Đái dầm ở trẻ: Khi nào là bất thường, cần đi khám?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú Dương Văn Sỹ - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Đái dầm là tình trạng thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên nếu tình trạng này trở nên thường xuyên và số lượng nước tiểu nhiều thì có thể trẻ đang gặp vấn đề về sức khỏe và cần đi khám.

1. Đái dầm là gì?

Đái dầm là chứng bệnh tiểu tiện không tự chủ, lúc ngủ, xảy ra vào ban đêm hoặc buổi trưa. Thường gặp ở khoảng 10% trẻ em trong độ tuổi từ 5-6 tuổi. Đái dầm có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhưng phổ biến nhất là vào ban đêm trong lúc ngủ.

Nếu trẻ vẫn đi tiểu không tự chủ vào lúc thức thì hiện tượng này thường là bệnh lý, không nên coi đái dầm lúc thức và lúc ngủ là giống nhau.

Ở trẻ từ 0-3 tuổi là lúc các em bé chưa tự chủ được ý muốn của bản thân nên tè dầm là chuyện rất bình thường. Khi trẻ lớn lên thêm một chút, lúc có nhu cầu đi vệ sinh các bé sẽ kêu lên để bố mẹ giải quyết giúp. Nhưng đến 5 tuổi trở đi và thường là trên 7 tuổi, các bé vẫn đái tự nhiên vào ban đêm là biểu hiện không bình thường.

Trắc nghiệm: Nhận biết sớm dấu hiệu chậm phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ

Nếu 6 tuổi không biết đếm số, 7 tuổi vẫn chưa phân biệt được giữa thực tế và tưởng tượng thì có thể bé chậm phát triển thể chất và trí tuệ hơn so với bạn bè cùng lứa. Bạn đã nhận biết được các dấu hiệu bất thường sớm này chưa? Cùng làm nhanh bài trắc nghiệm sau để trang bị thêm kiến thức cho mình nhé!

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

Ma Văn Thấm
Ma Văn Thấm
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Nhi
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

2. Nguyên nhân dẫn tới đái dầm

Nguyên nhân chủ yếu của chứng bệnh đái dầm lúc ngủ vẫn chưa được rõ ràng hoàn toàn. Tuy nhiên bệnh đái dầm có thể do tình trạng bàng quang chưa trưởng thành vì trẻ còn nhỏ, hoặc do giảm bài tiết vào ban đêm ở một chất nội tiết (còn gọi là hormon) chống bài niệu ở một số trẻ.

Bệnh đái dầm cũng có thể do nguyên nhân tâm lý bao gồm: trẻ bị căng thẳng về tâm lý như bị cô giáo la mắng, bị bạn bè bắt nạt tách khỏi nhóm, bị ám ảnh lo sợ hay phải thường xuyên chứng kiến những cuộc cãi vã của bố mẹ, cha mẹ ly dị, hoặc mẹ cho ra đời thêm một đứa em... là những yếu tố tâm lý tác động gây tiểu dầm ở trẻ em. Ngủ sâu cũng làm cho trẻ giảm cảm giác đầy bàng quang.

Người ta cũng nói tới nguyên nhân do di truyền, cứ một trong cha hoặc mẹ mắc tiểu dầm lúc còn nhỏ thì 44% trẻ có khả năng bị bệnh hoặc khi cả cha lẫn mẹ mắc chứng này thì 77% trẻ sẽ tiểu dầm.

Ngoài ra còn có những nguyên nhân thực thể chiếm tỉ lệ 1 - 2% như các dị dạng đường niệu, nhiễm trùng tiểu, nhiễm giun kim, suy thận, tiểu đường,... hoặc chứng táo bón cũng gây tiểu dầm ở trẻ.

3. Chẩn đoán

Chẩn đoán trẻ đái dầm bằng cách ghi lại nhật ký 24 giờ số lượng nước trẻ uống và số lượng nước tiểu mà trẻ đi tiểu.

Nếu trẻ có bất thường cần làm xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu.

Các tiêu chuẩn để chẩn đoán trẻ đái dầm bao gồm:

  • Đi tiểu trên giường hay tiểu vào quần lặp đi lặp lại nhiều lần (hoặc vô ý hoặc có chủ tâm) khi ngủ đêm.
  • Xảy ra thường xuyên 2 lần/tuần trong ít nhất 3 tháng liền.
  • Độ tuổi ít nhất là năm tuổi (hay mức phát triển tương đương). Trẻ nhỏ hơn không được xem là đái dầm. Ðái dầm là sự bài tiết nước tiểu không kiểm soát vào lúc ngủ, xảy ra ở lứa tuổi đã có khả năng kiểm soát được việc tiểu tiện (khoảng 4 tuổi đến 5 tuổi).
  • Đái dầm không do hậu quả trực tiếp của một chất (như thuốc lợi tiểu) hay do bệnh lý toàn thân (ví dụ như đái tháo đường, tật cột sống chẻ đôi, động kinh,...).

4. Điều trị


Điều trị bệnh đái dầm thường cần nhiều thời gian
Điều trị bệnh đái dầm thường cần nhiều thời gian

Trước khi bắt đầu điều trị, cần tìm hiểu xem trẻ đã sẳn sàng.và hợp tác điều trị hay chưa ? Không nên ép buộc trẻ điều trị.

Điều trị bệnh đái dầm thường kéo dài thời gian, vì vậy trẻ cần được một bác sĩ để theo dõi, điều trị trong vòng 4 tháng.

Cha, mẹ trẻ cũng cần phải hiểu rằng, trẻ đái dầm là sự vô tình hoàn toàn, không nên phạt, hay khiển trách trẻ bằng những lời nói hoặc đánh trẻ là không phù hợp.

4.1 Điều trị hành vi

  • Nhắc trẻ đi tiểu trước khi đi ngủ. Mỗi 2-3 giờ nên đánh thức trẻ và hỏi xem trẻ có cần đi tiểu không?
  • Không sử dụng tả lót ( nhất là đối với trẻ trên 8 tuổi)
  • Trãi một tấm không thấm nước lên nệm trẻ tránh gây mùi hôi
  • Khuyên trẻ thay quần áo khi bị đái dầm
  • Tuyết đối không trêu chọc trẻ khi trẻ bị đái dầm.

4.2 Điều trị động cơ

  • Động viên tin thần và khích lệ trẻ bằng những phần thưởng tượng trưng mỗi khi trẻ không đái dầm.
  • Luyện tập bàng quang nếu trẻ có dung tích bàng quang nhỏ. Ví dụ: Trẻ 6 tuổi – dung tích bàng quang khoảng 240ml.
  • Tập cho trẻ giữ nước tiểu lâu hơn vào ban ngày.

Lưu ý:

Trẻ trên 7 tuổi, trước khi điều trị bằng thuốc, nên điều trị bằng kỹ thuật hành vi từ 3-6 tháng.

Điều trị bằng thuốc:

  • Desmopressin ( DDAVP)
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Tuy nhiên việc điều trị bằng thuốc sẽ gây tốn kém về kinh phí và có nhiều tác dụng phụ, mà tỷ lệ tái phát lại cao.

Tóm lại, việc trẻ mắc chứng đái dầm không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển thể chất bình thường của trẻ. Nhưng nếu tình trạng đái dầm vẫn tiếp tục tiếp diễn ở những trẻ lớn, đặc biệt trên 10 tuổi trở lên thì sẽ gây cho các bé những vấn đề tâm lý phức tạp. Các bé sẽ là tâm điểm chú ý của bạn bè, bị chê cười, và mất tự tin, căng thẳng, buồn rầu và có thể rơi vào mặc cảm. Lâu ngày, tâm tính các bé sẽ trở nên bất thường, khó chịu và khó hòa nhập. Tình trạng này kéo dài không tốt cho sự phát triển của bé về sau. Do đó cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.

Cha mẹ có thể đưa con đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, đây là một trong những bệnh viện hàng đầu cả nước về thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh về tiêu hóa, tiết niệu, bệnh lý đường hô hấp, dinh dưỡng đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Bác sĩ Dương Văn Sỹ đã có 09 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi khoa với thế mạnh trong khám, tư vấn, điều trị các bệnh lý ở trẻ; Hồi sức cấp cứu, chống độc trẻ sơ sinh và trẻ em,..và hiện đang là bác sĩ Nội trú khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe