Đái tháo đường thai kỳ (Phần I)

PHẦN I. NGUY CƠ ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRONG ĐỘ TUỔI SINH ĐẺ

Đái tháo đường thai kỳ và Khám chữa bệnh tại Vinmec

Làm mẹ là thiên chức cao quý của tất cả chị em phụ nữ. Song phụ nữ chúng ta nên biết rằng: Khi mang thai cũng có nhiều nguy cơ cho cả mẹ và con. Đặc biệt bệnh đái tháo đường thai kỳ (“ĐTĐTK”) ngày nay đang được toàn cộng đồng quan tâm vì tốc độ gia tăng nhanh chóng và những biến cố nguy hiểm cho cả m ẹ và thai nhi.

Hiểu rõ tình hình trên, Bệnh viện Vinmec mở riêng hai khoa: Khoa nội tiết - Đái tháo đường và Khoa Phụ sản, với đầy đủ những trang thiết bị hiện đại cần thiết để chẩn đoán, theo dõi, điều trị những bệnh chuyên khoa nói chung và bệnh ĐTĐTK nói riêng. Các bác sĩ tại Vinmec có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đái tháo đường thai kỳ và đã từng chăm sóc theo dõi điều trị cho hàng nghìn thai phụ đái tháo đường thai kỳ, giúp sản phụ mang thai khỏe mạnh và sinh con bình thường.

Đặc biệt, tại khoa Nội tiết- Đái tháo đường có phòng dành riêng để làm nghiệm pháp quy chuẩn và thực hiện quy trình tầm soát phát hiện và theo dõi điều trị đái tháo đường thai kỳ cho các thai phụ đăng ký quản lý thai tại bệnh viện Vinmec. Đồng thời có phòng tư vấn dinh dưỡng đái tháo đường thường xuyên tổ chức những buổi tư vấn trang bị cho các thai phụ có kiến thức về bệnh đái tháo đường thai kỳ để phát hiện kịp thời, hướng dẫn tự theo dõi đường máu tại nhà, cách tiêm insulin, theo dõi các dấu hiệu hạ đường máu, đi khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ. Tuân thủ điều trị là tránh được các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con...

Khoa Nội tiết – Đái tháo đường phối kết hợp chặt chẽ với Khoa Sản tiến hành khám sàng lọc bệnh đái tháo đường thai kỳ vào tuần 24- 28. Những sản phụ ĐTĐTK sẽ được theo dõi tại hai chuyên khoa (Khoa Đái tháo đường và Khoa Sản) trong suốt quá trình mang thai. Đặc biệt lúc sinh con có phác đồ điều trị chặt chẽ trong thời gian sinh và theo dõi đường huyết cho con ngay sinh phát hiện kịp thời hạ đường huyết và tiếp tục theo dõi lâu dài.

1. Thế nào là đái tháo đường thai kỳ?

Theo định nghĩa của liên hiệp đái tháo đường quốc tế (IDF), Hiệp Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ(ADA) và Hiệp hội Nghiên cứu Đái tháo đường châu Âu.

“Đái tháo đường thai kỳ(ĐTĐTK) là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào và / hoặc tăng đường huyết khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai”.

Định nghĩa này không loại trừ trường hợp bệnh nhân đã có tình trạng rối loạn dung nạp glucose từ trước nhưng chưa được phát hiện. Định nghĩa này cũng không phân biệt sau khi sinh bệnh nhân còn tăng glucose máu hay không.

2. Tại sao mắc đái tháo đường thai kỳ (Cơ chế bệnh sinh)?

Nhiều nghiên cứu cho thấy ở bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ khi làm nghiệm pháp dung nạp glucoz, đỉnh sớm của tiết insulin và đáp ứng tiết insulin đối với kích thích tăng đường huyết đều giảm so với phụ nữ không bị đái tháo đường thai kỳ. Ngoài ra nồng độ proinsulin cũng cao hơn, chứng tỏ bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ có sự giảm tiết insulin ngoài các bất thường do thai nghén gây ra.

Thai kỳ có thể ảnh hưởng đến diễn biến của bệnh đái tháo đường:

- Quý 1: Có tình trạngtăng đồng hóa và tăng insulin máu, tăng nhậy cảm với insulin ở thai phụ. Nếu bệnh nhân nôi mửa nhiều dễ bị hạ đường huyết và nhiễm toan ceton.

- Quý 2: Thai phụ có hiện tượng di hóa, đề kháng insulin, tăng nhu cầu về insulin. đường huyết có su hướng tăng cao.

- Quý 3: Tình trạng đề kháng insulin càng tăng. đường huyết có nguy cơ tăng cao và tăng nguy cơ bị nhiễm toan ceton.

3. Sự cần thiết phải tầm soát đái tháo đường trong thai kỳ

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) khuyến cáo nên tầm soát và phát hiện đái tháo đường thai kỳ bằng cách phân tích các yếu tố nguy cơ và làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống để chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ hoặc rối loạn dung nạp glucose. Khi có chẩn đoán thai phụ sẽ được đưa vào theo dõi và điều trị theo quy trình. Có phác đồ trong khi sinh con cho các thai phụ ĐTĐTK.

Khi sinh xong, nếu đường huyết của mẹ cao tiếp tục điều trị insulin.Nếu đường huyết bình thường, đến tuần thứ 6-12 tầm soát lại ĐTĐ theo tiêu chuẩn người không mang thai để chẩn đoán và tiếp tục theo dõi sau đó để kịp phát hiện ĐTĐ hoặc tiền ĐTĐ.

Do có những rối loạn chuyển hóa trong thời kỳ mang thai như vậy nên sẽ ảnh hưởng lên cả thai nhi và cả mẹ. Nếu không được phát hiện để điều trị kịp thời, ĐTĐTK sẽ để lại những tai biến hết sức nguy hiểm cho cả mẹ và con.

TS. BSCKII . Phạm Thị Hồng Hoa

Đơn vị Nội Tiết-Đái tháo đường

B ệnh việnĐ a khoa Quốc tế V inmec

Xem thêm : Hướng dẫn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe