Công dụng thuốc Tiafo

Thuốc Tiafo là một loại thuốc kháng sinh dạng tiêm, được sử dụng trong điều trị một số tình trạng nhiễm khuẩn. Vậy cụ thể thuốc Tiafo chữa bệnh gì và cách sử dụng loại thuốc này như thế nào?

1. Thuốc Tiafo chữa bệnh gì?

Thuốc Tiafo được bào chế dưới dạng thuốc bột pha tiêm, thành phần chính trong mỗi lọ bột thuốc là Cefotiam 1g dưới dạng Cefotiam natri và Natri cacbonat. Mối ống dung môi có chứa 15ml nước cất pha tiêm.

Cefotiam là một loại thuốc kháng sinh Cephalosporin thế hệ III. Hoạt chất này có ái lực mạnh với protein 1 và 3 gắn Penicillin (chất này cần thiết cho quá trình phát triển và phân chia của vi khuẩn). Nhờ vậy thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn thông qua cơ chế ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.

Cefotiam bền dưới tác dụng của enzym beta lactamase. Các loại vi khuẩn nhạy cảm với Cefotiam gồm có:

  • Vi khuẩn Gram dương bao gồm: Staphylococcus nhạy cảm với penicillin, Streptococcus nhóm A, B, C, G...;
  • Vi khuẩn Gram âm bao gồm: E.Coli, Haemophilus influenzae, Citrobacter koseri, Proteus mirabilis, Proteus vulgaris, Provisenciar, Klebsiella, Branhamella catarrhalis;
  • Vi khuẩn kỵ khí bao gồm: Fusobacterium, Peptostreptococcus, Prevotella;
  • Cefotiam không có tác dụng trên Pseudomonas aeruginosa, Enterobacter cloacae.

Thuốc Tiafo được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Nhiễm khuẩn huyết;
  • Nhiễm khuẩn da mãn tính;
  • Nhiễm trùng sâu trong da;
  • Nhiễm khuẩn vết bỏng, vết thương sau phẫu thuật;
  • Nhiễm trùng thứ phát của viêm phổi, áp xe phổi;
  • Sưng viêm có mủ, tổn thương mãn tính đường hô hấp;
  • Viêm màng não mủ;
  • Viêm xoang;
  • Viêm tai giữa;
  • Viêm kết mạc tử cung;
  • Nhiễm trùng tử cung;
  • Viêm tuyến Bartholin;
  • Viêm bàng quang;
  • Viêm thận;
  • Viêm tuyến tiền liệt cấp và mạn tính;
  • Viêm phúc mạc;
  • Viêm túi mật.

Thuốc Tiafo chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Người quá mẫn với bất kỳ loại kháng sinh nào thuộc nhóm Cephalosporin;
  • Người quá mẫn với thuốc gây mê, gây tê tại chỗ nhóm Aniline như Lidocain;
  • Không sử dụng thuốc Tiafo tiêm bắp cho trẻ em.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Tiafo trên các đối tượng sau:

  • Người có tiền sử dị ứng với Penicillin;
  • Người có cơ địa dị ứng hoặc trong gia đình có người có cơ địa dị ứng;
  • Bệnh nhân suy thận nặng;
  • Người già, người suy dinh dưỡng, người có sức khỏe suy yếu, đang nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch;
  • Theo dõi huyết học khi sử dụng thuốc vì bệnh nhân có thể gặp tình trạng máu khó đông do kém thiếu vitamin K;
  • Nếu bệnh nhân bị viêm đại tràng trong quá trình điều trị cần dừng thuốc ngay và có biện pháp điều trị thích hợp;
  • Thuốc Tiafo gây dương tính giả trong xét nghiệm Coombs, xét nghiệm glucose niệu với phương pháp dùng chất khử;
  • Có thể xảy ra kháng thuốc Tiafo nếu điều trị trong thời gian dài.

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Tiafo

Cách sử dụng thuốc Tiafo như sau:

  • Thuốc Tiafo được sử dụng bằng đường tiêm bắp, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch;
  • Cefotiam không tương thích khi pha cùng với các dung dịch bromhexin HCl 2mg/2ml, Dipyridamole 5mg/2ml hoặc 5mg/ml, Gabexate mesilate 100mg/lọ;

Tiêm tĩnh mạch:

  • Hòa tan 1g Cefotiam với 10ml nước cất pha tiêm để được dung dịch có nồng độ 100mg/ml;
  • Hòa tan 1g Cefotiam với 5ml dung dịch NaCl 0,9% hoặc Dextrose 5% để có được dung dịch có nồng độ 200mg/ml.

Truyền tĩnh mạch:

Hòa tan 1g Cefotiam với 100ml dung dịch NaCl 0,9% hoặc Dextrose 5% để có được dung dịch có nồng độ 10mg/ml.

Sau đó sử dụng dung dịch thu truyền tĩnh mạch được trong 30 phút đến 2h.

Các dung dịch thuốc Tiafo sau khi pha có độ ổn định trong vòng 12h ở nhiệt độ phòng 25±2 độ C và trong 24h nếu bảo quản ở nhiệt độ 5±2 độ C.

Liều dùng của thuốc Tiafo được điều chỉnh để phù hợp với từng độ tuổi bệnh nhân và tình trạng của bệnh. Liều khuyến cáo cho các trường hợp cụ thể như sau:

Liều thuốc Tiafo cho người lớn:

  • Hầu hết các tình trạng nhiễm khuẩn: Sử dụng liều 0,5-2g/ngày, chia nhỏ thành 2-4 lần cách nhau mỗi 6h hoặc 12h;
  • Trong nhiễm khuẩn huyết có thể tăng liều Tiafo lên 4g/ngày tiêm tĩnh mạch.

Liều thuốc Tiafo cho trẻ em:

  • Liều thông thường từ 40-80mg/kg/ngày, chia 3-4 lần cách nhau 6-8h;
  • Trường hợp nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não: Có thể tăng liều thuốc Tiafo lên đến 160 mg/kg/ngày.

Liều thuốc Tiafo cho bệnh nhân có kèm theo suy thận:

  • Hệ số thanh thải creatinin > 20ml/phút: Sử dụng liều bình thường, liều tối đa 400mg/ngày.
  • Hệ số thanh thải creatinin < 20ml/phút: Sử dụng liều = 1/4 liều thông thường với khoảng cách giữa các liều là 6-8h hoặc dùng liều bình thường nếu các lần dùng thuốc cách nhau 12h.

Triệu chứng quá liều thuốc Tiafo bao gồm: Buồn nôn, nôn, đau thượng vị, tiêu chảy, co giật. Hiện tại, chưa có thuốc giải đặc hiệu với thuốc Tiafo nên chủ yếu là điều trị hỗ trợ giảm triệu chứng.

3. Tác dụng phụ của thuốc Tiafo

Trong quá trình sử dụng thuốc Tiafo, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc.

Tác dụng phụ ít gặp của thuốc Tiafo bao gồm:

Tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc Tiafo bao gồm:

Nếu như bạn gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc Tiafo, bạn cần báo ngay cho bác sĩ, hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

4. Tương tác của thuốc Tiafo với các loại thuốc khác

Khi sử dụng thuốc Tiafo cùng với thuốc lợi tiểu mạnh như furosemid hoặc các thuốc kháng sinh cephalosporin khác sẽ làm tăng nguy có suy giảm chức năng thận.

Trên đây là công dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Tiafo. Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe