Thuốc Cortisone thường làm giảm nhanh các triệu chứng nên hiện nay tình trạng lạm dụng thuốc có xu hướng tăng lên gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy bạn không nên tự ý dùng Cortisone, chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
1. Cortisone là thuốc gì?
Cortisone (Corticoid, Glucocorticoid) là một loại hormone có tác dụng kháng viêm, giảm phản ứng phòng vệ tự nhiên của cơ thể và các triệu chứng như sưng tấy, viêm khớp, phản ứng kiểu dị ứng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc biệt dược Cortisone có các thành phần là: Prednisolon, hydrocortison, methyl solon, dexamethasone, betamethasone.... và được sản xuất ở nhiều dạng bào chế khác nhau như:
- Dạng viêm dùng để uống;
- Dạng tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hoặc trực tiếp tiêm vào khớp;
- Dạng hít, xịt qua mũi, dạng dung dịch dùng chung với máy khí dung;
- Dạng thuốc mỡ, kem, gel,... dùng tại chỗ như thoa ngoài da, nhỏ mắt, mũi, tai.
2. Chỉ định dùng thuốc Cortisone
Cortisone là một loại hormone có tác dụng kháng viêm, giảm phản ứng phòng vệ tự nhiên của cơ thể và các triệu chứng như sưng tấy, viêm khớp, phản ứng kiểu dị ứng. Vì vậy, thuốc Cortisone thường được chỉ định dùng trong các trường hợp cụ thể như sau:
- Viêm khớp dạng thấp và các bệnh tự miễn khác như Crohn, lupus ban đỏ,...;
- Các bệnh đường thở như: Hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính;
- Các bệnh về da như: Vẩy nến, viêm da tiếp xúc dị ứng, vết côn trùng cắn, chàm,...;
- Bệnh gút;
- Viêm bao hoạt dịch, hội chứng đường hầm cổ tay;
- Các bệnh về mắt;
- Dùng để thay thế hormone tuyến thượng thận trong trường hợp cơ thể không tự sản xuất đủ các hormone này;
- Bệnh nhân có các phản ứng dị ứng nặng;
- Các thuốc Cortisone có thể được sử dụng với các thuốc khác để điều trị dự phòng thải ghép ở bệnh nhân vừa thực hiện ghép gan và thận,....;
Ngoài ra, thuốc Cortisone còn được chỉ định trong một số trường hợp khác khi có chỉ định của bác sĩ.
3. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Cortisone
Với Cortisone ở dạng viên uống: Bạn nên uống thuốc với thức ăn hoặc sữa để làm giảm kích ứng, khó chịu ở dạ dày. Thuốc Cortisone dạng viên uống được dùng theo chỉ định của bác sĩ. Bạn có thể tham khảo liều như sau:
- Liều dùng cho người lớn mắc bệnh suy tuyến thượng thận: 25-300mg/ngày chia ra làm 1-2 lần/ngày;
- Liều dùng cho người lớn mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn: 25-300mg/ngày chia ra làm 1-2 lần/ngày;
- Liều dùng cho người lớn mắc bệnh thiếu máu tan huyết: 25-300mg/ngày chia ra làm 1-2 lần/ngày;
- Liều dùng cho người lớn mắc bệnh giảm nguyên hồng cầu: 25-300mg/ngày chia ra làm 1-2 lần/ngày;
- Liều dùng cho người lớn mắc hội chứng Loeffler: 25-300mg/ngày chia ra làm 1-2 lần/ngày;
- Liều dùng cho người lớn mắc bệnh sarcoid: 25-300mg/ngày chia ra làm 1-2 lần/ngày;
- Liều dùng cho người lớn mắc bệnh ngộ độc beryllium: 25-300mg/ngày chia ra làm 1-2 lần/ngày;
- Liều dùng cho người lớn mắc bệnh ung thư hệ bạch huyết: 25-300mg/ngày chia ra làm 1-2 lần/ngày;
- Liều dùng cho người lớn mắc bệnh hội chứng thận hư: 25-300mg/ngày chia ra làm 1-2 lần/ngày;
- Liều dùng cho người lớn mắc các bệnh về mắt như viêm màng bồ đào, viêm mống mắt, viêm giác mạc: 25-300mg/ngày chia ra làm 1-2 lần/ngày;
- Liều dùng cho người lớn mắc các bệnh về khớp và các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ: 25-300mg/ngày chia ra làm 1-2 lần/ngày;
- Liều dùng thuốc Cortisone đối với trẻ em: Dùng liều thuốc Cortisone 05-0,75mg/kg cân nặng/ngày chia ra làm 2 lần/ngày.
Lưu ý: Nồng độ hormon glucocorticoid đạt cao nhất vào buổi sáng và giảm dần về cuối ngày, vì vậy không uống các loại thuốc Cortisone vào buổi tối. Trong quá trình dùng thuốc không nên ngừng một cách đột ngột nếu bạn đã dùng thuốc Cortisone trong một thời gian dài.
- Với thuốc Cortisone dạng kem, gel, thuốc mỡ bôi ngoài da: Mỗi lần sử dụng chỉ thoa một lớp mỏng 2-3 lần/ngày. Không thoa thuốc Cortisone lớp dày, trên diện rộng, nơi băng kín, mí mắt, vùng vú phụ nữ cho con bú, vùng da bị trầy xước hoặc vết thương hở;
- Với thuốc Cortisone ở dạng hít, xịt, dạng dung dịch dùng chung với máy khí dung: Dùng theo chỉ định của bác sĩ. Với dạng này bệnh nhân thường ít gặp tác dụng phụ nghiêm trọng, có thể dự phòng bằng việc thực hiện xịt đúng kỹ thuật và súc miệng sau khi dùng thuốc;
- Với thuốc Cortisone ở dạng tiêm trực tiếp vào khớp: Không nên tiêm thuốc Cortisone quá 6 tuần/lần và không quá 3-4 lần/năm. Thận trọng tiêm ở những bệnh nhân trẻ tuổi vì khớp còn khỏe mạnh, thuốc sẽ ảnh hưởng nhiều đến khớp.
Với thuốc Cortisone ở dạng tiêm bắp:
- Liều dùng cho người lớn mắc bệnh suy tuyến thượng thận: 25-300mg/ngày, tiêm bắp, chia ra làm 1-2 lần/ngày;
- Liều dùng cho người lớn mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn: 25-300mg/ngày, tiêm bắp, chia ra làm 1-2 lần/ngày;
- Liều dùng cho người lớn mắc bệnh thiếu máu tan huyết: 25-300mg/ngày, tiêm bắp, chia ra làm 1-2 lần/ngày;
- Liều dùng cho người lớn mắc bệnh giảm nguyên hồng cầu: 25-300mg/ngày, tiêm bắp, chia ra làm 1-2 lần/ngày;
- Liều dùng cho người lớn mắc hội chứng Loeffler: 25-300mg/ngày, tiêm bắp, chia ra làm 1-2 lần/ngày.
- Liều dùng cho người lớn mắc bệnh sarcoid: 25-300mg/ngày, tiêm bắp, chia ra làm 1-2 lần/ngày.;
- Liều dùng cho người lớn mắc bệnh ngộ độc beryllium: 25-300mg/ngày, tiêm bắp, chia ra làm 1-2 lần/ngày;
- Liều dùng cho người lớn mắc bệnh ung thư hệ bạch huyết: 25-300mg/ngày, tiêm bắp, chia ra làm 1-2 lần/ngày;
- Liều dùng cho người lớn mắc bệnh hội chứng thận hư: 25-300mg/ngày, tiêm bắp, chia ra làm 1-2 lần/ngày;
- Liều dùng cho người lớn mắc các bệnh về mắt như viêm màng bồ đào, viêm mống mắt, viêm giác mạc: 25-300mg/ngày, tiêm bắp, chia ra làm 1-2 lần/ngày;
- Liều dùng cho người lớn mắc các bệnh về khớp và các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ: 25-300mg/ngày, tiêm bắp, chia ra làm 1-2 lần/ngày.
4. Tác dụng phụ của thuốc Cortisone
Thuốc cortisone có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn cho người sử dụng. Các tác dụng phụ của thuốc cortisone cụ thể như sau:
- Loét dạ dày - tá tràng;
- Giãn mạch máu nông;
- Hội chứng Cushing;
- Căng thẳng, mất ngủ, chóng mặt;
- Tăng cảm giác thèm ăn, tăng tiết mồ hôi, teo cơ;
- Phát ban, nổi mề đay, khó thở, hồi hộp, đánh trống ngực, sốc phản vệ;
- Loãng xương;
- Teo da, rậm lông, thay đổi sắc tố da, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt;
- Đau, yếu cơ, co giật.
Vì vậy, trong quá trình sử dụng thuốc Cortisone nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào của thuốc hãy thông báo ngay cho bác sĩ và đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời.
5. Thận trọng khi sử dụng thuốc Cortisone
- Hiện nay vẫn chưa có đầy đủ các bằng chứng để xác định những tác hại mà thuốc Cortisone có thể gây ra cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Vì vậy cần thận trọng khi sử dụng thuốc Cortisone cho phụ nữ đang mang thai, dự định có thai và đang cho con bú. Chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ và lợi ích nhiều hơn nguy cơ;
- Bệnh nhân đang chuẩn bị tiêm chủng vắc-xin virus sống;
- Bệnh nhân bị dị ứng với các loại thuốc, thực phẩm hoặc các chất khác, bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày - tá tràng.
6. Tương tác thuốc
Thuốc Cortisone có thể tương tác với các thuốc sau bao gồm:
- Các thuốc thuộc nhóm human C1-esterase inhibitor: Làm tăng nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của huyết khối cơ thể;
- Kháng sinh Clarithromycin;
- Thuốc kháng nấm như Ketoconazole, vắc-xin sống;
- Thuốc tránh thai thuộc nhóm Steroid;
- Các thuốc chống đông máu làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của Cortisone
- Deferasirox: Khi Cortisone được dùng kết hợp với Deferasirox sẽ làm tăng nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của viêm loét dạ dày - ruột;
- Thuốc Amphotericin B: Làm tăng nguy cơ hạ Kali máu;
- Các thuốc thuộc nhóm Norepinephrine: Làm tăng nguy cơ hạ kali máu;
- Các thuốc thuộc nhóm Barbiturat như Phenobarbital; các hydantoin có thể làm giảm hiệu quả của thuốc Cortisone.
Bảo quản thuốc Cortisone ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng và tầm tay trẻ em.
Cortisone thường làm giảm nhanh các triệu chứng nên hiện nay tình trạng lạm dụng thuốc có xu hướng tăng lên gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy bạn không nên tự ý dùng thuốc Cortisone một cách tùy tiện, chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.