Cuộc sống sau khi em bé ra đời: Những điều bạn đã không nhận ra

Cuộc sống của bạn sẽ thay đổi một cách bất ngờ đến mức bạn cũng không thể nhận ra khi em bé của bạn chào đời. Đó sẽ là những trải nghiệm đầy ngạc nhiên và tuyệt vời mà bạn sẽ được trải qua. Dưới đây là những thay đổi trong cuộc sống sau khi bé ra đời nhiều người có thể không nhận thấy.

1. Tất cả thời gian của bạn là thời gian của em bé

Lịch trình của em bé bây giờ là lịch trình của bạn. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh kéo dài tới 18 giờ một ngày. Trẻ không ngủ một cách liền mạch mà chia thành những khoảng ngắn. Giữa những giấc ngủ ngắn, trẻ cần ăn, cần được chăm sóc, dỗ dành và rất rất nhiều điều có thể diễn ra trong khoảng thời gian này.

Sau những tuần bận rộn đầu tiên, em bé có thể ngủ trưa lâu hơn và bạn sẽ nắm được một cách tương đối khoảng thời gian mà bé ngủ. Bạn sẽ trở thành một chuyên gia trong việc quản lý thời gian của bạn.


Lịch trình của em bé chính là lịch trình của bạn
Lịch trình của em bé chính là lịch trình của bạn

2. Bạn đã tham gia câu lạc bộ dành cho cha mẹ

Đột nhiên bạn có rất nhiều bạn bè. Một người xa lạ cũng có thể nhìn bạn mỉm cười. Bạn sẽ có cơ hội tham gia vào các câu lạc bộ dành cho cha mẹ. Sếp của bạn cũng sẽ quan tâm bạn, muốn biết chuyến thăm bác sĩ của em bé diễn ra như thế nào. Bạn sẽ học hỏi và có được phương pháp nuôi dạy con độc đáo và phù hợp với gia đình mình.

3. Thay đổi mối quan hệ của bạn

Có con, bạn sẽ có ít thời gian hơn dành cho người bạn đời của mình. Mối quan tâm chính của bạn lúc này sẽ là con bạn, điều này có thể khiến bạn quên đi việc trò chuyện với người bạn đời. Dù như thế nào, bạn cũng nên dành thời gian cho chồng mình và nếu có thời gian, thỉnh thoảng nên hẹn hò riêng tư và quan trọng nhất là chia sẻ tất cả những gì đang xảy ra trong cuộc sống của bạn.

4. Lịch trình ban đêm mới

Em bé ra đời đồng nghĩa với việc bạn khó có thể dành trọn một đêm với giấc ngủ ngon. Bạn và bạn đời có thể thay phiên nhau để chăm trẻ. Vào ban ngày, không nên gắng sức để làm hết tất cả mọi việc, khi bé ngủ, bạn nên cũng nên nằm xuống và nghỉ ngơi.


Tranh thủ nghỉ ngơi và thay đổi giờ ngủ cho phù hợp với bé
Tranh thủ nghỉ ngơi và thay đổi giờ ngủ cho phù hợp với bé

5. Bạn sẽ có rất nhiều khách

Tất nhiên gia đình và bạn bè sẽ muốn nhìn thấy em bé (họ sẽ mang đến những câu chuyện và lời khuyên về việc nuôi dạy con). Tuy nhiên, bạn cũng nên cảnh giác, đề phòng lây nhiễm cho bé nếu không may khách tới chơi mắc bệnh. Nhắc nhở mọi người rửa tay trước khi bế em bé.

6. Bạn làm những hành động ngớ ngẩn để gây sự chú ý của trẻ

Các bé học bằng cách xem và tương tác với môi trường xung quanh. Bạn sẽ thấy mình hành động một cách ngớ ngẩn để khuyến khích sự chú ý của trẻ. Sau vài tuần đầu tiên, bạn sẽ thấy con có thể bắt chước theo khuôn mặt của bạn.

Bạn hãy mỉm cười, thè lưỡi hoặc tạo ra âm thanh vui nhộn để thu hút sự chú ý của trẻ.

7. Bạn cần giúp đỡ

Em bé ra đời là niềm hạnh phúc đối với bạn, tuy nhiên đây cũng chính là khoảng thời gian mà bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi. Đừng cố gắng làm hết tất cả mọi việc một mình, nếu có thể hãy nhận sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Bạn có thể dành ra chút ít thời gian để xem chương trình mà mình yêu thích hay đọc sách hoặc đi dạo.... Đây chính là thời gian giúp bạn nạp lại năng lượng.


Nên dành một chút thời gian để quan tâm đến bản thân của mình
Nên dành một chút thời gian để quan tâm đến bản thân của mình

8. Em bé cần trò chuyện

Khi bạn nói chuyện với bé, có hai điều xảy ra: bé học nói và bạn được gắn kết với bé. Và bạn càng trò chuyện nhiều với bé, tình cảm giữa bạn và bé càng thêm gắn kết, trẻ cũng sẽ tiếp thu nhanh hơn. Bạn có thể bắt chước âm thanh của bé, chẳng hạn như "ba-ba" hoặc "goo-goo" - sau đó đợi trẻ phát ra âm thanh khác và lặp lại âm thanh đó. Điều này giúp trẻ học được cách trò chuyện.

9. Cảm giác tội lỗi là điều bình thường

Bạn tự nói với bản thân rằng mình là người mẹ tuyệt vời. Nhưng có thể đôi khi bạn lại ao ước được quay về cuộc sống cũ, và sau đó lại tự cảm thấy tội lỗi vì chính suy nghĩ này. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn bình thường, có em bé, bạn sẽ trở nên vất vả và đôi lúc bạn cần được nghỉ ngơi. Hãy cho bản thân được nghỉ ngơi và nhờ sự giúp đỡ của một vài người bạn.

10. Đọc truyện cho trẻ

Nếu trước đây bạn không biết sách dành cho trẻ em, bạn nên làm điều này ngay bây giờ. Đây cũng chính là cách giải trí của bạn. Các bé rất thích được nghe bạn đọc sách và không bao giờ lá quá sớm để bắt đầu việc này. Đọc to sẽ giúp bé nhận biết các từ khi trẻ lớn hơn.


Thường xuyên đọc truyện để tăng nhận thức của trẻ
Thường xuyên đọc truyện để tăng nhận thức của trẻ

11. Bạn có thể sẽ phạm sai lầm

Có thể trong một thế giới hoàn hảo có những bậc cha mẹ hoàn hảo. Nhưng trên thực tế, quy tắc chung dành cho các bậc cha mẹ chính là làm những gì tốt nhất cho con. Ngậm ti giả có thể sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn nhưng bạn cần cẩn thận bởi nó có thể gây tổn thương cho trẻ.

12. Bạn trở thành một thẩm phán

Khi con bạn lớn lên, vai trò của bạn là trung gian hòa giải. Sẽ có ranh giới cần để thiết lập, có sự tranh chấp giữa anh chị em để giải quyết. Kỷ luật không phải là điều dễ dàng để quản lý những đứa trẻ, nhưng đó là một phần trong công việc của bạn. Bạn cần dành riêng thời gian cho con bạn, để mỗi trẻ đều nhận được sự quan tâm của bạn.

13. Tập cho trẻ đi vệ sinh

Sẽ mất một vài năm để trẻ có thể tự đi vệ sinh. Trẻ sẽ học cách đi vệ sinh như cách mà bạn làm. Trẻ học hỏi từ hành động cũng như lời nói của bạn.


Mất vài năm để trẻ có thể tự đi vệ sinh
Mất vài năm để trẻ có thể tự đi vệ sinh

14. Tình yêu dành cho con là vô cùng tận

Đối với một số phụ huynh, khi được bế con trên tay thì họ biết rằng tất cả những gì mà họ có chính là đứa con; đối với một số khác, phải mất một thời gian họ mới nhận ra điều này.

Một ngày nào đó bạn sẽ nhìn vào con bạn và cảm nhận một chiều sâu cảm xúc mà bạn chưa từng biết trước đây. Tình yêu vô điều kiện dành cho con đến một cách bất ngờ như vậy. Hãy cảm nhận và xây dựng tình cảm này trọn đời.

15. Con bạn là một khoản đầu tư

Một gia đình trung lưu trung bình chi hơn 225.000 đô la trong 18 năm đầu đời của một đứa trẻ. Đó chỉ là để cung cấp thực phẩm, nơi ở và các nhu yếu phẩm khác, chưa bao gồm bảo hiểm y tế, học phí đại học....Vì thế, bạn cần bắt đầu lập kế hoạch tài chính của bạn ngay bây giờ để chuẩn bị những gì tốt nhất cho trẻ.

16. Làm cha mẹ là học cách buông tay

Mỗi cột mốc là một thành tựu, và bạn có thể tự hào rằng bạn đã giúp con bạn đạt được điều đó. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng, con bạn đã trưởng thành hơn, độc lập hơn và cần bạn ít hơn một chút. Đó là sự buồn vui khi làm cha mẹ.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe