Công dụng thuốc Tesam

Thuốc Tesam được chỉ định điều trị nhiễm trùng đường hô hấp dưới, nhiễm trùng hệ niệu có biến chứng, nhiễm trùng ổ bụng,... Vậy cách sử dụng thuốc Tesam như thế nào? Cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết về thuốc Tesam qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Tesam là thuốc gì?

Nhóm thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng

Dạng bào chế: Bột đông khô pha tiêm

Đóng gói: Hộp 1 lọ, 20 lọ, 42 lọ

Thành phần:

Nhà sản xuất: Klonal S.R.L - Argentina

2. Thuốc Tesam có tác dụng gì?

2.1 Chỉ định

Thuốc Tesam được chỉ định điều trị:

Piperacillin/Tazobactam có tác dụng hiệp đồng với aminoglycoside chống lại một số dòng Pseudomonas aeruginosa. Điều trị phối hợp đã thành công, đặc biệt ở những bệnh nhân bị suy giảm sức đề kháng. Ngay khi có kết quả kháng sinh đồ, kháng sinh liệu pháp nên được điều chỉnh.

2.2 Liều lượng - Cách dùng

Liều dùng:

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 4g piperacillin/0,5g tazobactam tiêm mạch mỗi 8 giờ. Tổng liều hàng ngày có thể thay đổi từ 2,25 g đến 4,5 g mỗi 6 đến 8 giờ.

Trẻ em dưới 12 tuổi: chưa có đủ dữ kiện nghiên cứu dùng thuốc Tesam cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Người suy thận:

Liều Tesam phải được điều chỉnh theo độ thanh thải creatinin:

  • Thanh thải creatinin 20-80 ml/phút: 12 g/1,5 g/ngày chia ra 4 g/500 mg mỗi 8 giờ.
  • Thanh thải creatinin <20 ml/phút: 8 g/1 g/ngày chia ra 4 g/500 mg mỗi 12 giờ.

Với bệnh nhân chạy thận nhân tạo: tổng liều hàng ngày tối đa là 8 g Piperacillin/ 1g Tazobactam.

Ngoài ra, vì một chu kỳ chạy thận 4 giờ có thể lấy đi 30-50% lượng piperacillin, nên sau mỗi chu kỳ chạy thận chích thêm 2g/250mg Tesam

Thời gian điều trị: trong trường hợp nhiễm trùng cấp, Tesam phải được tiếp tục ít nhất 48 giờ sau khi hết sốt hay giải quyết được các triệu chứng lâm sàng.

Cách dùng:

Tiêm mạch: Mỗi lọ thuốc Tesam 4,5g pha với 20ml nước cất vô trùng hoặc NaCl 0,9% tiêm mạch chậm trong 3-5 phút.

Truyền tĩnh mạch: Mỗi lọ thuốc Tesam 4,5g pha với 20ml nước cất vô trùng hoặc NaCl 0,9%, sau đó pha loãng thêm nữa thành ít nhất 50 ml truyền tĩnh mạch trong 20-30 phút.

2.3 Quá liều và xử trí

Không có antidote đặc hiệu. Không có kinh nghiệm về quá liều thuốc Tesam. Tuy nhiên, trong trường hợp cấp cứu, tất cả các biện pháp nội khoa tăng cường được chỉ định giống như đối với piperacillin. Nồng độ piperacillin quá cao trong huyết thanh có thể được lấy ra bằng thẩm phân.

Tuy nhiên, liều 24 g piperacillin/ngày hay hơn đã được dùng ở người mà không quan sát thấy tác dụng bất lợi nào. Trong trường hợp có kích động vận động hay co giật, có thể chỉ định thuốc chống co giật (ví dụ như diazepam hoặc một barbiturate). Trong trường hợp sốc phản vệ, nặng phải bắt đầu ngay các biện pháp xử trí.

Trường hợp tiêu chảy nặng và kéo dài, phải xem xét đến khả năng viêm đại tràng giả mạc. Do đó, phải ngưng piperacillin/tazobactam trong các trường hợp như vậy và bắt đầu một trị liệu thích hợp (ví dụ teicoplanin đường uống hay vancomycin đường uống). Chống chỉ định dùng các thuốc ức chế nhu động ruột.

3. Tương tác thuốc

Dùng đồng thời probenecid với Tesam làm tăng thời gian bán hủy và tốc độ thanh thải của cả piperacillin và tazobactam, nhưng nồng độ đỉnh trong huyết tương của các thành phần không bị ảnh hưởng. Không thấy có tương tác thuốc giữa piperacillin/ tazobactam với vancomycin hay với tobramycin.

Khi phối hợp piperacillin/tazobactam với một thuốc khác, không được trộn chung trong cùng một lọ hay chích cùng một lúc do sự bất tương thích về vật lý.

Khi dùng đồng thời với heparin liều cao, thuốc kháng đông đường uống hay các thuốc có ảnh hưởng đến hệ thống đông máu và/hoặc chức năng tiểu cầu, các thông số về đông máu phải được đo thường xuyên hơn và theo dõi cẩn thận hơn.

4. Tác dụng phụ của thuốc Tesam

Nhiều bệnh nhân được điều trị trong các nghiên cứu lâm sàng mắc bệnh rất nặng và có nhiều bệnh lý cơ bản và suy giảm chức năng sinh lý, đã làm cho khó xác định quan hệ nhân quả giữa các triệu chứng bất lợi với việc dùng Tesam.

Tác dụng phụ tại chỗ được báo cáo là có thể xảy ra, có thể hay được xác định là có liên quan đến việc điều trị Tesamviêm tĩnh mạch (0,2%) và viêm tĩnh mạch huyết khối (0,3%).

Các phản ứng phụ toàn thân trên lâm sàng hay gặp nhất được báo cáo, có thể hay được xác định là có liên quan đến điều trị piperacillin/tazobactam là tiêu chảy (3,8%), phát ban (0,6%), hồng ban (0,5%), ngứa (0,2%), ói (0,4%), buồn ói (0,3%), phản ứng dị ứng (0,4%), mề đay (0,2%), và bội nhiễm (0,2%).

Một số phản ứng phụ toàn thân trên lâm sàng khác được báo cáo có thể hay được xác định là có liên quan đến điều trị piperacillin/tazobactam nhưng tần suất nhỏ hơn 0,1% là: phản ứng da, đổ mồ hôi, hồng ban đa dạng, chàm, ngoại ban, phát ban dạng dát-sẩn, viêm miệng, táo bón, yếu cơ, ảo giác, khô miệng, hạ huyết áp, đau cơ, viêm tĩnh mạch nông, sốt, cơn đỏ bừng mặt, phù, mệt mỏi. Phản ứng tại chỗ còn có viêm hay đau ở vị trí tiêm do không pha thuốc theo đúng như chỉ dẫn.

Các thay đổi bất lợi trên cận lâm sàng được báo cáo trong các nghiên cứu nhưng không xác định mối liên quan đến thuốc là giảm thoáng qua số lượng bạch cầu, tăng bạch cầu ái toan, tăng tiểu cầu, giảm tiểu cầu, Coomb test dương tính, hạ Kali huyết, tăng thoáng qua các men gan (SGOT, SGPT, alkaline phosphatase) trong huyết thanh, bilirubin. Trường hợp hiếm, phát hiện được sự gia tăng các thông số chức năng thận (ure, creatinin) trong huyết thanh.

5. Lưu ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Tesam

Chống chỉ định:

Chống chỉ định ở bệnh nhân có tiền sử dị ứng với piperacillin và/hoặc cephalosporin hay dị ứng với chất ức chế beta-lactamase.

Lưu ý/ Thận trọng:

Trước khi bắt đầu điều trị bằng Tesam phải hỏi kỹ về tiền sử dị ứng với penicillin, cephalosporin hay các dị nguyên khác. Nếu xảy ra phản ứng dị ứng trong khi đang điều trị bằng piperacillin/tazobactam thì phải ngưng thuốc. Các phản ứng quá mẫn nghiêm trọng có thể cần phải xử trí bằng adrenalin và các biện pháp cấp cứu khác.

  • Tesam có độc tính thấp đặc trưng của các kháng sinh họ penicillin, vẫn nên kiểm tra định kỳ chức năng của các cơ quan như thận, gan, hệ tạo máu trong khi điều trị dài ngày.
  • Các biểu hiện chảy máu đã xảy ra ở một số bệnh nhân điều trị bằng kháng sinh họ beta lactam. Những phản ứng này đôi khi xảy ra cùng với các bất thường trên xét nghiệm về đông máu như thời gian máu đông, sự kết tập tiểu cầu, thời gian prothrombin và thường xảy ra hơn ở bệnh nhân có suy thận. Nếu những biểu hiện xuất huyết xảy ra như là hậu quả của điều trị kháng sinh thì phải ngưng thuốc và tiến hành điều trị thích hợp.
  • Cũng như với các kháng sinh khác, phải luôn lưu ý khả năng xuất hiện các dòng vi trùng kháng thuốc, đặc biệt là khi điều trị kéo dài. Nếu điều này xảy ra, phải có xử trí thích hợp.
  • Cũng như với các penicillin khác, bệnh nhân có thể bị kích động thần kinh cơ hoặc co giật nếu liều cao hơn liều đề nghị được dùng bằng đường tĩnh mạch.
  • Nên đo ion đồ có chu kỳ nếu bệnh nhân có dự trữ kali thấp, và luôn lưu ý khả năng hạ Kali huyết nơi những bệnh nhân có dự trữ kali quá thấp và những người đang được điều trị bằng thuốc độc tế bào hay đang dùng thuốc lợi tiểu. Có thể quan sát thấy sự gia tăng nhẹ các chỉ số chức năng gan.
  • Dùng kháng sinh liều cao và ngắn ngày để điều trị bệnh lậu có thể che giấu hay làm chậm xuất hiện các triệu chứng của giang mai. Vì vậy bệnh nhân lậu nên được xét nghiệm tìm giang mai trước khi điều trị. Có thể lấy bệnh phẩm để xét nghiệm trên kính hiển vi nền đen từ bất cứ sang thương nguyên phát nào, còn các xét nghiệm huyết thanh học phải chờ đến sau tối thiểu 4 tháng.

Có thai và lúc nuôi con bú:

Chưa có nghiên cứu đầy đủ về việc sử dụng Tesam trong khi mang thai và khi cho con bú. Tesam không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và không sinh u quái ở chuột. Tuy nhiên, trong khi chờ có đầy đủ kết quả thực nghiệm, phụ nữ có thai hay đang cho con bú chỉ nên được điều trị khi lợi ích của điều trị vượt trội nguy cơ đối với cả bệnh nhân lẫn thai nhi.

Bảo quản:

  • Bột đông khô: lọ chứa bột đông khô Tesam có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng có kiểm soát (15-25°C) tới ba năm.
  • Khi được pha đúng hướng dẫn, thuốc vẫn ổn định được 24 giờ nếu giữ trong tủ lạnh (2-8°C).
  • Tesam không được pha chung với các thuốc khác trong cùng một ống tiêm hay cùng một chai dịch truyền.
  • Thuốc đã pha loãng có thể giữ được 24 giờ ở điều kiện lạnh (2-8°C) và chứa trong túi dịch truyền hay trong ống tiêm. Thuốc Tesam đã pha mà không sử dụng phải bỏ đi.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe