Công dụng thuốc Ziconotide

Thuốc ziconotide là một loại thuốc giảm đau hoạt động theo cơ chế ngăn chặn và chọn lọc các kênh canxi từ đó giúp kiểm soát được sự dẫn truyền thần kinh tại nhiều khớp thần kinh. Vậy công dụng thuốc ziconotide là gì?

1. Thuốc ziconotide có tác dụng gì?

Thuốc ziconotide thuộc nhóm thuốc chống viêm giảm đau không opioid mới có tác dụng giảm đau. Ziconotide hoạt động theo cơ chế ngăn chặn và chọn lọc các kênh canxi từ đó giúp kiểm soát sự dẫn truyền thần kinh tại nhiều khớp thần kinh. Hiệu quả giảm đau của ziconotide có thể là do nó có khả năng làm gián đoạn tín hiệu đau ở cấp độ của tủy sống. Đây là một loại thuốc peptid đã được phê duyệt trong điều trị các cơn đau mãn tính nghiêm trọng ở bệnh nhân khi chỉ dùng đường tiêu trong da. Điều quan trọng là sử dụng ziconotide kéo dài không dẫn tới sự phát triển của tình trạng nghiện thuốc và dung nạp.

2. Cách dùng thuốc ziconotide

Thuốc ziconotide được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm, do vậy thuốc được tiêm qua đường tĩnh mạch dưới sự giám sát trực tiếp của nhân viên y tế. Liều lượng thuốc sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của người bệnh, khả năng đáp ứng. Đối với trẻ em, liều lượng thuốc sẽ dựa trên cân nặng của trẻ.

3. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc ziconotide

Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng thuốc ziconotide bao gồm:

  • Đãng trí
  • Mất thăng bằng
  • Hoang mang
  • Sa sút trí tuệ
  • Khó đi tiểu, tiểu đau, nước tiểu sẫm màu,...
  • Run rẩy ở tay, chân, bàn tay, bàn chân
  • Nói lắp
  • Có ý nghĩ tự sát
  • Chuyển động mặt không kiểm soát được
  • Hung dữ
  • Co giật
  • Chóng mặt
  • Buồn ngủ
  • Tim đập nhanh
  • Cứng cổ hoặc lưng
  • Khó tập trung
  • Ăn không ngon
  • Chảy máu hoặc bầm tím bất thường
  • Thay đổi tâm trạng nhanh chóng
  • Một số phản ứng dị ứng nghiêm trọng có kèm theo những dấu hiệu như chóng mặt nghiêm trọng, khó thở, vùng mặt, cổ họng và lưỡi sưng, phát ban hoặc ngứa,... Trong trường hợp này, người bệnh hoặc người nhà cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để được xử trí ngay lập tức.

4. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc ziconotide

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc ziconotide bao gồm:

  • Thông báo cho bác sĩ biết về tiền sử quá mẫn, dị ứng với ziconotide hay bất kỳ dị ứng nào khác. Ziconotide có thể chứa các thành phần của thuốc không hoạt động và có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác.
  • Thông báo các loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm thuốc được kê đơn, thuốc không kê đơn, thảo dược và thực phẩm chức năng, các loại thực phẩm, chất bảo quản hay thuốc nhuộm.
  • Thông báo tiền sử bệnh lý đặc biệt là tình trạng chảy máu, nhiễm trùng, rối loạn tâm thần, tắc nghẽn ống tuỷ sống, trầm cảm,...
  • Thuốc ziconotide có thể khiến cho một người bị động kinh, cáu kỉnh hoặc có những biểu hiện hành vi bất thường khác như có suy nghĩ tự tử, trầm cảm. Vì vậy, người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt trong quá trình điều trị.
  • Hãy thông báo cho bác sĩ nếu bệnh nhân xuất hiện những dấu hiệu của viêm màng não như buồn ngủ, sốt, lú lẫn, nhức đầu, buồn nôn, cứng cổ, co giật,...
  • Thuốc ziconotide có thể khiến cho người bệnh buồn ngủ, chóng mặt, mất phương hướng, kém tỉnh táo hơn bình thường. Vì vậy, không nên hoạt động hay làm những công việc cần tới sự tỉnh táo sau khi dùng thuốc.
  • Thuốc ziconotide làm tăng tác dụng của rượu và các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác như thuốc kháng histamin, thuốc dị ứng, cảm lạnh, thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc giãn cơ, thuốc điều trị co giật, thuốc mê, thuốc giảm đau,...
  • Không được tự ý tăng hoặc giảm liều so với phác đồ điều trị. Sử dụng thuốc quá liều ziconotide có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng như buồn nôn, nôn, đau bụng, suy nhược,...
  • Đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú, hiện nay chưa có đầy đủ nghiên cứu để xác định nguy cơ trẻ sơ sinh khi sử dụng thuốc ziconotide. Do vậy, hãy thảo luận với bác sĩ về rủi ro và lợi ích mà thuốc đem lại.
  • Đối với người cao tuổi, các nghiên cứu được thực hiện đến nay không đủ chứng minh được các vấn đề cụ thể về lão khoa có thể hạn chế tính hữu ích của việc tiêm ziconotide. Tuy nhiên, bệnh nhân cao tuổi có nhiều khả năng bị lú lẫn, các vấn đề về gan, thận hoặc tim liên quan đến tuổi tác.

5. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể làm giảm tác dụng của thuốc ziconotide, hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Một số loại thuốc không nên được sử dụng tại xung quanh thời điểm điều trị bằng thuốc ziconotide. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, hai loại thuốc khác nhau có thể được sử dụng cùng nhau ngay cả khi chúng có thể xảy ra tương tác. Những trường hợp này bác sĩ cần thay đổi liều lượng hoặc có các biện pháp phòng ngừa khác. Do đó, hãy thông báo cho bác sĩ biết những loại thuốc và thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng.

6. Cách bảo quản thuốc ziconotide

Một số điều kiện bảo quản thuốc bao gồm:

  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng
  • Tránh ánh sáng
  • Tránh những nơi ẩm ướt.
  • Không bảo quản ziconotide ở nơi ẩm thấp hay trong ngăn đá.

Vì mỗi loại thuốc sẽ có cách bảo quản khác nhau do vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và cách bảo quản. Ngoài ra, hãy để thuốc ziconotide tránh xa tầm với của trẻ em và thú nuôi trong gia đình. Khi thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc đã bị hỏng không thể dùng được nữa hãy xử lý thuốc đúng quy trình. Không được tự ý vứt thuốc ziconotide vào môi trường như đường ống dẫn nước hoặc toilet trừ khi có yêu cầu. Hãy tham khảo thêm ý kiến của công ty môi trường xử lý rác thải hoặc dược sĩ về cách tiêu hủy thuốc ziconotide an toàn để giúp bảo vệ môi trường.

Tóm lại, thuốc ziconotide thuộc nhóm thuốc chống viêm giảm đau không opioid mới có tác dụng giảm đau. Ziconotide hoạt động theo cơ chế ngăn chặn và chọn lọc các kênh canxi từ đó giúp kiểm soát sự dẫn truyền thần kinh tại nhiều khớp thần kinh. Tuy nhiên, ziconotide có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn và tương tác thuốc, vì vậy hãy thông báo với bác sĩ những loại thuốc bạn đang dùng nhằm làm giảm nguy cơ mắc tác dụng không mong muốn và đồng thời làm tăng hiệu quả cho quá trình điều trị.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe