Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đặng Thị Ngọc Chương - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong việc chẩn đoán, khám bệnh lý sơ sinh - hồi sức sơ sinh.
Các cột mốc quan trọng của con trẻ trong năm đầu tiên có thể biểu hiện một cách nhanh chóng. Việc em bé có thể ngồi vững sẽ mở ra một thế giới mới, trẻ bắt đầu có thể vui chơi và khám phá hoàn toàn mới. Điều này cũng giúp cho giờ ăn dễ dàng hơn và mang đến một cách mới để quan sát môi trường xung quanh.
1. Trẻ ngồi dậy ở độ tuổi nào?
Em bé của bạn có thể ngồi dậy sớm nhất là 6 tháng tuổi với một chút trợ giúp, độ tuổi trung bình có thể ngồi là từ 4 đến 7 tháng tuổi. Ngồi độc lập là một kỹ năng mà nhiều trẻ sơ sinh thành thạo từ 7 đến 9 tháng tuổi. Ngồi độc lập mang lại cho bé một góc nhìn mới về thế giới. Một khi cơ lưng và cổ của trẻ đủ khỏe để giữ trẻ ngồi thẳng và tìm ra vị trí đặt chân để không bị lật, khi đó trẻ có thể chuyển sang bò, đứng và đi.
Em bé của bạn sẽ thành thạo lăn qua và ngẩng cao đầu. Hầu hết trẻ sơ sinh có thể ngồi tốt trong vài phút mà không cần hỗ trợ khi chúng được 8 tháng tuổi. (Ngay cả những em bé đã thành thạo việc ngồi vẫn có thể sẽ bị lật úp, thường là vì chúng vẫn chưa có khả năng trong việc đứng thẳng.)
Trắc nghiệm: Sự phát triển tinh thần, vận động của bé thế nào là đúng chuẩn?
Khi nào bé biết nói, biết hóng chuyện hay biết cầm cốc là "đúng chuẩn"? Điểm xem bạn biết được bao nhiêu mốc phát triển tinh thần, vận động "đúng chuẩn" của bé nhé!Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)
2. Dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ngồi
Mặc dù bạn có thể đỡ em bé ở tư thế ngồi gần như ngay từ ngày đầu tiên, nhưng việc ngồi độc lập thực sự không bắt đầu cho đến khi bé kiểm soát được phần đầu. Bắt đầu từ khoảng 4 tháng tuổi, cơ cổ và đầu của bé tăng cường nhanh chóng, và bé sẽ học cách ngẩng cao đầu khi nằm sấp.
Bé có thể sẵn sàng ngồi nếu kiểm soát tốt phần đầu. Các chuyển động khác của cơ thể cũng sẽ được kiểm soát và có mục đích hơn. Những em bé đã sẵn sàng ngồi cũng có thể tự đẩy mình lên khi nằm úp và có thể đã học được cách lật mình.
Em bé có thể bắt đầu bằng cách ngồi trong một khoảng thời gian ngắn nếu bạn đặt chúng ngồi thẳng. Ở giai đoạn đầu này, điều quan trọng là phải đỡ em bé để chúng không bị ngã.
Tiếp theo, trẻ sẽ tìm ra cách chống người lên trên cánh tay và giữ ngực trên mặt đất, giống như kiểu chống đẩy. Sau 5 tháng tuổi, trẻ có thể ngồi trong giây lát mà không cần trợ giúp, tuy nhiên bạn nên ở gần đó để hỗ trợ và kê gối xung quanh để đệm để đề phòng trẻ có thể ngã.
Những em bé gần đến mốc có thể tự ngồi ( khoảng gần 7 đến 9 tháng) sẽ có khả năng lăn theo cả 2 hướng. Một số thậm chí có thể đang trường tới lui và chuẩn bị bò. Một số trẻ khác có thể bắt đầu với tư thế ngồi và có tay chống đỡ. Ở tư thế này, em bé đang ngồi được đỡ bằng một hoặc cả 2 tay trên sàn.
Xem thêm:
Có khả năng trẻ có thể giữ cơ thể ở vị trí ngồi trước khi có thể tự lật. Với việc luyện tập đầy đủ, trẻ sẽ có được sức mạnh và sự tự tin, đồng thời sẽ nhanh chóng ngồi dậy một cách thành thạo.
Bé sẽ sớm tìm ra cách giữ thăng bằng khi ngồi bằng cách nghiêng người về phía trước trên một hoặc cả 2 cánh tay ở tư thế kiềng 3 chân. Đến 7 tháng, bé có thể sẽ có thể ngồi mà không được hỗ trợ (điều này sẽ giúp bé rảnh tay để khám phá) và bé sẽ học cách xoay người để tiếp cận một đối tượng mong muốn trong khi ngồi.
Tại thời điểm này, bé thậm chí có thể từ nằm sấp sang tư thế ngồi bằng cách chống tay lên. Khi được 8 tháng tuổi, bé có thể sẽ ngồi tốt mà không cần người hỗ trợ.
3. Mối liên hệ giữa thời gian nằm sấp và ngồi là gì?
Thời gian nằm sấp là một yếu tố quan trọng trong việc ngồi. Nếu bé không thích nằm sấp trong thời gian dài, hãy bắt đầu với vài phút một vài lần mỗi ngày. Đảm bảo rằng em bé của bạn được nghỉ ngơi đầy đủ và được quấn tã sạch sẽ. Bố mẹ cũng nên nằm sấp để bạn ngang tầm mắt với em bé. Nhìn thấy khuôn mặt của bạn có thể thúc đẩy bé giữ nguyên tư thế lâu hơn. Bạn cũng có thể thử đặt một chiếc gương trên sàn để bé có thể nhìn thấy khuôn mặt của chính mình.
4. Cách giúp bé ngồi dậy
Việc luyện tập tạo nên sự hoàn hảo, vì vậy tạo cơ hội cho bé ngồi thẳng có thể giúp bé có được sức mạnh để ngồi độc lập. Ngồi độc lập cần có sự thay đổi trọng lượng có kiểm soát từ trái, phải, tiến và lùi. Điều này có nghĩa là cần rất nhiều sức lực và thực hành di chuyển theo tất cả các hướng khác nhau để làm đúng.
Nâng đầu và ngực giúp bé tăng cường cơ cổ và phát triển khả năng kiểm soát đầu cần thiết để ngồi dậy. Bạn có thể giúp đỡ bằng cách khuyến khích trẻ chơi úp mặt xuống sàn và sau đó nhắc trẻ nhìn lên.
Sử dụng đồ chơi sáng tạo tiếng động hoặc gương cũng là một cách tốt để đảm bảo rằng thính giác và thị lực của trẻ đang đi đúng hướng. Khi bé đã là khá tự tin, hãy đặt đồ chơi và những đồ vật hấp dẫn khác vừa tầm với - chúng sẽ thu hút sự chú ý của bé khi bé học cách giữ thăng bằng bằng cánh tay.
Dành nhiều thời gian hơn trên sàn có thể giúp thúc đẩy sự độc lập này so với việc đặt em bé của bạn vào ghế cố định. Cố gắng chơi nhiều lần trên sàn, ít nhất 2 hoặc 3 lần một ngày, với đồ chơi phù hợp với lứa tuổi. Đặt trẻ trên đùi hoặc giữa 2 chân của bạn trên sàn. Bạn có thể cho chúng đọc sách, hát các bài hát và thử các trò chơi vận động khác nhau, chẳng hạn như “xếp gỗ” lên một tấm chăn mềm.
Khi chúng đã độc lập hơn một chút, hãy đặt gối hoặc đệm khác xung quanh chúng trong khi bạn giám sát chúng luyện tập trên sàn, không phải trên các bề mặt cao. Đặc biệt là khi bé mới tập ngồi, hãy nhớ ở gần bé trong trường hợp bé bị ngã - hoặc muốn thể hiện kỹ năng mới của mình. Cho con bạn thực hành thử nghiệm nhiều lần. Ở gần, nhưng hãy để chúng khám phá và thử nghiệm các cách tiếp cận khác nhau và chuyển động cơ thể của bản thân.
5. Trẻ có thể sử dụng ghế trẻ em không
Bạn có thể đã thấy các loại ghế trẻ em khác nhau trên thị trường. Ví dụ như Ghế Bumbo là một lựa chọn phổ biến của các bậc cha mẹ và thích hợp cho trẻ sơ sinh từ 3 đến 9 tháng tuổi, hoặc ngay khi trẻ có thể ngẩng cao đầu. Nó được làm từ vật liệu đúc ôm quanh cơ thể của trẻ để hỗ trợ việc ngồi.
Nhà trị liệu vật lý nhi khoa Rebecca Talmud giải thích rằng khi trẻ được đặt ở tư thế ngồi quá sớm hoặc trong thời gian dài có thể cản trở sự phát triển các kỹ năng của trẻ. Nói cách khác, trong khi trẻ chưa thật sự có thể ngồi thẳng, chúng không vẫn chưa có khả năng kiểm soát thân và đầu. Đây là những điều kiện quan trọng để giúp trẻ phát triển tốt và có thể bắt đầu chuyển sang các động tác và tư thế mới.
Bạn nên chờ đợi cho đến khi bé gần đạt được mốc ngồi để sử dụng ghế cho bé. Thay vì khuyến khích trẻ ngồi lúc 3 tháng tuổi, hãy cân nhắc đợi đến khoảng thời gian từ 6 đến 8 tháng. Và đừng dựa vào chiếc ghế này như một công cụ duy nhất để luyện tập cho trẻ.
6. Ngồi an toàn
Khi trẻ chỉ mới học cách ngồi với sự hỗ trợ, bạn nên cho con ngồi giữa 2 chân để bạn có thể hỗ trợ con ở mọi phía. Bạn cũng có thể sử dụng gối, nhưng đừng để bé không có người giám sát khi bắt đầu học ngồi.
Mặc dù em bé của bạn có thể chưa di chuyển xung quanh, nhưng khi trẻ bắt đầu ngồi là một dấu hiệu cho thấy bạn cần phải che chắn những vật dụng cứng, nhọn trong nhà của mình để chuẩn bị cho việc trẻ sẽ sớm di chuyển nhiều hơn.
- Bạn nên sử dụng nắp đậy ổ cắm trong tất cả các phòng mà bé thường lui tới.
- Bảo đảm các vật dụng hoặc khu vực nằm ở vị trí phù hợp. Bạn có thể tìm thấy những thứ như khóa tủ, khóa nhà vệ sinh, móc treo đồ, rào chắn và các vật dụng bảo vệ trẻ em khác tại hầu hết các cửa hàng.
- Để mọi nguy cơ gây nghẹt thở, vật liệu độc hại và các vật dụng nguy hiểm khác ngoài tầm với của em bé. Thậm chí, bạn có thể nằm trên sàn ngang tầm với bé để tìm kiếm các mối nguy hiểm tiềm ẩn.
- Khi em bé đã biết ngồi, hãy điều chỉnh độ cao củ nôi của chúng ở độ cao hơn. Khi trẻ kéo người lên sẽ không vượt quá chiều cao của nôi. Lúc này, trẻ sơ sinh thực hành các kỹ năng vận động của mình một cách an toàn vào mọi thời điểm khác nhau trong ngày, ngay cả khi chúng nên đi ngủ.
- Thắt dây an toàn khi trẻ ngồi ghế cao và các thiết bị ngồi khác. Ngồi độc lập cần rất nhiều sức lực. Em bé của bạn có thể cần sự hỗ trợ thêm từ dây đai, đặc biệt là khi ngồi trong thời gian dài. Và không đặt ghế trên các bề mặt cao, trong hoặc gần nước.
7. Bạn nên làm gì nếu nghi ngờ trẻ chậm phát triển?
Nếu em bé của bạn không tự ngồi được 9 tháng tuổi, hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa. Có thể tốt nếu bạn hành động sớm hơn, đặc biệt nếu con bạn gần 9 tháng và không thể ngồi với sự hỗ trợ. Nếu em bé của bạn không thể ngẩng đầu lên ổn định khi được khoảng 4 tháng tuổi và chưa bắt đầu học cách tự chống tay lên sàng hoặc không thể ngồi khi được 9 tháng tuổi hãy đến nói chuyện với bác sĩ để nhận được sự trợ giúp.
Sự phát triển khác nhau giữa các em bé, nhưng đây có thể là dấu hiệu của sự chậm phát triển kỹ năng vận động thô.
Các dấu hiệu chậm trễ khác có thể xảy ra bao gồm:
- Cứng hoặc căng cơ
- Chuyển động yếu
- Chỉ đưa tay này qua tay khác
- Không kiểm soát được phần đầu tốt
- Không với hoặc đưa đồ vật lên miệng
Bạn nên cần sự trợ giúp nếu bạn nghi ngờ con mình có thể bị chậm phát triển thần kinh. Trước tiên hãy nói chuyện với bác sĩ. Trẻ sơ sinh phát triển các kỹ năng khác nhau, một số kỹ năng nhanh hơn những trẻ khác, nhưng kiểm soát đầu là điều cần thiết để ngồi độc lập, và ngồi là chìa khóa để tập bò, đứng và học đi.
Hãy nhớ rằng trẻ sinh non có thể đạt được mốc này và các mốc khác muộn hơn so với các bạn cùng tuổi.
8. Sau khi con bạn ngồi dậy, trẻ sẽ đạt được những cột mốc gì tiếp sau đó
Bạn có thể đoán điều gì xảy ra sau khi bé nhận ra rằng bé có thể lao về phía trước từ tư thế ngồi và giữ thăng bằng trên tay và đầu gối. Bé có thể bắt đầu di chuyển về phía trước (hoặc lùi lại) bằng bốn chân sớm nhất là 6 hoặc 7 tháng và bò thuần thục sau 10 tháng tuổi. Trẻ bây giờ vừa hiếu động vừa rất tò mò nên việc giữ ấm cho trẻ là rất quan trọng. Cần lưu ý rằng, hầu hết các bác sĩ nhi khoa khuyên bạn nên đợi cho đến khi bé ngồi với sự hỗ trợ tối thiểu trước khi cho bé ăn thức ăn đặc.
Giai đoạn trẻ tập ngồi, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng, phát triển toàn diện.
Nguồn tham khảo: babycenter.com