. Mặt khác, con bạn có thể thích bú mẹ và chưa sẵn sàng cai sữa.

Bạn có thể đặt câu hỏi liệu bản thân bạn đã sẵn sàng cai sữa cho con chưa. Bạn cũng có thể thắc mắc rằng việc mang thai có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn với đứa con đang bú như thế nào. Một lưu ý quan trọng khác là con bạn đang bú mẹ chủ yếu để bổ sung dinh dưỡng hay để tạo cảm giác thoải mái.

Điều quan trọng là phải theo dõi sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi và phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ. Có thể cần cho trẻ ăn thêm để đảm bảo trẻ được nuôi dưỡng đúng cách. Mặt khác, những em bé đã ăn các thức ăn khác, có thể thích các thức ăn khác hơn sữa mẹ khi nguồn sữa của bạn giảm đi.


Đang cho con bú mà lại có thai sẽ gây ra các cơn co thắt nhẹ ở tử cung
Đang cho con bú mà lại có thai sẽ gây ra các cơn co thắt nhẹ ở tử cung

2. Đang cho con bú mà có thai có bị mất sữa không?

Nó có thể sẽ xảy ra, nhưng thường là không cho đến giữa thai kỳ. Con bạn đang bú mẹ có thể nhận thấy bất kỳ sự chậm lại nào trong quá trình sản xuất sữa hoặc thay đổi độ đặc, mùi vị của nguồn sữa khi sữa non bắt đầu được sản xuất (một lần nữa, thường là vào cuối tam cá nguyệt thứ 2).

Một số trẻ quyết định tự cai sữa vào một thời điểm nào đó trong thai kỳ của mẹ, do nguồn sữa giảm hoặc khẩu vị thay đổi, trong khi những trẻ khác không bao giờ bỏ lỡ giai đoạn bú mẹ. Dù bằng cách nào, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng tăng cân của con bạn để đảm bé ăn đủ.

3. Cho bú song song

3.1. Khi còn mang thai

Việc cho bú song song có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Mỗi khi mẹ cho con bú cơ thể sẽ tiết ra prolactin. Lúc này sữa sẽ được sản xuất và tích trữ trong các nang sữa, nếu hàm lượng prolactin quá thấp, nguồn sữa mẹ sẽ giảm. Oxytocin được giải phóng khi em bé bắt đầu hút và kéo núm vú vào miệng; nó làm co bóp các cơ quanh nang, đẩy sữa ra khỏi nang, đi vào các ống dẫn sữa và di chuyển tới núm vú rồi vào miệng bé; làm co cơ tử cung trong và sau khi sinh, giúp cơ quan này thu nhỏ lại về kích thước ban đầu, hạn chế xuất huyết sau sinh. Nhưng với hầu hết phụ nữ, các cơn co thắt này thường không gây ra bất cứ vấn đề gì. Chỉ những phụ nữ có tiền sử chuyển dạ sớm hay sảy thai hoặc tăng cân ít trong suốt thời kỳ mang thai hay từng bị chảy máu mới nên cân nhắc việc có cho bé lớn bú tiếp hay không.

3.2. Khi đã sinh

Nói chung, việc cho con bạn bú sữa mẹ và trẻ lớn hơn cùng một lúc được coi là an toàn. Nhưng bạn nên cho bác sĩ nhi khoa biết để họ có thể theo dõi sát sao cân nặng của trẻ sơ sinh.

Một điều quan trọng khác cần chú ý đó là trong vài ngày đầu sau khi sinh, điều quan trọng là đảm bảo trẻ sơ sinh của bạn nhận được sữa non - chất lỏng giàu kháng thể nuôi dưỡng trẻ sơ sinh cho đến khi sữa chuyển tiếp có trong 3a hoặc 4 ngày sau sinh.

Cách đơn giản nhất để đảm bảo trẻ mới bú no là không cho trẻ lớn hơn của bạn bú đến khi sữa về.

Bạn cũng có thể theo dõi nguồn cung cấp sữa của mình bằng cách chú ý đến các dấu hiệu của trẻ sơ sinh. Bé nên bú ít nhất 8 đến 12 lần trong 24 giờ, có ít nhất 6 tã ướt và 3 tã bẩn, đồng thời tăng cân đều đặn. Nếu những tiêu chuẩn đó không được đáp ứng hoặc bạn có những lo lắng khác, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.


Đang cho con bú mà lại có thai sẽ không tốt cho thai nhi
Đang cho con bú mà lại có thai sẽ không tốt cho thai nhi

4. Mẹ cần bổ sung và ăn uống tốt nếu cho con bú khi đang mang thai

Nếu quyết định cho con bú khi mang thai, điều cần thiết là bạn phải ăn uống đầy đủ để đảm bảo sức khỏe của trẻ đang bú mẹ và thai nhi. Lượng calo của bạn sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Bạn sẽ cần khoảng 500 calo bổ sung mỗi ngày nếu con bạn đang ăn các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ hoặc thêm 650 calo nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Điều này bổ sung cho 350 calo bạn cần bổ sung trong tam cá nguyệt thứ hai và thêm 450 calo bạn cần trong tam cá nguyệt thứ ba. Nếu đang ở trong tam cá nguyệt đầu tiên và cảm thấy khó ăn do buồn nôn, bạn sẽ yên tâm vì không cần bổ sung calo trong tam cá nguyệt đầu tiên.

Không có khuyến nghị dinh dưỡng chính thức nào cho việc nuôi con song song, nhưng bạn có thể cần thêm từ 800 đến 1.000 calo mỗi ngày để hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ của cả 2 trẻ, tùy thuộc vào tần suất cho con bú. Nhu cầu hydrat hóa của bạn cũng tăng lên - hãy uống 12 đến 16 cốc nước mỗi ngày.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe