Công dụng thuốc Vinphaton

Thuốc Vinphaton thường được sử dụng để điều trị bệnh liên quan đến rối loạn tuần hoàn não. Để hiểu rõ hơn công dụng thuốc Vinphaton là gì? Các tác dụng phụ cũng như cách sử dụng hiệu quả, mời bạn đọc tham khảo bài biết dưới đây.

1. Thuốc Vinphaton là thuốc gì?

Vinphaton được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm. Thuốc Vinphaton có hoạt chất chính là Vinpocetin. Thành phần của một ống Vinphaton 2ml sẽ bao gồm:

  • Vinpocetin hàm lượng 10mg;
  • Các tá dược khác như Natri metabisuifit.acid tartaric, NaOH, nước pha tiêm vừa đủ đúng hàm lượng.(đủ 2ml).

Dược lực học:

  • Vinpocetin là một hợp chất có cách tác động phức hợp ảnh hưởng thuận lợi lên chuyển hóa não, tuần hoàn máu và đặc tính lưu biến của máu.
  • Vinpocetin có tác dụng bảo vệ thần kinh, trung hòa những tác dụng có hại của những phản ứng độc tế bào gây bởi sự kích thích của các acid amin. Vinpocetin ức chế các kênh Na+ và Ca++ phụ thuộc điện thế, các thụ thể NMDA và AMPA. Nó làm tăng tác dụng bảo vệ thần kinh của adenosin.
  • Vinpocetin làm tăng thu nhận glucose và O2, tăng tiêu thụ các chất này tại mô não. Vinpocetin cải thiện sự chịu đựng tình trạng thiếu oxygen trong máu não; tăng vận chuyển glucose - nguồn năng lượng đặc biệt cho não - qua hàng rào máu não; chuyển sự chuyển hóa glucose về chu trình hiếu khí thuận lợi hơn về mặt năng lượng; ức chế chọn lọc enzyme cGMP-phosphodiesterase (PDE) phụ thuộc Ca++-calmodulin; tăng hàm lượng cAMP và cGMP trong não. Vinpocetin làm tăng nồng độ ATP và tỷ số ATP/AMP; làm tăng luân chuyển norepinephrin và serotonin của não; kích thích hệ noradrenergic hướng lên; có hoạt tính chống oxy hóa; kết quả của tất cả những tác dụng này là Vinpocetin có tác dụng bảo vệ não.
  • Vinpocetin làm tăng vi tuần hoàn não, ức chế sự kết tập tiểu cầu, làm giảm sự tăng độ nhớt máu bệnh lý; làm tăng độ biến dạng hồng cầu và ức chế sự lấy adenosin của hồng cầu; làm tăng sự vận chuyển O2 trong mô bằng cách giảm ái lực đối với O2 của hồng cầu.
  • Vinpocetin làm tăng tuần hoàn não một cách chọn lọc: Vinpocetin làm tăng cung cấp máu cho não; làm giảm sức kháng mạch não mà không ảnh hưởng đến những tham số tuần hoàn toàn thân (huyết áp, cung lượng tim, mạch, sức kháng ngoại biên toàn phần); không gây tác dụng chiếm đoạt máu của vùng khác. Ngoài ra trong khi dùng thuốc Vinpocetin sẽ cải thiện sự cung cấp máu cho vùng thiếu máu có sự lan tỏa máu thấp (tác dụng chiếm đoạt máu đảo ngược) đã bị tổn thương (nhưng chưa hoại tử).

Dược động học:

  • Động học của sự hấp thu, phân phối, chuyển hóa và thải trừ thuốc để biết cách chọn đường đưa thuốc vào cơ thể (uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch...); số lần dùng thuốc trong ngày; liều lượng tùy theo từng trường hợp (tuổi, trạng thái bệnh, trạng thái sinh lý...).

2. Công dụng thuốc Vinphaton là gì?

Các tác dụng của thuốc Vinphaton là:

  • Vinpocetin có tác động tốt đến quá trình chuyển hóa não, tuần hoàn máu và đặc tính lưu biến của máu;
  • Vinpocetin làm tăng chuyển hóa não theo cơ chế tăng hấp thu glucosee và oxy, sau đó tăng sử dụng các chất này ở mô não;
  • Vinpocetin làm tăng cung cấp máu cho não, giảm sức kháng mạch não;
  • Vinpocetin thông qua cơ chế ức chế kênh Na, Ca làm tăng tác dụng bảo vệ thần kinh.

Thuốc Vinphaton được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

3. Tác dụng phụ của thuốc Vinphaton

*Đường tiêm:

  • Tim mạch: Nhịp tim bất thường (nhanh hoặc chậm, khoảng QT kéo dài); viêm tĩnh mạch, đánh trống ngực, hạ huyết áp, rối loạn giấc ngủ, chóng mặt, nhức đầu, suy nhược cơ thể;
  • Đường tiêu hóa: Buồn nôn, ợ nóng, khô miệng;
  • Hệ thống miễn dịch: Các phản ứng quá mẫn cảm của cơ thể.

*Đường uống:

  • Thường gặp: Bị tăng đường huyết, đau đầu, tăng huyết áp, rối loạn tiêu hóa;
  • Hiếm gặp: Giảm tiểu cầu và giảm bạch cầu, biếng ăn và đái tháo đường, mất ngủ, rối loạn giấc ngủ và lo âu, chóng mặt, rối loạn vị giác, sững sờ, liệt nửa người, buồn ngủ, đãng trí, phù đĩa thị giác, thiếu máu cục bộ cơ tim, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, đánh trống ngực, ảnh hưởng đến ngoại tâm thu, tăng huyết áp, cơn bừng đỏ, viêm tắc tĩnh mạch, rối loạn tiêu hóa, đỏ da, tăng tiết mồ hôi, ngứa, nổi mề đay, phát ban, suy nhược, tăng triglycerid, tăng/giảm bạch cầu ái toan, chức năng gan bất thường, đoạn ST bất thường.
  • Rất hiếm gặp: Thiếu máu, ngưng kết hồng cầu, tăng bạch cầu, giảm hồng cầu, giảm thời gian thrombin, phản ứng quá mẫn, tâm trạng phấn khích, phiền muộn,, run, chuột rút xung huyết kết mạc, rối loạn thính giác, rối loạn nhịp tim, rung tâm nhĩ, khó nuốt, sưng miệng, viêm da, khó chịu vùng ngực, hạ thân nhiệt.

4.Tương tác thuốc

4.1. Thuốc Vinphaton có thể tương tác với những thuốc nào?

Dùng đồng thời với các thuốc chẹn beta như Cloranolol và Pindolol, với Loperamid, Glibenclamid, Digoxin, Acenocoumarol hoặc với Hydroclorothiazid không gặp tương tác thuốc. Trong một số hiếm trường hợp, có xảy ra cộng hưởng hạ huyết áp nhẹ khi dùng Vinpocetin với Alpha methyldopa, vì thế cần kiểm soát huyết áp thường xuyên khi dùng kết hợp các loại thuốc này.

Mặc dù các dữ liệu lâm sàng không cho thấy tương tác nhưng cũng cần thận trọng khi dùng kết hợp với các thuốc tác động lên thần kinh trung ương, thuốc điều trị loạn nhịp tim và thuốc chống đông máu.

Không tương thích với Heparin khi dùng đường tiêm, và không dùng cho bệnh nhân đang sử dụng heparin.

4.2. Tương tác thuốc Vinphaton với thực phẩm, đồ uống

Cân nhắc sử dụng chung thuốc với rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn hoặc lên men. Những tác nhân có thể thay đổi thành phần có trong thuốc. Xem chi tiết trong tờ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.

5. Cách sử dụng thuốc Vinphaton hiệu quả

Cách dùng:

  • Dùng đường truyền tĩnh mạch. Không được tiêm bắp hay tiêm thẳng vào tĩnh mạch khi chưa pha loãng.

Liều khuyến cáo như sau:

  • Ban đầu dùng liều 20mg/24h, pha loãng trong 500ml dung dịch tiêm truyền natri clorid 0,9%.
  • Sau đó, liều thông thường là 30mg/24h.
  • Đối với bệnh nhân có khả năng dung nạp tốt, tình trạng đòi hỏi phải tăng liều thì có thể cân nhắc tăng từ từ đến đạt mức 1mg/kg/24h.

Liều lượng thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố, do đó không thể áp dụng liều của người này cho người kia, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi sử dụng.

Quá liều thuốc Vinphaton:

  • Những biểu hiện bất thường khi quá liều thuốc cần thông báo cho bác sĩ hoặc người phụ trách y tế. Trong trường hợp quá liều thuốc Vinphaton có các biểu hiện cần phải cấp cứu. Người nhà nên mang theo sổ khám bệnh, tất cả toa thuốc/lọ thuốc đã và đang dùng để các bác sĩ có thể nhanh chóng chẩn đoán và điều trị.

Quên một liều thuốc Vinphaton:

  • Thông thường các thuốc có thể uống trong khoảng từ 1 - 2 giờ so với quy định trong đơn thuốc. Trừ khi có quy định nghiêm ngặt về thời gian sử dụng thì mới có thể uống thuốc sau một vài tiếng khi bạn phát hiện là mình đã quên. Nhưng, nếu thời gian quá xa thời điểm cần uống thì bạn cũng không nên uống bù có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Bạn cần phải tuân thủ đúng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định.

6. Thận trọng khi sử dụng thuốc Vinphaton

Lưu ý khi dùng thuốc:

  • Thận trọng khi sử dụng cho người bị bệnh tiểu đường, cần theo dõi kiểm tra thường xuyên lượng đường trong máu trong quá trình điều trị.
  • Cần thận trọng khi sử dụng thuốc này trên đối tượng bà bầu và phụ nữ đang trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Cần cân nhắc lợi ích-nguy cơ trước khi sử dụng, hỏi thêm ý kiến của bác sỹ.
  • Người vận hành máy móc, lái tàu xe, làm việc trên cao cần chú ý khi sử dụng thuốc, tránh để tai nạn đáng tiếc xảy ra.

7. Bảo quản thuốc Vinphaton

Đọc kỹ hướng dẫn thông tin bảo quản thuốc ghi trên bao bì và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Vinphaton. Kiểm tra hạn sử dụng thuốc. Khi không sử dụng thuốc cần thu gom và xử lý theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc người phụ trách y khoa. Các thuốc thông thường được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng hoặc nhiệt độ cao sẽ có thể làm chuyển hóa các thành phần trong thuốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe