Thuốc Daleston D là thuốc được sử dụng trong điều trị các bệnh lý hen phế quản, phù mạch, viêm da do tiếp xúc, viêm da do thần kinh, viêm da thần kinh,... Để đảm bảo hiệu quả điều trị, người dùng thuốc cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ tư vấn.
1. Tác dụng của thuốc Daleston D
Daleston D là thuốc gì? Thuốc Daleston D có chứa hai thành phần betamethason 3,75mg/75ml và dexclorpheniramin maleat 30mg/75ml. Đây là thuốc thuộc nhóm thuốc chống dị ứng phối hợp giữa nhóm kháng histamin H1 và nhóm corticoid. Trong đó, nhóm histamin cạnh tranh phong bế histamin ở thụ thể H1 và ngoại vi, được sử dụng trong điều trị những bệnh lý dị ứng như phát ban, ngứa, viêm mũi dị ứng, cảm thông thường,... Đối với betamethasone là một corticoid tổng hợp có tác dụng glucocorticoid mạnh, sử dụng trong chống viêm, chống thấp khớp và chống dị ứng. Khi dùng với liều cao sẽ ức chế miễn dịch.
Thuốc Daleston có tác dụng trong điều trị những bệnh lý như:
- Hen phế quản
- Viêm da do thần kinh
- Phù mạch
- Viêm da do tiếp xúc
- Viêm da thần kinh
- Chống dị ứng trong những trường hợp có đáp ứng với corticoid
- Viêm mũi dị ứng
Ngoài ra, một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt, nhưng một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc Daleston D. Vì vậy, trước khi uống thuốc hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
2. Cách sử dụng thuốc Daleston D
Thuốc Daleston D được bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Daleston liều dùng như thế nào? Liều lượng sử dụng thuốc sẽ dựa trên tình trạng bệnh và độ tuổi của người bệnh như sau:
- Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống thuốc mỗi lần 5ml khoảng 1 thìa cà phê, ngày uống tối đa 30ml.
- Trẻ từ 6-12 tuổi: mỗi lần uống 2,5ml và liều tối đa là 7,5ml.
- Trẻ từ 2-6 tuổi: uống 1,25ml và ngày không uống quá 3 lần
Người bệnh có thể sử dụng thuốc cùng hoặc không cùng với thức ăn, trước hoặc sau khi ăn. Tuy nhiên, để giảm tình trạng kích ứng dạ dày bạn có thể sử dụng kèm với thức ăn và cần uống cả viên thuốc với 1 ly nước đầy, không được nhai hoặc làm vỡ viên thuốc.
Để sử dụng thuốc an toàn hãy uống thuốc Daleston theo đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không sử dụng quá liều, nhỏ hơn hoặc lâu hơn so với chỉ định. Người bệnh cần sử dụng thuốc Daleston thường xuyên để có được nhiều lợi ích nhất từ nó và có thể ngưng dùng thuốc nếu thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào mới xuất hiện hay tình trạng bệnh không bớt sau 7 ngày. Người bệnh tuyệt đối không lạm dụng thuốc quá lâu trong thời gian dài. Điều này không làm cho tình trạng bệnh của bệnh nhân được tiến triển tốt hơn mà còn làm tăng nguy cơ mắc phải những tác dụng không mong muốn.
3. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Daleston D
Thuốc Daleston có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong và thường gặp có thể kể đến như:
- Buồn ngủ, mất tập trung
- Mệt mỏi
- Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón
- Kinh nguyệt bất thường
- Hội chứng Cushing
- Loãng xương, yếu cơ, teo da
- Giảm dung nạp glucose
- Trầm cảm, mất ngủ
- Đục thủy tinh thể
- Viêm loét dạ dày và có thể dẫn tới xuất huyết
- Viêm tụy, chướng bụng
- Một số tác dụng phụ hiếm gặp như phù mạch, viêm da dị ứng, rối loạn thần kinh, hạ huyết áp, phản ứng quá mẫn
Trước khi kê đơn thuốc, bác sĩ luôn cân nhắc lợi ích và hiệu quả mà thuốc Daleston mang lại. Khi dùng Daleston vẫn có thể xảy ra tác dụng không mong muốn. Do vậy, khi có biểu hiện những triệu chứng bất thường, đặc biệt là khi xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng với những dấu hiệu kèm theo như chóng mặt nghiêm trọng, khó thở, phát ban, lo âu, suy giảm nhận thức, suy hô hấp và hôn mê, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ, điều dưỡng để được can thiệp y tế ngay lập tức.
4. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Daleston D
Một số lưu ý khi sử dụng Daleston D bao gồm:
- Thông báo tiền sử dị ứng với thành phần có trong thuốc Daleston D hay phản ứng quá mẫn với bất kỳ dị ứng nào khác. Daleston có thể chứa các thành phần của thuốc không hoạt động và có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác.
- Thông báo các loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng, các loại thực phẩm, thu nhuộm hay chất bảo quản.
- Chống chỉ định dùng Daleston D đối với những người bệnh bị nhiễm khuẩn, đái tháo đường, nấm toàn thân, nhiễm virus, rối loạn niệu đạo tuyến tiền liệt, tâm thần,...
- Khi ngừng uống thuốc cần phải giảm liều từ từ
- Đối với phụ nữ có thai nếu mẹ sử dụng thuốc Daleston trong quá trình mang thai thì việc trẻ sinh ra bị giảm cân có thể xảy ra, vì vậy không khuyến cáo sử dụng thuốc trong thời kỳ này
- Đối với phụ nữ cho con bú: thuốc Daleston có thể tiết vào sữa mẹ gây ức chế sự phát triển của trẻ và dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, tuyệt đối không sử dụng thuốc trong giai đoạn cho con bú
- Thuốc Daleston D có thể gây hiện tượng ngủ gà và chóng mặt, vì vậy sau khi dùng thuốc không được làm những công việc đòi hỏi sự tập trung và tỉnh táo như lái xe hay vận hành máy móc
Nếu bạn quên uống một liều thuốc Daleston, hãy bổ sung lại trong thời gian càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu thời điểm bạn nhớ ra gần với thời điểm của liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục uống hoặc tiêm thuốc như lịch trình ban đầu. Không được sử dụng với lượng thuốc nhiều hơn so với phác đồ điều trị. Sử dụng thuốc quá liều Daleston hoặc nuốt phải có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng như buồn nôn, nôn, suy thượng thận, yếu cơ, rối loạn tâm thần, tăng đường huyết, tăng chứng thèm ăn,... Ngoài ra, khi sử dụng quá liều trong thời gian dài có thể dẫn tới tình trạng ù tai, chóng mặt, trầm cảm, hạ huyết áp và thậm chí là tử vong.
5. Tương tác thuốc
Tương tác thuốc có thể làm giảm tác dụng của thuốc Daleston D , hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Hãy thông báo cho bác sĩ về tất cả những loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng bao gồm thuốc không kê đơn, vitamin, thuốc được kê theo đơn và các sản phẩm thảo dược. Khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ không nên tự ý bắt đầu, dừng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào.
Một số loại thuốc có thể gây tương tác với Daleston D bao gồm:
- Paracetamol: làm tăng nguy cơ nhiễm độc trên gan khi sử dụng trong thời gian dài
- Phenytoin, rifampicin, phenobarbital: làm giảm tác dụng điều trị của thuốc Daleston D
- Thuốc chống đông máu: làm giảm tác dụng chống đông máu
- Thuốc chống viêm không steroid: làm giảm prothrombin máu và tăng mức độ trầm trọng của loét đường tiêu hóa
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng và rượu: làm tăng tác dụng an thần của thuốc Daleston gây ra buồn ngủ
- Các loại thuốc điều trị đái tháo đường hoặc insulin
- Thuốc chống loạn nhịp tim: tăng độc tính của digitalis, tăng loạn nhịp tim và tác dụng hạ kali máu
6. Cách bảo quản thuốc Daleston D
Bảo quản thuốc Daleston D với dạng viên nén bao phim ở nhiệt độ phòng dưới 30 độ C, tránh ánh sáng và tránh những nơi ẩm ướt. Không bảo quản Daleston D ở nơi ẩm thấp hay trong ngăn đá và tránh xa nguồn nhiệt và ngọn lửa. Mỗi loại thuốc khác nhau sẽ có những cách bảo quản khác nhau, vì vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc Daleston D trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Để thuốc Daleston D tránh xa tầm với của trẻ em và thú nuôi trong gia đình. Khi thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc đã bị hỏng không thể dùng được nữa hãy vứt bỏ và xử lý thuốc đúng quy trình. Không được tự ý vứt thuốc Daleston D vào môi trường như đường ống dẫn nước hoặc toilet trừ khi có yêu cầu. Hãy tham khảo thêm ý kiến của công ty môi trường xử lý rác thải hoặc dược sĩ về cách tiêu hủy thuốc Daleston D an toàn để giúp bảo vệ môi trường.
Tóm lại, thuốc Daleston thuộc nhóm thuốc chống dị ứng phối hợp giữa nhóm kháng histamin H1 và nhóm corticoid, có tác dụng trong điều trị hen phế quản mãn tính, viêm da dị ứng, viêm phế quản dị ứng, viêm da do tiếp xúc,... Tuy nhiên, Daleston có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn và tương tác thuốc, vì vậy hãy thông báo với bác sĩ những loại thuốc bạn đang sử dụng để giảm nguy cơ mắc tác dụng không mong muốn và đồng thời làm tăng hiệu quả cho quá trình điều trị.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.