Thuốc Vifortiam được xếp vào nhóm thuốc kháng sinh, trị ký sinh trùng, kháng nấm. Vifortiam có thành phần chính là Cefotiam, được bào chế dưới dạng thuốc bột pha tiêm. Với phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng trên nhiều bệnh viêm nhiễm. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về tác dụng, cách dùng và các lưu ý khi dùng thuốc Vifortiam.
1. Thuốc Vifortiam là gì
Vifortiam là thuốc kháng sinh dùng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng nặng như nhiễm trùng máu, viêm khớp có mủ, nhiễm trùng phổi. Với thành phần hoạt chất có trong thuốc là Cefotiam dưới dạng hỗn hợp Cefotiam hydroclorid và Natri Carbonat hàm lượng 1g.
Thuốc Vifortiam được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, dung môi để pha thuốc là nước cất.
2. Công dụng thuốc Vifortiam
Công dụng kháng sinh chính của Vifortiam phụ thuộc vào hoạt chất Cefotiam. Cefortiam là một kháng sinh thuộc dòng Cephalosporin thế hệ 3. Thường được dùng trong hỗ trợ điều trị bệnh nhiễm trùng máu, nhiễm trùng vết mổ, viêm phế quản, viêm phổi,...
Các chủng vi khuẩn nhạy cảm với thuốc Vifortiam bao gồm:
- Chủng Gram dương hiếu khí: Staphylococcus nhạy cảm với meticilin, Streptococcus nhóm A, B, C và G, các Streptococcus khác (0 - 28%), Streptococcus pneumoniae (10 - 40%)
- Chủng Gram âm hiếu khí: Branhamella catarrhalis, Escherichia coli, Haemophilus influenzae, Citrobacter koseri, Klebsiella, Proteus mirabilis, Proteus vulgaris, Providencia
- Chuẩn vi khuẩn kỵ khí: Peptostreptococcus, Prevotella, Fusobacterium.
3. Chỉ định dùng thuốc Vifortiam
Thuốc tiêm tĩnh mạch Vifortiam với hoạt chất chính Cefortiam được chỉ định trong những trường hợp sau
- Điều trị nhiễm trùng máu
- Dự phòng các vết thương trước khi phẫu thuật, vết thương nhiễm khuẩn do bỏng
- Điều trị vết thương do áp xe dưới da, nhọt độc do nhiễm khuẩn có mũ
- Điều trị viêm cột sống, viêm khớp nhiễm khuẩn
- Viêm amidan, nhiễm khuẩn phổi
- Viêm túi mật cấp
- Viêm bên trong tử cung do nhiễm khuẩn, viêm tai giữa cấp.
4. Chống chỉ định dùng thuốc Vifortiam
Thuốc Vifortiam không dùng được trong những trường hợp sau
- Người bệnh có tiền sử sốc, dị ứng với Cefortiam
- Thuốc không dùng tiêm bắp ở trẻ em
- Với bệnh nhân mẫn cảm với thuốc gây mê, thuốc tê có gốc anilin thì cũng chống chỉ định tiêm bắp
5. Liều dùng & cách dùng thuốc Vifortiam
Thuốc Vifortiam dùng theo đường tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp. Cách dùng như sau
Đối với tiêm tĩnh mạch, pha thuốc với nước cất pha tiêm, NaCl 0.9%(nước muối sinh lý truyền) hoặc Dextrose 5% để tiêm tĩnh mạch cho người bệnh.
Đối với tiêm bắp, chỉ nên tiêm ở đối tượng là người lớn. Mỗi lọ thuốc Vifortiam nên pha loãng với 3ml Lidocain hydrochloride 0,5% trước khi tiêm.
Liều dùng tiêm tĩnh mạch
- Người lớn: Liều tiêu chuẩn 0.5g - 2g/ngày, có thể chia làm 2-4 lần tiêm/ngày. Với trường hợp nhiễm khuẩn máu, có thể tăng liều tối đa 4g/ngày.
- Trẻ em: Liều tiêu chuẩn 40mg-80mg/kg/ngày (cân nặng của trẻ). Các lần tiêm trong ngày cách nhau từ 6-8 giờ. Liều tiêm Vifortiam được điều chỉnh phù hợp với mức độ nhiễm khuẩn và độ tuổi của người bệnh.
Liều dùng tiêm bắp
- Người lớn: Liều tiêu chuẩn từ 0.5g-2g/ngày, thời gian tiêm giữa 2 liều cách nhau 6-12 tiếng. Tùy theo mức độ nhiễm khuẩn của người bệnh để điều chỉnh liều tiêm theo chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc Vifortiam chỉ được dùng tiêm bắp khi người bệnh không thể tiêm tĩnh mạch.
6. Tác dụng phụ của thuốc Vifortiam
Với những thuốc kháng sinh dùng theo đường tiêm, các tác dụng phụ luôn có thể xuất hiện trong bất cứ trường hợp nào. Dưới đây là những tác dụng phụ mà người bệnh cần lưu ý khi dùng thuốc Vifortiam.
- Phản ứng sốc: Khi có bất kỳ dấu hiệu nào của phản ứng sốc, báo ngay với bác sĩ và ngừng thuốc lập tức.
- Mẫn cảm có thể xảy ra khi dùng thuốc Vifortiam, biểu hiện như nổi mề đay, phát ban, đỏ, ngứa ngáy hoặc sốt.
- Ngoài da có thể gặp hội chứng Steven Johnson hoặc hoại tử biểu bì (hiếm gặp).
- Thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, tăng tế bào ưa Eozin.
- Suy thận cấp tính.
- Viêm kết mạc ruột, viêm ruột kết màng giả. Đau bụng, đi cầu phân lỏng thường xuyên.
- Ở hệ hô hấp, trường hợp hiếm có thể gặp hội chứng PIE biểu hiện rõ các triệu chứng như sốt, ho kèm khó thở, kết quả chụp x-quang cũng xuất hiện bất thường.
- Ở hệ thần kinh trung ương: tai biến có thể xảy ra khi dùng thuốc Vifortiam đường tiêm tĩnh mạch với lượng thuốc lớn.
- Bội nhiễm có thể xảy ra với biểu hiện là viêm miệng hoặc nấm candida.
- Các tác dụng phụ các có thể kể đến như thiếu Vitamin K, viêm lưỡi, chán ăn, đau đầu và hoa mắt chóng mặt.
Khi gặp phải các triệu chứng trên, cân nhắc ngưng dùng Vifortiam để điều trị và báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để được xử trí các tai biến kịp thời.
7. Lưu ý khi sử dụng thuốc Vifortiam
- Cẩn trọng khi dùng thuốc ở bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với kháng sinh Cefortiam, nhóm Cephalosporin và nhóm Penicilin.
- Cẩn trọng khi dùng Vifortiam ở bệnh nhân hoặc gia đình bệnh nhân có cơ địa dị ứng, hen suyễn, phát ban hoặc mề đay
- Xét nghiệm và kiểm tra chức năng thận trước khi sử dụng thuốc Vifortiam
- Để đề phòng thiếu Vitamin K cho bệnh nhân dùng thuốc, cần theo dõi chặt chẽ bệnh nhân ăn uống khó, thiếu và suy dinh dưỡng, bệnh nhân đặt sonde dạ dày, người già, người suy nhược hoặc thể trạng yếu.
- Độc tính và tính an toàn của thuốc Vifortam trên đối tượng là phụ nữ mang thai và cho con bú. Do đó không nên sử dụng Vifortram không sử dụng ở đối tượng này.
- Không sử dụng thuốc Vifortiam cho trẻ sơ sinh.
Thuốc Vifortiam là thuốc dùng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng từ vừa đến nặng. Với hoạt chất chính là kháng sinh Cefortiam thuộc nhóm Cephalosporin, thuốc Vifortiam được dùng theo đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch theo chỉ định của bác sĩ.