Công dụng thuốc Zoramo

Thuốc Zoramo là kháng sinh diệt khuẩn, ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn như Benzylpenicillin. Thuốc được dùng để điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn. Để đảm bảo hiệu khi quả sử dụng Zoramo, người dùng cần phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

1. Thuốc Zoramo công dụng là gì?

1.1. Zoramo là thuốc gì?

Zoramo thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, và kháng nấm. Thuốc Zoramo có số Visa thuốc-Số đăng ký-SĐK: VD-22158-15, đây là sản phẩm do Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây - VIỆT NAM sản xuất.

Thuốc Zoramo được bào chế ở dạng viên nén bao phim, đóng gói hộp chứa 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên thuốc.

Thuốc Zoramo có thành phần chính là Amoxicilin (ở dưới dạng Amoxicilin trihydrat) hàm lượng 250mg và Cloxacilin (ở dưới dạng Cloxacilin natri) hàm lượng 250mg.

1.2. Thuốc Zoramo có tác dụng gì?

Thuốc Zoramo có tác dụng điều trị các trường hợp:

1.3 Chống chỉ định dùng thuốc Zoramo trong trường hợp:

2. Cách sử dụng của Zoramo

2.1. Cách dùng thuốc Zoramo

  • Thuốc Zoramo có dạng viên nén bao phim nên được dùng bằng đường uống.
  • Người bệnh nên uống nguyên viên thuốc Zoramo với 1 lượng nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội vừa đủ.
  • Dùng thuốc Zoramo trước khi ăn 30 phút hoặc là sau khi ăn 2 giờ.
  • Người bệnh không tự ý thêm hoặc bớt liều Zoramo khuyến cáo.
  • Cần áp dụng chính xác liều dùng thuốc Zoramo đã ghi trên bao bì, tờ hướng dẫn sử dụng hoặc chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Người dùng không được tự ý tính toán, áp dụng, hoặc thay đổi liều dùng Zoramo.

2.2. Liều dùng của thuốc Zoramo

Liều uống thông thường:

  • Dùng uống từ 250mg đến 500 mg, 8 giờ dùng 1 lần.
  • Trẻ em đến 10 tuổi có thể dùng liều 125 đến 250mg, 8 giờ dùng 1 lần.
  • Trẻ dưới 20kg thường dùng liều từ 20 đến 40mg trên/ kg thể trọng/ ngày.

Xử lý khi quên liều:

Tốt nhất vẫn là nên uống thuốc Zoramo đúng thời gian mà bác sĩ đã kê đơn. Thông thường thì người bệnh có thể uống thuốc cách 1 đến 2 giờ so với giờ được bác sĩ yêu cầu. Nếu lỡ quên liều dùng thuốc Zoramo, người bệnh hãy uống ngay sau khi nhớ ra, nhưng nếu thời gian đã quá gần với liều cần uống tiếp theo thì hãy bỏ qua, không nên uống bù hay uống gấp đôi liều thuốc Zoramo.

Xử trí khi quá liều:

Quá liều Zoramo có thể gây ra nôn hoặc buồn nôn, đau vùng thượng vị, tiêu chảy và ban. Để điều trị quá liều Zoramo, có thể làm giảm sự hấp thu của thuốc ở đường tiêu hoá bằng than hoạt tính hoặc gây nôn ở người bệnh. Trong một số trường hợp nếu cần thiết cần phải áp dụng biện pháp rửa dạ dày.

3. Lưu ý khi dùng thuốc Zoramo

  • Cần phải định kỳ kiểm tra chức năng gan, chức năng thận trong suốt quá trình dùng điều trị Zoramo dài ngày.
  • Những người bệnh có tiền sử dị ứng với Penicillin hoặc các dị nguyên khác thì có thể sẽ xảy ra phản ứng quá mẫn trẩm trọng. Cần phải điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh với Penicilin hay Cephalosporin và các dị nguyên khác trước khi kê đơn Zoramo.
  • Nếu phản ứng dị ứng có xảy ra như ban đỏ, phù Quincke, sốc phản vệhội chứng Stevens – Johnson thì người bệnh cần phải ngừng liệu pháp Amoxicillin và ngay lập tức điều trị cấp cứu bằng Adrenalin, thở oxy, liệu pháp Corticoid tiêm tĩnh mạch và thông khí, kể cả đặt nội khí quản.
  • Những đối tượng cần phải lưu ý trước khi dùng thuốc Zoramo gồm: Người lớn tuổi, phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em dưới độ tuổi 15 tuổi, người bị suy gan, suy thận, quá mẫn cảm với bất cứ chất nào có trong thành phần của thuốc... Hoặc đối tượng bị nhược cơ, hôn mê gan và viêm loét dạ dày.

4. Tác dụng phụ của thuốc Zoramo

Quá trình sử dụng Zoramo, người bệnh vẫn có thể gặp phải các tác dụng phụ như:

  • Thường gặp, ADR hơn 1/100: Ngoại ban (3 đến 10%), thường xuất hiện chậm, sau khoảng 7 ngày khi điều trị.
  • Ít gặp, 1/1000 ít hơn ADR ít hơn 1/100: Nôn/buồn nôn, tiêu chảy, ban đỏ, ban dát sẩn, mày đay và hội chứng Stevens – Johnson.

Hiếm gặp, ADR dưới 1/1000: Tăng nhẹ SGOT, lo lắng, kích động, vật vã, lú lẫn, mất ngủ, thay đổi ứng xử, chóng mặt, giảm tiểu cầu, thiếu máu, ban xuất huyết giảm tiểu cầu và tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu hoặc mất bạch cầu hạt.

Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Zoramo và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

5. Tương tác thuốc Zoramo

  • Hấp thu thuốc Zoramo không bị ảnh hưởng bởi thức ăn trong dạ dày, do đó có thể uống trước, hoặc sau bữa ăn.
  • Nifedipin làm tăng hấp thu thuốc Zoramo thành phần Amoxicillin.
  • Nguy cơ bị nổi mẩn, hoặc phát ban của Zoramo tăng lên khi dùng cùng với thuốc allopurinol.
  • Không nên dùng Zoramo với các thuốc làm tan huyết khối, vì có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết nặng.
  • Zoramo làm giảm đi hiệu lực của thuốc ngừa thai, và thuốc chống đông máu.

Để tránh tình trạng tương tác, trước khi được kê đơn Zoramo thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn phù hợp.

6. Cách bảo quản thuốc Zoramo

  • Thuốc Zoramo ở nhiệt độ phòng, khô ráo và thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
  • Cũng không nên để thuốc Zoramo gần nơi có các thiết bị mà khi dùng phát ra nhiệt độ cao hơn nhiệt độ phòng như: Tivi, hoặc tủ lạnh, lò vi sóng và bếp nấu...
  • Thời gian bảo quản th thuốc Zoramo là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
  • Để xa tầm tay của trẻ nhỏ, và những vật nuôi trong nhà.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Zoramo, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Zoramo là thuốc kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe