Công dụng thuốc Zicoraxil

Thuốc Zicoraxil chứa thành phần chính là Cefadroxil thường được khuyến cáo sử dụng để điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn ở cả trẻ em và người lớn. Để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh, người bệnh nên tuân thủ các chỉ định mà bác sĩ đưa ra. Đọc ngay bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích về công dụng của thuốc này.

1. Tác dụng của thuốc Zicoraxil

Thành phần Cefadroxil trong Zicoraxil có phổ tác dụng trung bình, tác dụng trên các vi khuẩn gram dương như tụ cầu, liên cầu, phế cầu( trừ liên cầu kháng methicillin ).

Cefadroxil cũng đạt hiệu quả điều trị tích cực đối với trường hợp nhiễm vi khuẩn gram âm như E.coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis và Shigella.

Cefadroxil hoạt động bằng cách ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn, diệt khuẩn ức chế giai đoạn cuối của quá trình tổng hợp vách tế bào vi khuẩn làm cho vi khuẩn không có vách che chở sẽ bị tiêu diệt.

Nhờ các tác dụng trên của Cefadroxil mà thuốc Zicoraxil được chỉ định trong các trường hợp sau:

Mặt khác, trong trường hợp người bệnh quá mẫn với thành phần cephalosporin sẽ chống chỉ định kê đơn.

2. Liều dùng và cách dùng của thuốc Zicoraxil

Thuốc Zicoraxil được bào chế dưới dạng viên nang nên thuốc được khuyến cáo dùng bằng đường uống. Người bệnh nên tuân thủ chỉ định uống thuốc từ bác sĩ như: uống thuốc nguyên viên, không nghiền nát, bẻ đôi... nhằm tránh ảnh hưởng đến dược tính của thuốc.

Thời gian uống thuốc có thể từ 1 - 2 lần/ ngày, tùy thuộc vào tình trạng bệnh của người bệnh.

  • Liều dùng của người lớn 1 - 2 g/ngày.
  • Liều dùng của trẻ em: 25 - 50 mg/kg/ngày.
  • Bệnh nhân suy thận được điều chỉnh theo tốc độ thanh thải creatinine (ClCr), cụ thể:
    • ClCr 25 - 30 mL/phút: liều cách khoảng 12 giờ.
    • ClCr 10 - 25 mL/phút: liều cách khoảng 24 giờ.
    • ClCr 0 - 10 mL/phút: liều cách khoảng 36 giờ.

Sử dụng thiếu liều Zicoraxil ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của thuốc. Tình trạng này có thể khiến thuốc giảm cơ chế hoạt động dẫn đến không điều trị một cách dứt điểm triệu chứng bệnh;

Nếu bệnh nhân quên dùng 1 liều Zicoraxil, hãy sử dụng ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp sắp đến liều dùng kế tiếp, người bệnh hãy bỏ qua và dùng liều sau đúng như dự kiến;

Sử dụng Zicoraxil quá liều có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm như: buồn nôn, nôn ói, đau vùng thượng vị và đi tiêu chảy. Bệnh nhân nên chủ động báo với bác sĩ nếu nhận thấy mình sử dụng quá liều lượng được khuyến cáo. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp nhằm giữ thông đường thở, làm xét nghiệm khí máu và điện giải đồ huyết thanh.

Thuốc chống co giật có thể được chỉ định nếu người bệnh xuất hiện triệu chứng quá liều do dùng liều thuốc lớn hơn quy định.

3. Tác dụng phụ của thuốc Zicoraxil

Thành phần Cefadroxil trong thuốc phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, thuốc có thể gây ra một số phản ứng ngoại ý. Ghi nhận người bệnh xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mề đay, nổi ban..

Các tác dụng phụ khác gồm ngứa bộ phận sinh dục, viêm âm đạo, giảm bạch cầu trung tính thoáng qua...

Theo chuyên gia, đây được đánh giá là các tác dụng phụ nhẹ có thể tự khỏi sau khi ngưng thuốc.

4. Tương tác thuốc Zicoraxil

Giống như nhiều loại thuốc khác, thuốc Zicoraxil cũng có khả năng xảy ra tình trạng tương tác khi kết hợp với một hoặc một số thuốc khác. Hệ quả của quá trình này sẽ làm cho thuốc tăng hoặc giảm tác dụng điều trị, hoặc làm phát sinh một số tác dụng không mong muốn gây bất lợi cho người bệnh. Một số thuốc có thể gây tương tác với Zicoraxil bao gồm:

  • Probenecid làm giảm sự bài tiết Cefadroxil ở ống thận, làm tăng và kéo dài thời gian bán hủy thải trừ, và tăng nguy cơ ngộ độc.
  • Phản ứng Coombs dương tính giả thường xảy ra trên nhiều bệnh nhân, glucose niệu dương tính giả có thể xảy ra với thử nghiệm Benedict và dung dịch Fehling.

Ngoài ra, rượu bia và một số loại thực phẩm nhất định có thể phản ứng với thuốc Zicoraxil.

5. Thận trọng khi sử dụng thuốc Zicoraxil

Sử dụng thuốc an toàn không những rút ngắn thời gian điều trị bệnh mà còn tiết kiệm chi phí cho người bệnh. Do đó, người bệnh cần “nằm lòng” những lưu ý sau khi điều trị với Zicoraxil:

  • Trước khi kê đơn thuốc, người bệnh cần được khai thác về tiền sử quá mẫn với penicillin nhằm hạn chế tình trạng dị ứng chéo.
  • Bệnh nhân suy thận có độ thanh thải creatinine < 50 ml/phút/1,73 m2 nên thận trọng khi dùng thuốc.
  • Người bệnh mắc các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng hoặc viêm loét dạ dày tá tràng chỉ dùng thuốc khi có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Thuốc có thể tiết vào đường sữa, do đó phụ nữ đang cho con bú nên tham vấn ý kiến bác sĩ có nên điều trị bằng Zicoraxil không.
  • Đọc kỹ hướng dẫn thông tin bảo quản thuốc ghi trên vỏ hộp và đọc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Zicoraxil. Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng hoặc nhiệt độ cao sẽ có thể làm chuyển hóa các thành phần ở trong thuốc.

Thuốc Zicoraxil chứa thành phần chính là Cefadroxil thường được khuyến cáo sử dụng để điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn ở cả trẻ em và người lớn. Để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh, người bệnh nên tuân thủ các chỉ định mà bác sĩ đưa ra.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe